Hoàn thiện chính sách bồi dưỡng, đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh Nghệ An (Trang 81 - 86)

L ỜI CẢM ƠN

6. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp đối với chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh Nghệ An

3.2.3 Hoàn thiện chính sách bồi dưỡng, đào tạo nghề

Xuất phát từ thực tế các chính sách bồi dưỡng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Nghệ An tuy có nhiều thành công nhưng vẫn chưa

đáp ứng được số lượng, chất lượng theo nhu cầu phát triển của tỉnh, đặc biệt

là về mặt dài hạn. Trong khi đó, phát triển nông thôn mới vững chắc còn phải tạo cho nông dân thật sự tự giác, tự giải quyết vấn đề quản lý kinh tế, quản lý

xã hội, bảo đảm nông thôn ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng, nâng

cao hiểu biết về mọi mặt, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền và ra nước

ngoài. Do đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ

An phải có quy hoạch nhằm đào tạo một đội ngũ cán bộ có kiến thức về quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quản lý tài chính và hành chính, có năng lực điều hành hiệu quả các mặt của đời sống nông thôn hiện đại. Bên cạnh đó, cần tăng cường thu hút sinh viên bằng các hình thức hỗ trợ học phí và có chính sách phụ cấp lương cho đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật ở nông thôn, nhất là các ngành nông - lâm - ngư nghiệp để

tạo điều kiện cho đội ngũ này gắn bó lâu dài với công việc của họ. Một số giải

pháp trước mắt có thể thực hiện như sau:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động

nông thôn; đổi mới chương trình, phương pháp dạy học đẩy mạnh hình thức

đào tạo thực hành, thực tế, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ

mới trong sản xuất. Tăng cường công tác tư vấn học nghề; chú trọng, ưu tiên

các làng nghề, ngành nghề gắn với xây dựng nông thôn mới qua đó góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Phấn đấu mỗi năm bình quân đào tạo nghề nông nghiệp cho trên 7.000 - 8.000 lao động nông thôn. Căn cứ vào kỹ thuật, công nghệ mới cần áp dụng; căn cứ vào nhân công cần thiết phải đáp ứng cho xây dựng, các

cơ sở kinh doanh, trước mắt cần mở ngay các lớp ngắn hạn, các lớp vừa học

vừa làm, "cầm tay chỉ việc" cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu cần thiết. Về lâu dài, cần phải có quy hoạch dài hạn nhằm tạo nên một đội ngũ lao động có tay nghề, có kiến thức cơ bản, qua đó mà ổn định, phát triển sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượngnguồn nhân lực nông thôn.

a) Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch, quy hoạch hoặc chương trình hành độngcụthểđểtổ chứcthựchiệnNghịquyếtvề công tác đàotạonghề cho lao động nông thôn củacấpủyĐảngcấp trên và cấpủyĐảng cùng cấp;

b) Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các hộinghề nghiệp

tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về

đào tạonghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên của mình tham gia học nghề;

c) Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên phương tiện thông tin đại

chúng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào

tạo nghề,về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đốivới phát triển kinh tế - xã hội,

tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề;

d) Đổimới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạtđộng giáo dục hướng

thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợpvới điềukiện và hoàn cảnhcủa mình.

2. Phát triển mạnglướicơsởđào tạo

a) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, trong đó chú trọng phát triển các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn (cơsở dạy nghề công lập, tư thục,cơsở dạy nghề tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nông lâm trường, vùng chuyên canh, cơsở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở dạy nghề tiểu thủ công mỹnghệ) theo nghề và cấp trình độđào tạođếnnăm 2020:

- Hoàn thành việc thành lậpmới trung tâm dạynghềở các huyệnchưa có trung tâm dạy nghề vào năm 2009 và hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở

vậtchấtthiết bị vào năm 2013;

- Hỗ trợđầu tư phát triển các trường trung cấp nghề thủ công mỹnghệ ở các tỉnhtập trung nhiều làng nghềtruyền thống;

- Đầu tư nâng cao năng lực của các trung tâm dạy nghề công lập huyện

đãđược thụhưởngDự án 7 nhưngở mứcthấp;

- Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho trung tâm giáo dục

thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy

nghề cho lao động nông thôn;

- Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn; thu hút các

cơ sở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục (trường đại học, cao đẳng, trung

cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹthuật tổng

hợp hướng nghiệp), các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

tham gia hoạt độngdạynghề cho lao động nông thôn.

b) Huy động các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các trường đại học, cao đẳng, trung

cấp tham gia công tác đàotạo, bồidưỡng cán bộ, công chức xã theo hướng xã hội hóa có sựhỗ trợcủa nhà nước (đặt hàng đàotạo,bồidưỡng theo yêu cầu).

3. Phát triển độingũ giáo viên, giảng viên và cán bộquản lý a) Phát triểnđộingũ giáo viên và cán bộquản lý dạynghề

- Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá độingũ giáo viên và cán bộquản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số

lượng (đốivới trung tâm dạy nghềmỗi nghềtối thiểu có 01 giáo viên cơhữu),

chấtlượng và cơ cấunghềđào tạo;

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông – lâm –ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Đào tạonghiệp vụ sưphạm và bồi dưỡng nâng cao kỹnăng nghề đểbổ

sung giáo viên cho các trung tâm dạynghềchưađủ giáo viên cơhữu.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tạoviệc làm

cho lao động nông thôn;

- Mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc

Phòng Lao động–Thương binh và Xã hội.

b) Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã

- Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút nhữngngười giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực,

mọi thành phần tham gia vào công tác đàotạo, bồidưỡng; thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức. Nghiên cứu kiện toàn tổ chức, biên chế của các cơ sở đào tạo,

- Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên của hệ thống các trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, các cơsở đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, ngành và các trường đại học, cao đẳng

đáp ứngvới chương trình, nội dung giảngdạy;

- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với

đối tượng người học; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, bồi

dưỡnggiảng viên đápứng được yêu cầuđào tạo,bồidưỡng cán bộ, công chức

xã trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiệnđại hóa;

- Kiện toàn tổ chức, biên chế, bổ sung lực lượng giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầunhiệm vụ đào tạo,bồidưỡng cán bộ, công chức xã đặt ra đặc biệt chú trọng đếntrường đào tạo,bồidưỡng cán bộ thuộccấptỉnh.

4. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu

a) Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp

nghề và dạynghề thường xuyên; xây dựng danh mụcthiết bị dạynghề

- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập

nhậtkỹthuật, công nghệmới;

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông – lâm –ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây

dựngchương trình, giáo trình, học liệudạynghề cho lao động nông thôn;

- Hoàn thành chỉnh sửa 300 chương trình, học liệu và xây dựng mới 200

chương trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường

xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạynghề trình độsơ cấp nghề cho khoảng

300 nghề. Cung cấp các chương trình, học liệu dạy nghề cho các cơ sở giáo

b) Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức xã

- Thực hiện điều tra xác định những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức xã trong giai đoạn 2020-2025 định

hướngtới 2030.

- Xây dựng chương trình nội dung đào tạo,bồi dưỡng phù hợp cho từng

đối tượng cán bộ, công chức xã theo từng vùng miền (đồng bằng, trung du,

miền núi, vùng dân tộc …) theo từng giai đoạn phát triển, xây dựng chương trình, nội dung và tổ chứcgiảngdạy thí điểm,từ năm 2025 đến năm 2030 tiếp tục hoàn thiện,sửa đổi,bổ sung và tổ chứcgiảngdạy.

5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề

án ở các cấp hàng năm, giữakỳ và cuối kỳ.

Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ kinh phí tổ chức các khóa đào tạo nghề thiết thực, cụ thể

gắn với tình hình đặc điểm của địa phương và định hướng phát triển nông

nghiệp. Theo đó, đổi mới hoạt động đào tạo nghề cho lao động có sự tham gia

của DN nhằm gắn kết giữa đào tạo với thịtrường lao động là việc làm hết sức cần thiết trong thời gian tới của Nghệ An. Đồng thời, cần có chính sách thích

hơp để khuyến khích đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi tại địa phương, phát

huy cao nhất khả năng; xây dựng cơ chế thu hút và sử dụng nguồn nhân lực

có trình độ cao từbên ngoài công tác trong lĩnh vực nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh Nghệ An (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)