CHƢƠNG 1 : TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
2.2 Quá trình điều tra các thổ ngữ tại 3 huyện
2.2.3.2 Đặc điểm từ vựng
Từ vựng là một địa hạt rất rộng lớn và khó có thể đƣa ra đƣợc hết tất cả các trƣờng hợp để thể hiện trên bản đồ. Tuy nhiên dựa vào 104 từ vựng trong công trình “Vietnamese dialect maps on vocabulary” của Kondo Mika và những kinh nghiệm của bản thân chúng tôi chỉ chọn ra một số từ vựng mà chúng tôi biết chắc chắn có sự khác biệt với các vùng khác. Thật trùng hợp là trong các ví dụ minh họa đƣợc dẫn ra với mục đích ban đầu là thể hiện đặc điểm ngữ âm nào đó thì kết quả điều tra thu đƣợc có cả các kết quả về từ vựng. Bản đồ càng khái quát, càng thể hiện đƣợc nhiều thông tin ngôn ngữ thì càng có giá trị. Trong phần vẽ bản đồ, chỉ những trƣờng hợp hoàn toàn thể
hiện kết quả từ vựng thì chúng tôi để riêng mục bản đồ từ vựng. Còn trong mục các bản đồ ngữ âm thì có những trƣờng hợp thể hiện cả sự phân bố về mặt từ vựng lẫn ngữ âm.
Trong quá trình điền dã chúng tôi thấy sự xuất hiện của những từ mà hiện nay đã không còn đƣợc sử dụng ở những ngƣời trẻ, thậm chí những ngƣời 60 tuổi, 70 tuổi cũng không biết. Có những trƣờng hợp biểu hiện từ vựng của thổ ngữ vùng này khác với phƣơng ngữ Bắc, chẳng hạn nhƣ: phƣơng ngữ Bắc gọi đồ vật để xúc cơm, canh là cái thìa thì ở một số vùng huyện Hải Hậu gọi là cùi dìa hoặc muỗm. Tuy nhiên, ngay trong các biến thể từ vựng cũng có khác biệt, có biến thể là chung của phƣơng ngữ Bắc khác với ngôn ngữ toàn dân (cùi dìa), có biến thể lại của riêng thổ ngữ địa phƣơng (bù đài, bù nhách), thậm chí có cả biến thể giống với phƣơng ngữ Nam (chả, hộp quẹt). Nhƣ vậy, có vẻ huyện Hải Hậu, một phần của cái nôi vùng Bắc Bộ, là nơi lƣu giữ nhiều biến thể cũ của phƣơng ngữ Bắc.
Cụ thể các trƣờng hợp phân tích về đặc điểm ngữ âm và từ vựng đƣợc chúng tôi tổng hợp trong bảng dƣới đây:
Biến đổi Trƣờng hợp Ví dụ 1. Biến đổi ngữ âm Thanh điệu Thanh hỏi thành thanh nặng. Hỏi => họi Nở => nợ Âm đầu /ʂ/ thành /s/ hoặc /t’/ Buổi sáng=> buổi tháng hoặc buổi xáng Thạch sùng=> thạch thùng Âm đầu /t’/ thành /s/ Thu dọn => xu dọn Thím=> xím
Phụ âm đầu
Thìa => xìa/cùi dìa
Âm đầu /l/ thành /n/ Lúa => núa Lau nhà => nau nhà Âm đầu /l/ thành /ᶮ/ Lớn => nhớn Âm đầu /ᶎ/: + /ᶎ/ quặt lƣỡi mạnh + /ᶎ/ thành /z/ + /z/ thành /ᶎ/ Rổ rá => rổ rá Dì => rì Âm đầu /ᶵ/: + /ᶵ/ thành /c/ + /ᶵ/ thành /t/ + /ᶵ/ thành /z/
Trầu => chầu hoặc giầu Tro => cho hoặc gio
Buổi trƣa=> buổi chƣa hoặc buổi tƣa
Con trâu trắng => con châu chắng hoặc con tâu tắng
Âm đầu /c/ thành /t/ Chết => tết Phần vần Âm chính /ɛ/ thành /iɛ/ Mẹ => mịe
Rẽ trái => rĩe trái Vần -ƣu- thành -
iu-
Bƣu điện => biu điện
-iêu-
2. Biến đổi từ vựng
Tên gọi món ăn Nem => chả
Tên gọi đồ vật Cái phễu => cái bù đài Tên gọi con vật Cá chuối => cá quả
Bảng 2.1: Kết quả điều tra thổ ngữ tại huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng.
Nhận xét:
Phƣơng ngữ của vùng này rất đa dạng mặc dù trong quá trình điều tra, chúng tôi chƣa thể điều tra đƣợc tất cả các từ trong thổ ngữ của ba vùng trên. Bên cạnh những biến thể có thể dự đoán đƣợc từ trƣớc, kết quả điều tra còn cho thấy những khác biệt nằm ngoài dự đoán ban đầu. Chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp từ “thạch sùng”, chúng tôi dự đoán đƣợc ngƣời dân nơi đây sẽ nói “thạch
thùng” rất nhiều nhƣng không dự đoán đƣợc có những tên gọi khác chƣa bao
giờ đƣợc nghe thấy nhƣ “bù nhách”, “muối tách”...
Thổ ngữ của ba vùng chủ yếu đƣợc thể hiện thông qua các biến thể ngữ âm, đặc biệt là phần âm đầu có sự biến đổi qua lại, lẫn lộn, tạo nên một bức tranh đa dạng, phức tạp. Nhìn từ bảng 2.1 trên, có thể thấy rằng mặc dù khi nghiên cứu về thổ ngữ chúng ta sẽ xem xét ở tất cả các khía cạnh ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhƣng những biến thể ngữ âm ở vùng này chiếm ƣu thế trong việc tạo sự khác biệt của thổ ngữ vùng này với vùng khác. Từ vựng chỉ chiếm một phần rất rất nhỏ chủ yếu liên quan đến cách gọi tên sự vật. Nhƣ trong nghiên cứu này, nếu xét bản đồ thể hiện thuần túy về mặt từ vựng thì chỉ có ba trƣờng hợp (trong bảng 2.1). Còn xét trong các trƣờng hợp vẽ bản đồ biến thể ngữ âm có chứa cả những biến thể từ vựng thì những từ vựng này chủ yếu
Nhìn chung từ vựng và ngữ pháp của vùng giống với ngôn ngữ toàn dân. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của các nhà nghiên cứu phƣơng ngữ về đặc điểm phƣơng ngữ Bắc.
Yếu tố ngữ âm đặc biệt tạo nên sự khác biệt của xã Giao Tiến – Giao Thủy so với toàn vùng chính là yếu tố siêu đoạn tính – thanh điệu. Đây là một vấn đề phức tạp có ảnh hƣởng của yếu tố di dân trƣớc đây. Việc ngƣời dân nơi đây khó phát âm dấu hỏi mà có thiên hƣớng phát âm thành dấu nặng có phần giống với đặc điểm của phƣơng ngữ Trung.
CHƯƠNG 3: VẼ BẢN ĐỒ THỔ NGỮ TẠI BA HUYỆN: HẢI HẬU, GIAO THỦY, NGHĨA HƯNG BẰNG PHẦN MỀM ARCGIS