Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học kiến trúc hà nội luận văn ths khoa học thư viện 60 32 20 (Trang 84 - 90)

9. Dự kiến kết quả nghiên cứu

2.1 Các phân hệ của phần mềm Libol5.5 ứng dụng tại Trung tâm

2.1.7 Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC

Theo từ điển Thông tin thƣ viện học trực tuyến – ODILIS: “OPAC là một cơ sở dữ liệu gồm các biểu ghi thƣ mục mô tả sách hoặc các tài liệu khác đƣợc sỡ hữu bởi một thƣ viện hoặc hệ thống thƣ viện mà ngƣời dùng có thể truy cập trên mạng qua các trạm làm việc hoặc thiết bị đầu cuối thƣờng tập trung ở gần bàn tra cứu hoặc dịch vụ tra cứu để giúp họ yêu cầu trợ giúp từ cán bộ tra cứu dễ dàng” Là phân hệ giúp bạn đọc và thƣ viện giao tiếp với nhau tiện lợi và hiệu quả. Phân hệ này có thể tích hợp trên mạng Intranet, Internet để tạo ra một môi trƣờng phục vụ bạn đọc tra cứu và sử dụng thông tin do trung tâm TT-TV cung cấp. Ngồi ra, thƣ viện có thể nhận những ý kiến phản hồi của bạn đọc, giúp cho việc điều tra và thống kê những lĩnh vực mà bạn đọc quan tâm.

Phần mềm Libol 5.5 tích hợp với Website của Trung tâm TT – TV Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội cho phép bạn đọc có thể tra tìm tài liệu ở bất kỳ đâu bên trong hay bên ngoài thƣ viện bằng việc sử dụng OPAC.

84

Tính năng tra cứu liên thƣ viện theo giao thức Z39.50 và trao đổi bản ghi thƣ mục theo tiêu chuẩn ISO 2709 giúp cho thƣ viện có thể kết nối, khai thác, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ của mình với các thƣ viện khác.

Phân hệ tra cứu Libol 5.5 cịn giúp cho NDT khơng chỉ cung cấp những ấn phẩm ở dạng truyền thống mà cả những ấn phẩm ở dạng điện tử nhƣ: các văn bản, sách điện tử, phim, hình ảnh, đồ hoạ, bản đồ, âm thanh… Đặc biệt là khả năng tìm kiếm tồn văn trên nhiều fomat dữ liệu văn bản khác nhau. Và hỗ trợ mọi bảng mã tiếng Việt, giúp cho việc khai thác các dữ liệu số hoá và ấn phẩm điện tử dễ dàng.

Khi tiến hành tra cứu, bạn đọc nhấn vào biểu tƣợng của mục Tra cứu tìm tin trên trang chủ của phần mềm Libol. Giao diện của chức năng này sẽ hiện ra 2 phần: Phần bên trái xếp theo hàng dọc là danh sách dạng tài liệu cần tìm gồm: Sách, luận văn luận án, phim,…Tài liệu ấn phẩm điện tử… Phần chính là các ơ tìm với các lựa chọn: tìm kiếm đơn giản, tìm chi tiết, tìm tin nâng cao.

Muốn tìm thơng tin về 1 hoặc 1 nhóm ấn phẩm cần thiết bạn đọc nhấn vào dạng tài liệu mình cần ở ơ bên trái, sau đó lựa chọn cách tìm kiếm. Bấm nút “Tìm kiếm” ở phía cuối, nếu biểu thức thỏa mãn, máy sẽ lần lƣợt hiện ra các tài liệu phù hợp với yêu cầu tìm

Nếu lựa chọn cách tìm chi tiết, ngƣời sử dụng có thể nhập vào các ơ Tên tác giả, tên nhan đề, nhà xuất bản,…để yêu cầu máy tìm kiếm.

Nếu lựa chọn tìm kiếm nâng cao, bạn đọc có thể sử dụng các tốn tử And, Or, Not để thu hẹp, mở rộng, loại trừ các kết quả tìm. Sự kết hợp có thể là kết hợp tên tác giả và năm xuất bản, nhà xuất bản… Máy sẽ hiển thị các ấn phẩm phù hợp với yêu cầu tin. Mã số tài liệu hiển thị cuối mỗi bản ghi, ngƣời tìm tin chỉ cần bấm vào đó, và ghi lại ký hiệu xếp giá của các ấn phẩm cần thiết và gửi yêu cầu cho cán bộ thƣ viện.

Ví dụ 1: Tìm tin chi tiết Bấm vào tài liệu Sách

Trên ô “Nhà xuất bản” gõ “Xây dựng”

85 - Nền và Móng/Nguyễn Văn Quảng Mã: HAU000000425

- Sổ tay xây dựng đƣờng/Phạm Huy khang Mã: HAU000000455

Ví dụ 2: Tìm kiếm nâng cao

Chọn “Sách”, chọn “Tìm kiếm nâng cao”. Bấm vào nút chọn trong danh sách chọn lựa, chọn từ khóa = “Dự án xây dựng”. Ở ô chọn thứ 2 chọn Năm xuất bản = 2011 với tốn tử And. Nhƣ vậy giới hạn cần tìm là các tài liệu có từ khóa “Dự án xây dựng”, năm xuất bản là 2011. Máy hiển thị kết quả là 1 ấn phẩm:

- Quản lý vật tƣ thiết bị trong dự án xây dựng/PGS.TS. Bùi Ngọc Toàn.- H.: Xây dựng, 2011.- 145 tr

ĐKCB: M-005431

Sau khi thực hiện Tìm kiếm, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị trên màn hình:

Hình 2.23: Giao diện kết quả tìm kiếm trên phân hệ tra cứu OPAC

Click chọn vào tài liệu ƣng ý để đọc tóm tắt nội dung và các thơng tin thƣ mục của tài liệu.

86

Hình 2.24: Giao diện hiển thị thông tin thƣ mục trên phân hệ tra cứu Các thông tin cần quan tâm:

 PDGT: Tài liệu tại Phịng đọc báo và giáo trình (Tầng 4)

 PMGT: Tài liệu tại Phịng mƣợn giáo trình (Tầng 4)

 PDTC: Tài liệu tại Phịng đọc tạp chí (Tầng 5)

 PDGV: Tài liệu tại Phòng đọc giáo viên và cán bộ nghiên cứu (Tầng 6) Phân hệ tra cứu có các tính năng sau:

- Tính năng tìm kiếm đa dạng:

Bạn đọc có thể tra cứu bất cứ dạng ấn phẩm nào bằng cách đặt ra điều kiện tìm kiếm trên những biểu mẫu đƣợc thiết kế sẵn ở các mức chi tiết khác nhau, bạn đọc có thể sử dụng các tốn tử logic để tổ hợp các điều kiện tìm kiếm đó.

- Tìm kiếm tồn văn:

Bạn đọc có thể sử dụng tính năng này để tra cứu tồn văn ấn phẩm. Tính năng này làm việc với mọi bảng mã tiếng Việt và mọi dạng văn bản điện tử nhƣ: word, exel, các trang HTML... Đồng thời đây cịn là cơng cụ tìm kiếm mạnh có thể tích hợp với các phần khác trong website của thƣ viện.

87

- Tra cứu liên thƣ viện và chia sẻ thông tin biên mục qua web: cán bộ biên mục khơng chỉ chia sẻ mà cịn có thể khai thác cơ sở dữ liệu biên mục từ các thƣ viện trực tuyến trên mạng Internet.

- Đa ngơn ngữ theo chuẩn Unicode:

Bạn đọc có thể tra cứu và nhận kết quả hiển thị theo các ngôn ngữ khác nhau đúng với ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong công tác biên mục. Giao diện của phân hệ tìm kiếm phần mềm Libol cho phép hiển thị tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga... theo các bảng mã phổ biến của ngôn ngữ này.

+ Các dịch vụ bạn đọc:

Qua phân hệ tra cứu của phần mềm Libol mỗi bạn đọc có thể chọn một trang web cho riêng mình trong đó họ có thể nhận ấn phẩm thơng tin mới. Nếu bạn đọc xây dựng một danh sách các lĩnh vực mình quan tâm thì chƣơng trình sẽ tự động tạo ra các thơng báo sách mới nhập về thƣ viện cho bạn đọc căn cứ trên các lĩnh vực đó.

Bạn đọc có thể giữ chỗ ấn phẩm, đặt mƣợn ấn phẩm, gia hạn ấn phẩm, xem tình trạng cá nhân nhƣ thông tin về thẻ, thông tin liên quan đến những ấn phẩm mình đang mƣợn, đồng thời có thể tra cứu từ điển trực tuyến Anh- Việt, Việt- Anh, Việt- Nga..., gửi ý kiến đóng góp cho thƣ viện hay xem lịch phục vụ của thƣ viện.

Tại thƣ viện Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội, công tác tổ chức tra cứu thông tin đã đƣợc thực hiện ngay từ khi bắt đầu tin học hóa. Đến nay, sau 11 năm ứng dụng phần mềm Libol 5.5 cơng tác tìm tin gần nhƣ đã đƣợc tự động hóa hồn tồn. Phân hệ tra cứu Libol 5.5 tuy có hỗ trợ tra cứu nhiều loại hình tài liệu khác nhau song thƣ viện mới chỉ đƣa vào sử dụng 3 dạng cửa sổ tra cứu chính là sách, luận án/luận văn và báo/tạp chí.

Nhận xét:

Ƣu điểm: Ngày nay thay vì sử dụng những bộ thẻ mục lục cồng kềnh và mất nhiều thời gian, phân hệ OPAC đã hỗ trợ bạn đọc tìm kiếm thơng tin thƣ mục về các ấn phẩm lƣu giữ trong thƣ viện 1 cách nhanh chóng và chính xác.

88

Giao diện tra cứu của phân hệ thân thiện với bạn đọc, dễ dàng sử dụng. Cung cấp 3 giao diện tìm tin: Tìm đơn giản, tìm chi tiết và tìm nâng cao. Cho phép tìm tin theo 1 vài ngơn ngữ khác nhau, cho phép tìm tin theo các tốn tử Bool (AND, OR, NOT), các tốn tử lân cận (cách nhau đúng hoặc khơng quá số ký tự hay từ nào đó).

Cung cấp nhiều tiện ích cho bạn đọc sử dụng: cho biết tình trạng hiện tại của tài liệu (số bản hiện có trong thƣ viện hay đã cho mƣợn), có thơng tin trợ giúp, hƣớng dẫn.

Nhƣợc điểm:

Bên cạnh những ƣu điểm của chức năng tra cứu, vẫn còn tồn đọng những khả năng khai thác tìm kiếm tin qua mạng Internet chƣa đƣợc áp dụng:

Một là: Khả năng khai thác dữ liệu số. Khi bạn đọc tìm kiếm một biểu ghi đƣợc đính kèm tƣ liệu số, ngồi những thơng tin chi tiết về biểu ghi, bạn đọc có thể kích chuột vào các liên kết để xem . Đó có thể là dạng sách điện tử, dạng video hay âm thanh… Tuy hiện nay Trung tâm chƣa sử dụng đƣợc chức năng này bởi việc số hóa tài liệu địi hỏi nhiều thời gian cơng sức, số lƣợng và trình độ cán bộ xử lý nghiệp vụ cịn hạn chế, nhƣng trong thời gian khơng xa thƣ viện sẽ tiến hành số hóa tài liệu dạng tạp chí và một số tài liệu q hiếm, có giá trị thơng tin cao để có thể phục vụ số lƣợng lớn bạn đọc có nhu cầu.

Hai là: Tìm kiếm liên thƣ viện qua giao thức Z39.50 và tìm kiếm tồn văn trên các ấn phẩm điện tử thơng qua mạng Internet. Đây là hình thức các thƣ viện tận dụng nguồn tài liệu của các thƣ viện bạn nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của NDT. Ở thƣ viện Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội hình thức này chƣa đƣợc sử dụng. Lý do một phần là phƣơng thức mƣợn một phần là do NDT chƣa quen với việc trả tiền khi mƣợn tài liệu, phí vận chuyển lại tƣơng đối cao…

Mặt khác có 1 bất cập đó là nếu nhập tin từ phân hệ biên mục xong khi sang OPAC sẽ tìm thấy tài liệu đó hiện trong mục ấn phẩm mới nhƣng nếu quay lại tìm theo loại hình trên OPAC thì khơng thấy, mặc dù dùng tốn tử %. Liên hệ với nhà cung cấp thì đƣợc giải thích là do tài liệu đó chƣa đƣợc đanh Index nên chƣa tìm đƣợc và thƣờng là tài liệu mới đến hơm sau mới tìm đƣợc

89

Mặc dù chƣa ứng dụng đƣợc hết các chức năng của phân hệ tra cứu nhƣng với những gì Trung tâm đã làm đƣợc đã phần nào giúp bạn đọc hiểu biết hơn về vốn tài liệu của Trung tâm đồng thời tạo cho họ thói quen sử dụng máy tính để tra cứu góp phần nâng cao hiệu quả học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phần mềm libol 5 5 tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học kiến trúc hà nội luận văn ths khoa học thư viện 60 32 20 (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)