CHƢƠNG 1 : TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
2.2 Quá trình điều tra các thổ ngữ tại 3 huyện
2.2.1 Nguồn tƣ liệu, đối tƣợng nghiên cứu
Theo cuốn “Phƣơng ngữ học” của tác giả Hoàng Thị Châu, chúng ta có thể phân chia tiếng Việt thành ba vùng: “phƣơng ngữ Bắc (PNB) dùng trong giao tiếp ở Bắc Bộ. Đây là phƣơng ngữ cơ sở hình thành nên ngôn ngữ văn học. Phƣơng ngữ Trung (PNT) bao gồm các tỉnh Bắc Trung Bộ, từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Đây là phƣơng ngữ bảo lƣu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt. Phƣơng ngữ Nam trải dài từ đèo Hải Vân đến miền cực nam của đất nƣớc. Đây là vùng phƣơng ngữ mới, đƣợc hình thành dần dần trong khoảng năm thế kỷ gần đây”. Tiếng ở Nam Định nói chung và ba huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hƣng nói riêng thuộc phƣơng ngữ Bắc nên sẽ mang những đặc điểm ngữ âm của vùng phƣơng ngữ này.
Về hệ thống thanh điệu: có sáu thanh nhƣ trong chính tả, đối lập từng đôi về âm vực và âm điệu.
Về hệ thống phụ âm đầu: có 20 âm vị không có những phụ âm ghi trong chính tả là s, r, gi, tr tức là không phân biệt s/x; r/d/gi; tr/ch
Về hệ thống âm cuối: có đủ các âm cuối ghi trong chính tả...
Theo Hoàng Thị Châu, phƣơng ngữ Bắc có thể đƣợc chia làm ba vùng nhỏ hơn:
- “Phương ngữ vòng cung biên giới phía bắc nước ta. Phương ngữ ở đây
phát triển theo hướng thống nhất với ngôn ngữ văn học, mang những nét khái quát chung của phương ngữ bắc và không phân chia manh mún thành nhiều thổ ngữ làng xã.
- Phương ngữ vùng Hà Nội, các tỉnh đồng bằng và trung du bao quanh
- Phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển (Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh) còn giữ lại cách phát âm khu biệt d với gi, s với x, tr với ch. Có nơi còn phát âm tr thành t và s thành th” [1, tr.94].
Qua kết quả điều tra chúng tôi thấy rằng hầu hết các hiện tƣợng mà Hoàng Thị Châu nêu đều vẫn còn bảo lƣu tại ba vùng nghiên cứu, chẳng hạn nhƣ hiện tƣợng tr thành t và s thành th. Ví dụ nhƣ: “con trâu” thì sẽ nói là “con tâu”. Một số phụ âm đầu mà chữ cái ghi là s thì phát âm sẽ là th. Ví dụ nhƣ: “sáng mai” sẽ nói là “tháng mai”. Tuy nhiên những hiện tƣợng này đang ngày càng thu hẹp.
Trong nhận xét thứ ba của Hoàng Thị Châu, việc giữ lại cách phát âm khu biệt trong các cặp phụ âm nêu trên hiện nay đã không còn. Trong cặp /s/
và /ʂ/, ngƣời dân của ba huyện đều phát âm là /s/ hoặc cặp /ᶵ/ và /c/ thì phần lớn đều có xu hƣớng phát âm là /c/. Bên cạnh đó, vùng còn tồn tại một hiện tƣợng không đƣợc nhắc đến, là rung lƣỡi rất mạnh với âm /ȥ/. Theo cảm quan của chúng tôi, không có vùng nào phát âm âm /ȥ/ lại có độ rung mạnh, rõ và dài đƣợc nhƣ ở ba huyện trên. Điều này không cần đến các thiết bị đo đạc ngữ âm cũng có thể khẳng định đƣợc.
Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng về mặt biến đổi ngữ âm, phụ âm đầu vẫn còn đang tồn tại sự tranh chấp lớn nhất. Phần vần và thanh điệu không có vấn đề gì lớn, hầu hết đều mang những đặc điểm của phƣơng ngữ bắc, gần với ngôn ngữ toàn dân.
Từ đây chúng tôi chọn ra 30 từ tiêu biểu gắn với từng đặc trƣng phƣơng ngữ của vùng để tiến hành khảo sát. Bảng từ khảo sát bao gồm:
1.lúa 2.lau (nhà) 3.lớn 4. mẹ 5.rẽ (trái)
6.rổ/rá 7.dì 8.bao diêm 9.trầu 10.tro
11.mặt trời 12.mặt trăng 13.con trai 14.cây tre 15.con trâu
trắng
16.đầu trọc 17.trèo cây 18.cái thìa 19.thạch
sùng
20.thu dọn
21.hình xăm 22.sáng 23.trưa 24.hỏi 25. nở
26. bưu điện 26. con hươu 27. cái phễu 28.cá chuối 30. nem