CHƢƠNG 1 : TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
2.2 Quá trình điều tra các thổ ngữ tại 3 huyện
2.2.3.1 Đặc điểm ngữ âm
Đây là một nội dung chiếm phần lớn các bản đồ trong toàn bộ luận văn này. Trƣớc hết về mặt thanh điệu, phƣơng ngữ Bắc có hệ thống thanh điệu
gồm 6 thanh: 3 thanh cao (thanh ngang, thanh ngã và thanh sắc); 3 thanh thấp (thanh huyền, thanh hỏi và thanh nặng). Nhìn chung, tất cả các địa phƣơng đều phát âm đủ 6 thanh điệu. Tuy nhiên có một địa phƣơng là xã Giao Tiến – Giao Thủy – Nam Định, hầu hết ngƣời dân đều không thể phát âm dấu hỏi nhƣ thông thƣờng. Ngƣời dân nơi đây có xu hƣớng phát âm các từ có dấu hỏi thành dấu nặng. Ví dụ nhƣ “nguyên tử” sẽ thành “nguyên tự”. Đây là một địa bàn rất đặc biệt khi đang tồn tại những biến thể lạ và không nằm trong nhận định của các nhà nghiên cứu về đặc điểm của phƣơng ngữ Bắc, vì vậy cũng chƣa đƣợc miêu tả. Ngay cả những ngƣời trẻ cũng không thể phát âm một cách rõ ràng hai thanh điệu trên. Ngƣời dân ở các xã lân cận đôi khi cũng phải nghe thật kỹ mới hiểu ngƣời dân xã Giao Tiến đang nói cái gì. Chúng tôi đã tiến hành điều tra và biết đƣợc rằng từ xa xƣa những ngƣời đầu tiên lập nên xã này không phải là ngƣời của các xã khác trong huyện mà là ngƣời từ miền trong nhƣ Thanh Hóa, Hà Tĩnh đến đây khai hoang lập địa. Nhƣ vậy có thể thấy, yếu tố di cƣ đã ảnh hƣởng đến ngôn ngữ của vùng. Theo cách nói của Hoàng Thị Châu thì đây là một đảo thổ ngữ rất đặc biệt xuất hiện do nguồn gốc di cƣ.
Về hệ thống phụ âm đầu của phƣơng ngữ Bắc, nhƣ đã nói ở trên, có tất
cả 20 âm vị; không phân biệt trong cách phát âm các phụ âm đƣợc ghi trên chính tả là s và x; tr và ch; r, d và gi. Ngƣời dân ở đây sẽ nói sao trong làm sao và xao trong xao xuyến giống nhau, truyện trong đọc truyện và chuyện
trong nói chuyện giống nhau, da trong da dẻ và gia trong gia đình giống nhau. Hơn nữa, kết quả điều tra cho thấy rằng tất cả các từ có sự xuất hiện của phụ âm đầu /l/ đều chuyển thành phụ âm đầu /n/. Ví dụ nhƣ cây lúa sẽ phát âm thành cây núa. Không có trƣờng hợp nào chuyển từ /n/ thành /l/. Phụ âm đầu đặc biệt nhất phải kể đến là phụ âm /ȥ/ đƣợc phát âm với độ rung rất mạnh và rõ. Ngƣời dân của ba vùng này nếu mới đi lên các vùng thành phố khác, bạn
bè, đồng nghiệp sẽ ngay lập tức đoán ra là ngƣời vùng Nam Định. Có thể thấy đây là một hiện tƣợng không thể trộn lẫn với bất kỳ địa phƣơng nào. Đặc sắc đến mức những từ có phụ âm đầu là /z/ trong các từ nhƣ dì, cô dâu... cũng đƣợc ngƣời địa phƣơng nơi đây nói thành âm rung /ȥ/ là rì, cô râu... Thậm chí ở những ngƣời ít tiếp xúc với bên ngoài, khi biết chính tả họ cũng viết là rì
thay vì đúng phải là dì. Ngoài ra, tại các vùng đƣợc khảo sát còn cho thấy đây cũng là cái nôi lƣu giữ những biến đổi quan trọng của ngữ âm lịch sử và hiện vẫn có sự tranh chấp giữa các biến thể. Chẳng hạn nhƣ sự biến đổi phụ âm đầu /ᶵ/ thành /t/ hoặc /z/; /ʂ/ thành /x/ hoặc /t’/... Những trƣờng hợp này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể các ví dụ trong bảng 2.1 phía dƣới.
Về phần vần, giống nhƣ phƣơng ngữ Bắc, ở ba vùng trên cũng có một
hiện tƣợng là không có hai vần đƣợc ghi trên chính tả là ưu và ươu. Tất cả các âm có sự xuất hiện của hai vần trên đều chuyển thành iu và iêu. Ví dụ: xe cấp cứu sẽ nói là xe cấp kíu, không nói uống rượu, con hươu mà sẽ nói là uống
riệu, con hiêu. Bên cạnh đó, nguyên âm /ɛ/ ở một số vùng, một số ngƣời sẽ
phát âm thành /iɛ/. Chẳng hạn nhƣ mẹ sẽ nói là mịe; bé trai sẽ nói là bíe trai.