Trong phần mềm ArcGIS có một chức năng khác nữa là chức năng bật chế độ gom cụm. Với các trƣờng hợp khảo sát thu đƣợc những kết quả đa dạng, chế độ này giúp thu gọn và hiển thị kết quả đặc trƣng, nổi bật nhất tại từng khu vực. Khi nhìn vào bản đồ 6.2 chúng ta thấy rằng, khu vực huyện Nghĩa Hƣng, biến thể “cái thìa” đƣợc sử dụng phổ biến, còn ở khu vực Giao Thủy và Hải Hậu thì biến thể “xìa”, “muỗm” đƣợc sử dụng phổ biến hơn cả.
Trong bản đồ trên có thể hiện cả sự biến đổi về mặt ngữ âm và biến thể từ vựng của cùng một đồ vật là cái thìa. Ở huyện Nghĩa Hƣng, hầu hết các nơi đều chỉ có một cách gọi là “thìa”. Nhƣng ở phía huyện Giao Thủy và Hải Hậu có sự lẫn lộn trong cách gọi tên: ngƣời dân ở đây không phân biệt “thìa” (cái dài hơn) và “muỗng” (cái ngắn hơn). Trong khảo sát, hình ảnh chúng tôi chuẩn bị là đồ vật dài hơn nhƣng kết quả thu đƣợc lại là cả hai cách gọi nhƣ trên, vốn trong thực tế biểu thị hai đồ vật khác nhau. Cũng từ đây, chúng ta thấy một sự biến đổi khác ở âm cuối: “muỗng” thành “muỗm”.
Một số xã ở huyện Hải Hậu còn gọi đồ vật trên là cái “cù dìa”. Nhiều ngƣời trẻ không còn sử dụng những cách gọi này. Nhƣ vậy, biểu hiện này cũng nhất quán với qui luật biến đổi của phƣơng ngữ - thổ ngữ trong thời hiện đại.
*Trƣờng hợp bản đồ biến thể “thu dọn”
Bản đồ 7: Bản đồ của biến thể “thu dọn”
Cũng giống nhƣ trƣờng hợp trên, phụ âm đầu /t’/ biến đổi thành /s/ ở hầu hết các địa phƣơng, chỉ trừ một số vùng thị trấn hay vùng ven bên ngoài chỉ sử dụng một biến thể là “thu dọn”. So với cách nói từ “lớn” thành “nhớn” thì cách nói “thu dọn” thành “xu dọn” xuất hiện ngay cả ở những đối tƣợng trung niên khoảng 40, 50 tuổi, phổ biến ở những ngƣời cao tuổi. Những ngƣời trẻ vẫn thƣờng nói “thu dọn”. Trong tình hình hƣớng đến ngôn ngữ chuẩn, các biến thể nhƣ “xu dọn”, “nhớn” sẽ ngày càng thu hẹp và dần dần biến mất khỏi đời sống. Với thực tế nhƣ hiện nay tại ba huyện thì những cách nói nhƣ “nhớn”, “nhẽ ra”.... sẽ có tốc độ biến mất nhanh hơn.
Nhƣ vậy, với hai ví dụ mà chúng tôi vừa phân tích, có thể thấy rằng phụ âm đầu /t’/ có một biến đổi về mặt ngữ âm thành /s/. Sự biến đổi giữa phụ âm
/t’/ và /s/ khá đặc biệt khi xảy ra ở cả hai chiều. Điều này làm cho bộ mặt thổ ngữ trở nên rất đa dạng và phức tạp.
3.2.2.3 Bản đồ biến thể phụ âm đầu /s/ và /ʂ/
Nhƣ chúng ta đã biết, trong phƣơng ngữ Bắc không phân biệt phát âm giữa “x” và “s”, tất cả các âm có “s” đều phát âm thành “x”. Để minh họa cho bản đồ biến thể của hai phụ âm đầu này, chúng tôi dẫn ra một số ví dụ dƣới đây:
* Trƣờng hợp bản đồ của biến thể “hình xăm”
Bản đồ 8: Bản đồ của biến thể “hình xăm”
Từ bản đồ, chúng ta thấy không có sự biến đổi từ /s/ thành /ʂ/ nhƣng có sự biến đổi từ /s/ thành /t’/, tức là sẽ nói “hình thăm” thay vì “hình xăm”. Hiện tƣợng này rất ít và chỉ còn ở ngƣời lớn tuổi. Nhƣ trên bản đồ cũng có thể
Trong ví dụ này, kết quả thu đƣợc còn cho thấy có sự biến đổi về phần vần “ăm” thành “âm” ở một số xã nhƣ Hải Nam, Hải Phúc... Tuy nhiên đây là biến đổi không đều đặn và xảy ra trên phạm vị hẹp. Một số nơi ở Hải Hậu có cách gọi khác là “hình trổ”. Viết theo đúng chính tả phải là “tr” nhƣng ở đây không có sự phân biệt giữa /ᶵ/ và /c/ nên trong phát âm ở đây là “hình chổ”. Trong tiếng Việt có một từ ghép đẳng lập là “xăm trổ”, đây là một ví dụ cho thấy tính độc lập của hai thành tố trong một từ ghép đẳng lập hoàn toàn có thể tách riêng, không phụ thuộc lẫn nhau.
* Trƣờng hợp bản đồ của biến thể “buổi sáng”
Bản đồ 9: Bản đồ của biến thể “buổi sáng”
Cũng giống nhƣ ví dụ trên, chúng ta thấy rằng tất cả các nơi trong ba huyện đều không có sự phân biệt trong phát âm giữa /ʂ/ và /s/. Xu hƣớng ở đây đều phát âm thành /s/. Đối với huyện Hải Hậu và Giao Thủy, ở những
ngƣời lớn tuổi còn có cách nói biến thể “buổi sáng” thành “buổi tháng”. Ngoài ra, còn có những biểu hiện khác nữa cũng nằm trong cùng hệ thống nhƣ: “suốt ngày” thành “thuốt ngày”, “làm sao” sẽ thành “làm thao”... Nếu đến đây, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những kiểu nói nhƣ thế này: “tháng mai tôi phải dậy thớm để đi chợ”, “chúng nó sẽ cƣới vào tháng thau”....
Nhƣ vậy qua phân tích các ví dụ trên, chúng ta thấy rằng, phụ âm đầu /s/ và /ʂ/ ở ba vùng này không phân biệt nhau trong cách phát âm. Ở nhóm ngƣời lớn tuổi cả phụ âm /s/ và /ʂ/ đều có những biến thể trở thành /t’/. Từ những trƣờng hợp ở mục 3.2.2.2 và 3.2.2.3, chúng ta thấy một bức tranh thổ ngữ với sự biến đổi phức tạp nhiều chiều, vừa theo quy luật mà vừa không theo quy luật. Một ví dụ bao gồm cả hai phụ âm /ʂ/ và /t’/ dƣới đây sẽ cho thấy sự phức tạp của những biến đổi ngữ âm
*Trƣờng hợp bản đồ của biến thể “thạch sùng”