Bản đồ biến thể nguyên âm /ɛ/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản đồ thổ ngữ các huyện giao thủy, hải hậu, nghĩa hưng ( tỉnh nam định) (Trang 73 - 76)

CHƢƠNG 1 : TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

3.2 Bản đồ ngữ âm

3.2.3.1 Bản đồ biến thể nguyên âm /ɛ/

*Trƣờng hợp của biến thể “mẹ”

Bản đồ 24 (2): bản đồ của biến thể “mẹ” khi bật chế độ gom cụm

Nguyên âm /ɛ/ có hai biến thể là /e/ và /iɛ/, trong đó biến thể /iɛ/ chiếm ƣu thế ở các xã thuộc huyện Hải Hậu nhƣ Hải Nam, Hải Trung, Hải Hƣng.... Ở một vài nơi, còn có hiện tƣợng chuyển từ nguyên âm /ɛ/ sang /e/ tuy nhiên không nhiều. Đứng ở góc độ ngữ âm học thì việc giải thích hiện tƣợng này không khó bởi đây là những nguyên âm có vị trí cấu âm gần nhau.

Vùng các địa phƣơng huyện Nghĩa Hƣng chúng tôi không thấy có hiện tƣợng này. Trong tất cả các ví dụ từ đầu đến giờ, đây là trƣờng hợp có thể dễ dàng xác định đƣờng đồng ngữ nhất khi không có trƣờng hợp ngoại lệ nào huyện Nghĩa Hƣng.

*Trƣờng hợp của biến thể “rẽ” (trong từ “rẽ trái”)

Bản đồ 25 (1): bản đồ của biến thể “rẽ” (rẽ trái)

Đây là một trong những từ cho ra kết quả cả về mặt từ vựng và ngữ âm. Không một địa phƣơng nào chỉ sử dụng một hình thức để biểu đạt ý nghĩa “rẽ trái”. Giống với trƣờng hợp từ “mẹ” ở trên, chúng ta cũng thấy có sự biến đổi “e” thành “ie” ở cụm Hải Hậu, Giao Thủy. Ngoài ra còn có những hình thức từ vựng khác nhƣ: “quặt”, “ngoặt”, “quẹo” .... Phía huyện Nghĩa Hƣng, hình thức “nghẹo trái” , “sang trái” rất phổ biến. Trong khi đó ở phía bắc Giao Thủy, “ngoặt trái” đƣợc sử dụng phổ biến hơn.

Để rõ hơn, chúng tôi sử dụng chức năng bật gom cụm, chức năng này cho chúng ta thấy những hình thức chiếm ƣu thế tại mỗi vùng. Nhƣ trong bản đồ 25 (2), ngoài “rẽ trái” thì “nghẹo trái” chiếm ƣu thế ở phía Nghĩa Hƣng, “quẹo trái” chiếm ƣu thế ở Hải Hậu và “ ngoặt trái” chiếm ƣu thế ở Giao Thủy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản đồ thổ ngữ các huyện giao thủy, hải hậu, nghĩa hưng ( tỉnh nam định) (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)