Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản đồ thổ ngữ các huyện giao thủy, hải hậu, nghĩa hưng ( tỉnh nam định) (Trang 29)

2.1.3 Huyện Nghĩa Hƣng Địa lý Địa lý

Nghĩa Hƣng nằm lọt trong ba con sông: sông Đào, sông Ninh Cơ, sông Đáy. Phía đông huyện Nghĩa Hƣng giáp các huyện Hải Hậu, Trực Ninh, phía tây giáp Kim Sơn, Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình), phía bắc giáp hai huyện Nam Trực Ý Yên với ranh giới là 3 con sông trên và phía nam giáp biển Đông. Huyện có diện tích khoảng 250,45 km². Dân số: 205.280 ngƣời ((Theo số liệu

thống kê của Tổng cục dân số Việt Nam năm 2015); 48,9% theo đạo Thiên Chúa.

Điều kiện tự nhiên

Địa hình đồng bằng. đất phù sa màu mỡ. Sông Ninh Cơ, sông Đáy chảy qua, có bờ biển ở phía nam huyện. Nghĩa Hƣng nằm trong vùng bờ biển thuộc vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Huyện có chiều dài bờ biển 12 km, phía tây giới hạn bởi sông Đáy, ranh giới phía đông là sông Ninh Cơ. Vùng tiếp giáp với cửa sông Ninh Cơ là các bãi cát, các đụn cát và đầm nƣớc mặn. Phía đông khu vực là các đầm nuôi trồng thuỷ sản. Dọc sông Ninh Cơ có các ruộng muối. Phía ngoài con đê chính có các bãi ngập triều với diện tích khoảng 3.500 ha. Cách bờ biển 5 km có 2 đảo cát nhỏ có diện tích 25 ha với các đụn cát và một số đầm nƣớc mặn phí nam. Rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hƣng (vùng chuyển tiếp thuộc các xã: Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc, Nghĩa Hải, Nghĩa Lợi; vùng sinh quyển thuộc thị trấn Rạng Đông, xã Nam Điền) đã đƣợc UNESCO đƣa vào danh sách địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng.

Là một huyện thuần nhất đồng bằng ven biển, Nghĩa Hƣng thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng.

Hành chính

Nghĩa Hƣng có 25 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn: thị trấn Liễu Đề, thị trấn Rạng Đông, thị trấn Quỹ Nhất và 22 xã: Hoàng Nam, Nam Điền, Nghĩa Bình, Nghĩa Châu, Nghĩa Đồng, Nghĩa Hải, Nghĩa Hồng, Nghĩa Hùng, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lợi, Nghĩa Minh, Nghĩa Phong, Nghĩa Phú, Nghĩa Phúc, Nghĩa Sơn, Nghĩa Tân, Nghĩa Thái, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thành, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Trung.

Hiện nay kinh tế Nghĩa Hƣng đang chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tiêu biểu nhƣ huyện đã cho phép xây dựng khu công nghiệp dệt may Rạng Đông có quy mô 600 ha tại thị trấn Rạng Đông và các xã lân cận tạo việc làm cho trên 100,000 lao động.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp của huyện với nghề trồng lúa, khoai, lạc, đay, cói, nuôi vịt, lợn, đánh bắt và chế biến hải sản, sản xuất muối, đóng tàu cũng là một tiềm năng mới.

2.2 Quá trình điều tra các thổ ngữ tại 3 huyện

2.2.1 Nguồn tƣ liệu, đối tƣợng nghiên cứu

Theo cuốn “Phƣơng ngữ học” của tác giả Hoàng Thị Châu, chúng ta có thể phân chia tiếng Việt thành ba vùng: “phƣơng ngữ Bắc (PNB) dùng trong giao tiếp ở Bắc Bộ. Đây là phƣơng ngữ cơ sở hình thành nên ngôn ngữ văn học. Phƣơng ngữ Trung (PNT) bao gồm các tỉnh Bắc Trung Bộ, từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Đây là phƣơng ngữ bảo lƣu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt. Phƣơng ngữ Nam trải dài từ đèo Hải Vân đến miền cực nam của đất nƣớc. Đây là vùng phƣơng ngữ mới, đƣợc hình thành dần dần trong khoảng năm thế kỷ gần đây”. Tiếng ở Nam Định nói chung và ba huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hƣng nói riêng thuộc phƣơng ngữ Bắc nên sẽ mang những đặc điểm ngữ âm của vùng phƣơng ngữ này.

Về hệ thống thanh điệu: có sáu thanh nhƣ trong chính tả, đối lập từng đôi về âm vực và âm điệu.

Về hệ thống phụ âm đầu: có 20 âm vị không có những phụ âm ghi trong chính tả là s, r, gi, tr tức là không phân biệt s/x; r/d/gi; tr/ch

Về hệ thống âm cuối: có đủ các âm cuối ghi trong chính tả...

Theo Hoàng Thị Châu, phƣơng ngữ Bắc có thể đƣợc chia làm ba vùng nhỏ hơn:

- “Phương ngữ vòng cung biên giới phía bắc nước ta. Phương ngữ ở đây

phát triển theo hướng thống nhất với ngôn ngữ văn học, mang những nét khái quát chung của phương ngữ bắc và không phân chia manh mún thành nhiều thổ ngữ làng xã.

- Phương ngữ vùng Hà Nội, các tỉnh đồng bằng và trung du bao quanh

- Phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển (Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh) còn giữ lại cách phát âm khu biệt d với gi, s với x, tr với ch. Có nơi còn phát âm tr thành t và s thành th” [1, tr.94].

Qua kết quả điều tra chúng tôi thấy rằng hầu hết các hiện tƣợng mà Hoàng Thị Châu nêu đều vẫn còn bảo lƣu tại ba vùng nghiên cứu, chẳng hạn nhƣ hiện tƣợng tr thành ts thành th. Ví dụ nhƣ: “con trâu” thì sẽ nói là “con tâu”. Một số phụ âm đầu mà chữ cái ghi là s thì phát âm sẽ là th. Ví dụ nhƣ: “sáng mai” sẽ nói là “tháng mai”. Tuy nhiên những hiện tƣợng này đang ngày càng thu hẹp.

Trong nhận xét thứ ba của Hoàng Thị Châu, việc giữ lại cách phát âm khu biệt trong các cặp phụ âm nêu trên hiện nay đã không còn. Trong cặp /s/

/ʂ/, ngƣời dân của ba huyện đều phát âm là /s/ hoặc cặp /ᶵ//c/ thì phần lớn đều có xu hƣớng phát âm là /c/. Bên cạnh đó, vùng còn tồn tại một hiện tƣợng không đƣợc nhắc đến, là rung lƣỡi rất mạnh với âm /ȥ/. Theo cảm quan của chúng tôi, không có vùng nào phát âm âm /ȥ/ lại có độ rung mạnh, rõ và dài đƣợc nhƣ ở ba huyện trên. Điều này không cần đến các thiết bị đo đạc ngữ âm cũng có thể khẳng định đƣợc.

Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng về mặt biến đổi ngữ âm, phụ âm đầu vẫn còn đang tồn tại sự tranh chấp lớn nhất. Phần vần và thanh điệu không có vấn đề gì lớn, hầu hết đều mang những đặc điểm của phƣơng ngữ bắc, gần với ngôn ngữ toàn dân.

Từ đây chúng tôi chọn ra 30 từ tiêu biểu gắn với từng đặc trƣng phƣơng ngữ của vùng để tiến hành khảo sát. Bảng từ khảo sát bao gồm:

1.lúa 2.lau (nhà) 3.lớn 4. mẹ 5.rẽ (trái)

6.rổ/rá 7.dì 8.bao diêm 9.trầu 10.tro

11.mặt trời 12.mặt trăng 13.con trai 14.cây tre 15.con trâu

trắng

16.đầu trọc 17.trèo cây 18.cái thìa 19.thạch

sùng

20.thu dọn

21.hình xăm 22.sáng 23.trưa 24.hỏi 25. nở

26. bưu điện 26. con hươu 27. cái phễu 28.cá chuối 30. nem

2.2.2 Phƣơng pháp điều tra:

Tại mỗi huyện, chúng tôi chọn ra 7-10 xã làm cơ sở để tiến hành điều tra phƣơng ngữ. Những xã này sẽ đƣợc chọn với khoảng cách khá đồng đều. Tại mỗi xã, cứ cách khoảng 5 - 7 km, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một cộng tác viên. Tại mỗi xã, có khoảng 3 - 5 ngƣời đƣợc phỏng vấn. Có tất cả 30 xã trong ba huyện đƣợc chọn để khảo sát, trong đó huyện Hải Hậu có 13 xã, thị trấn; huyện Giao Thủy có 7 xã, thị trấn; huyện Nghĩa Hƣng có 10 xã, thị trấn. Danh sách cụ thể đƣợc ghi trong phần phụ lục.

Cộng tác viên: có tất cả 120 cộng tác viên từ 30 xã trong 3 huyện tham gia khảo sát trên. Cộng tác viên từ các mốc tuổi: dƣới 18 tuổi, 18 - 30 tuổi, 31 - 40 tuổi, 41 - 59 tuổi và trên 60 tuổi. Tất cả các cộng tác viên đƣợc lựa chọn thỏa mãn các yêu cầu sau:

+ Không phải là ngƣời vùng khác mới đến

+ Với những ngƣời lớn tuổi: chƣa từng ra ngoài làm việc và sinh sống trong một thời gian dài.

Sau khi xác định đƣợc khu vực và đối tƣợng, chúng tôi tiến hành điều tra. Chúng tôi không chọn phƣơng pháp điều tra gián tiếp mà chọn phƣơng pháp điều tra trực tiếp, tức là đến tận nơi để nghe, ghi âm trực tiếp chứ không thông qua việc gửi thƣ, gửi các biểu mẫu google qua Internet, bƣu điện vì điều này giúp xác định đƣợc khoảng cách về vị trí, phạm vi giữa các cộng tác viên, tính đại diện của ngƣời tham gia. Đây là một trong những yêu cầu của việc thiết kế khảo sát ngôn ngữ học địa lý.

Trong quá trình phỏng vấn cộng tác viên thông qua các hình ảnh quy chiếu sự vật, sau khi cộng tác viên trả lời, chúng tôi sẽ tự khoanh vào đáp án mà chúng tôi nghe đƣợc chứ chúng tôi không để cộng tác viên tự khoanh. Nếu để cộng tác viên tự làm, chúng tôi sẽ tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian hơn nhƣng kết quả thu đƣợc sẽ không khách quan bởi có thể họ sẽ khoanh với suy nghĩ làm cho xong hoặc có những cộng tác viên nhìn phiếu khảo sát và chọn theo trƣờng hợp viết chính tả đúng.

Với mỗi bức tranh đƣợc chuẩn bị từ trƣớc, chúng tôi đặt câu hỏi cho cộng tác viên với dạng câu hỏi:

“Đồ vật/con vật này, anh/chị/cô/chú/ông/bà gọi là gì?”

Có những trƣờng hợp cộng tác viên không hiểu hình ảnh mô tả cái gì thì chúng tôi trực tiếp mô phỏng bằng chân, tay và cộng tác viên đều hiểu ra, tuy nhiên trƣờng hợp này là không nhiều bởi khi chọn các ví dụ minh họa, chúng tôi đều có chủ đích lực chọn những ví dụ có thể dễ dàng mô tả bằng hình ảnh.

1. rẽ trái 2. dẽ trái 3. quẹo trái 4. quặt trái 5. ngoặt trái 6. khác

Hình 2.4: Hình ảnh biểu thị ý nghĩa “rẽ trái”

Sau khi nghe đƣợc câu trả lời, chúng tôi tích vào các đáp án đã đƣợc dự đoán trƣớc trong mỗi bức tranh. Vẫn có những trƣờng hợp câu trả lời không nằm trong dự đoán ban đầu thì sẽ ghi cụ thể trong ô đáp án khác.

Sau khi thu thập dữ liệu, chúng tôi tiến hành phân tích dữ liệu và thể hiện trên bản đồ. Cách thức tiến hành bản đồ sẽ đƣợc cụ thể trong chƣơng sau.

2.2.3 Kết quả điều tra

Sau khoảng thời gian dài nghiên cứu điền tại tại các địa phƣơng, chúng tôi đã thu đƣợc những kết quả đa dạng về thổ ngữ của ba vùng trên. Ngoài những đặc điểm thổ ngữ của phƣơng ngữ bắc, khảo sát của chúng tôi còn cho thấy sự phong phú trong cách phát âm, cách gọi tên của sự vật hiện tƣợng của ngƣời dân tại ba huyện trên

2.2.3.1 Đặc điểm ngữ âm

Đây là một nội dung chiếm phần lớn các bản đồ trong toàn bộ luận văn này. Trƣớc hết về mặt thanh điệu, phƣơng ngữ Bắc có hệ thống thanh điệu

gồm 6 thanh: 3 thanh cao (thanh ngang, thanh ngã và thanh sắc); 3 thanh thấp (thanh huyền, thanh hỏi và thanh nặng). Nhìn chung, tất cả các địa phƣơng đều phát âm đủ 6 thanh điệu. Tuy nhiên có một địa phƣơng là xã Giao Tiến – Giao Thủy – Nam Định, hầu hết ngƣời dân đều không thể phát âm dấu hỏi nhƣ thông thƣờng. Ngƣời dân nơi đây có xu hƣớng phát âm các từ có dấu hỏi thành dấu nặng. Ví dụ nhƣ “nguyên tử” sẽ thành “nguyên tự”. Đây là một địa bàn rất đặc biệt khi đang tồn tại những biến thể lạ và không nằm trong nhận định của các nhà nghiên cứu về đặc điểm của phƣơng ngữ Bắc, vì vậy cũng chƣa đƣợc miêu tả. Ngay cả những ngƣời trẻ cũng không thể phát âm một cách rõ ràng hai thanh điệu trên. Ngƣời dân ở các xã lân cận đôi khi cũng phải nghe thật kỹ mới hiểu ngƣời dân xã Giao Tiến đang nói cái gì. Chúng tôi đã tiến hành điều tra và biết đƣợc rằng từ xa xƣa những ngƣời đầu tiên lập nên xã này không phải là ngƣời của các xã khác trong huyện mà là ngƣời từ miền trong nhƣ Thanh Hóa, Hà Tĩnh đến đây khai hoang lập địa. Nhƣ vậy có thể thấy, yếu tố di cƣ đã ảnh hƣởng đến ngôn ngữ của vùng. Theo cách nói của Hoàng Thị Châu thì đây là một đảo thổ ngữ rất đặc biệt xuất hiện do nguồn gốc di cƣ.

Về hệ thống phụ âm đầu của phƣơng ngữ Bắc, nhƣ đã nói ở trên, có tất

cả 20 âm vị; không phân biệt trong cách phát âm các phụ âm đƣợc ghi trên chính tả là s và x; tr và ch; r, d và gi. Ngƣời dân ở đây sẽ nói sao trong làm saoxao trong xao xuyến giống nhau, truyện trong đọc truyệnchuyện

trong nói chuyện giống nhau, da trong da dẻgia trong gia đình giống nhau. Hơn nữa, kết quả điều tra cho thấy rằng tất cả các từ có sự xuất hiện của phụ âm đầu /l/ đều chuyển thành phụ âm đầu /n/. Ví dụ nhƣ cây lúa sẽ phát âm thành cây núa. Không có trƣờng hợp nào chuyển từ /n/ thành /l/. Phụ âm đầu đặc biệt nhất phải kể đến là phụ âm /ȥ/ đƣợc phát âm với độ rung rất mạnh và rõ. Ngƣời dân của ba vùng này nếu mới đi lên các vùng thành phố khác, bạn

bè, đồng nghiệp sẽ ngay lập tức đoán ra là ngƣời vùng Nam Định. Có thể thấy đây là một hiện tƣợng không thể trộn lẫn với bất kỳ địa phƣơng nào. Đặc sắc đến mức những từ có phụ âm đầu là /z/ trong các từ nhƣ dì, cô dâu... cũng đƣợc ngƣời địa phƣơng nơi đây nói thành âm rung /ȥ/ là rì, cô râu... Thậm chí ở những ngƣời ít tiếp xúc với bên ngoài, khi biết chính tả họ cũng viết là

thay vì đúng phải là . Ngoài ra, tại các vùng đƣợc khảo sát còn cho thấy đây cũng là cái nôi lƣu giữ những biến đổi quan trọng của ngữ âm lịch sử và hiện vẫn có sự tranh chấp giữa các biến thể. Chẳng hạn nhƣ sự biến đổi phụ âm đầu /ᶵ/ thành /t/ hoặc /z/; /ʂ/ thành /x/ hoặc /t’/... Những trƣờng hợp này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể các ví dụ trong bảng 2.1 phía dƣới.

Về phần vần, giống nhƣ phƣơng ngữ Bắc, ở ba vùng trên cũng có một

hiện tƣợng là không có hai vần đƣợc ghi trên chính tả là ưuươu. Tất cả các âm có sự xuất hiện của hai vần trên đều chuyển thành iu và iêu. Ví dụ: xe cấp cứu sẽ nói là xe cấp kíu, không nói uống rượu, con hươu mà sẽ nói là uống

riệu, con hiêu. Bên cạnh đó, nguyên âm /ɛ/ ở một số vùng, một số ngƣời sẽ

phát âm thành /iɛ/. Chẳng hạn nhƣ mẹ sẽ nói là mịe; bé trai sẽ nói là bíe trai.

2.2.3.2 Đặc điểm từ vựng

Từ vựng là một địa hạt rất rộng lớn và khó có thể đƣa ra đƣợc hết tất cả các trƣờng hợp để thể hiện trên bản đồ. Tuy nhiên dựa vào 104 từ vựng trong công trình “Vietnamese dialect maps on vocabulary” của Kondo Mika và những kinh nghiệm của bản thân chúng tôi chỉ chọn ra một số từ vựng mà chúng tôi biết chắc chắn có sự khác biệt với các vùng khác. Thật trùng hợp là trong các ví dụ minh họa đƣợc dẫn ra với mục đích ban đầu là thể hiện đặc điểm ngữ âm nào đó thì kết quả điều tra thu đƣợc có cả các kết quả về từ vựng. Bản đồ càng khái quát, càng thể hiện đƣợc nhiều thông tin ngôn ngữ thì càng có giá trị. Trong phần vẽ bản đồ, chỉ những trƣờng hợp hoàn toàn thể

hiện kết quả từ vựng thì chúng tôi để riêng mục bản đồ từ vựng. Còn trong mục các bản đồ ngữ âm thì có những trƣờng hợp thể hiện cả sự phân bố về mặt từ vựng lẫn ngữ âm.

Trong quá trình điền dã chúng tôi thấy sự xuất hiện của những từ mà hiện nay đã không còn đƣợc sử dụng ở những ngƣời trẻ, thậm chí những ngƣời 60 tuổi, 70 tuổi cũng không biết. Có những trƣờng hợp biểu hiện từ vựng của thổ ngữ vùng này khác với phƣơng ngữ Bắc, chẳng hạn nhƣ: phƣơng ngữ Bắc gọi đồ vật để xúc cơm, canh là cái thìa thì ở một số vùng huyện Hải Hậu gọi là cùi dìa hoặc muỗm. Tuy nhiên, ngay trong các biến thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản đồ thổ ngữ các huyện giao thủy, hải hậu, nghĩa hưng ( tỉnh nam định) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)