Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh Nghệ An (Trang 33 - 39)

L ỜI CẢM ƠN

6. Kết cấu luận văn

2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội và kết quả xây dựng nông thôn mớ

2.1.1 Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh Nghệ An

*Điều kiện tự nhiên

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, thuộc vùng Bắc Trung Bộ - miền Trung Việt Nam. Nghệ An có vịtrí địa lý:

Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa

Phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh

Phía đông giáp Biển Đông

Phía tây bắc giáp tỉnh Hủa Phăn, Lào

Phía tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng, Lào,

Phía tây nam giáp tỉnh Borikhamxay, Lào.

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt hè,

đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng

của gió phơntây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió

mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt. Nghệ An có đường biên giới với Lào dài

419 km, là tỉnh có đường biên giới dài trên bộ dài nhất Việt Nam.

Diện tích: 16.493,7 km².

Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670 mm.

Nhiệt độ trung bình: 25,2 °C.

Số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ.

Độẩm tương đối trung bình: 86-87%.

Kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh đông.

*Dân cư, xã hội

Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Phía Tây là dãy núi Bắc Trường Sơn. Tỉnh có 10 huyện miền núi, trong sốđó 5 huyện là miền núi cao. Các huyện miền núi này tạo thành miền Tây Nghệ An. Có 9 huyện trong số trên nằm trong Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Các huyện, thị còn lại là trung du và ven biển, trong đó Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, và Cửa Lò giáp biển.

Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số năm 2019) có 3.327.791 người. Trên toàn tỉnh Nghệ An có nhiều dân tộc cùng sinh sống nhưngười Thái, người Mường bên cạnh dân tộc chính là người Kinh. Cùng thời điểm này Nghệ An có 37 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Nghệ An là tỉnh có dân số đông thứ 4 cả nước nhưng có thể sẽ tụt xuống vị trí thứ 5 do

tỉnh Đồng Nai đang có sự nhập cư cơ học rất cao.

Dân cư ở Nghệ An phân bố không đồng đều, tại khu vực các huyện đồng

bằng Diễn Châu, Nghi Lộc, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nam

Đàn, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Hoàng Mai có mật độ

cao, hơn 500 người/km2. Đối với các huyện Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Quỳ

Hợp, Anh Sơn, Tân Kỳ thì mật độ dân số trung bình khá đông, khoảng 130-

250 người/km2, nhưng ở những huyện này mật độ cao chỉ tập trung ở các khu

vực thung lũng, các nơi ở sâu trong núi thì rất thưa thớt. Các huyện phía Tây

có mật độ trên dưới 50 người/km2 như: Quỳ Châu, Con Cuông, Kỳ Sơn,

Tương Dương, Quế Phong đều có mật độ dân số rất thấp, nguyên nhân là do

địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn. Trong số các

huyện đồng bằng ven biển thì huyện Quỳnh Lưulà đông dân nhất, Thanh

Chương là huyện miền núi có dân số lớn nhất, là huyện miền núi duy nhất ở

Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ (bao gồm cả Nghệ An

và Hà Tĩnh) từ thời Nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa

gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng - sông Lam. Hai

tỉnh này có cùng phương ngữ- tiếng Nghệ, cùng kho tàng văn hóa dân gian,

cùng ca câu hò ví dặm, cùng uống chung dòng nước sông Lam. Ngày 27/11, trong kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban Liên Chính phủCông ước UNESCO về bảo vệ

di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Pháp, Tổ chức Giáo dục Khoa học và

Văn hóa của Liên hiệp quốc đã chính thức công nhận dân ca ví, dặm Nghệ

Tĩnh của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Năm 2019, GRDP toàn tỉnh tăng trưởng 9,03% so với năm 2018, GRDP

thực tế đạt 88.258 tỉ đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân

sách ước đạt 15.500 tỷ đồng, đạt 114,8% dự toán và tăng 10,2% so với thực

hiện năm 2018. Chi ngân sách năm 2019 ước đạt 24.945,44 tỷ đồng, đạt

102,5% dự toán.

Năm 202t0, ổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) (theo giá so sánh

2010) đạt khoảng 85.380 tỷđồng, tăng 4,12% so với năm 2019. Trong đó, khu

vực nông, lâm, thủy sản ước đạt 18.494 tỷ đồng, tăng 5,06%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 26.452 tỷđồng, tăng 7,69% (riêng công nghiệp ước 14.457 tỷ đồng, tăng 4,66%); khu vực dịch vụ ước đạt 36.251 tỷ đồng, tăng 1,67%; thuế sản phẩm ước đạt 4.182 tỷđồng, tăng 0,1% so với năm 2019. Quy mô GRDP tiếp tục tăng (+3.379 tỷ đồng so với năm 2019) nhưng là mức tăng

thấp hơn nhiều so với năm 2019 và bình quân giai đoạn 2016-2020; tuy nhiên

đây là nỗ lực cố gắng rất lớn trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn. GRDP bình

quân đầu người năm 2020 ước đạt 44,01 triệu đồng.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan

trọng. Tính đến 31/10/2020, toàn tỉnh đã có 246/411 xã đạt chuẩn nông thôn

đạt chuẩn nông thôn mới. Dự kiến đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 281/411 xã đạt chuẩn NTM (tăng 36 xã so với năm 2019), chiếm 68,37%; có 06 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới (tăng

02 đơn vị so với năm 2019), chiếm 28,57% và tăng bình quân 0,4 tiêu chí/xã.

Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới ở các xã đạt chuẩn; tiến hành xây dựng 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu; triển khai xây dựng huyện Nam Đàn thành huyện NTM kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch theo Quyết định 17/QĐ-TTg ngày 04/01/2019 của Thủtướng Chính phủ; thực

hiện đề án xây dựng nông thôn mới 27 xã biên giới tỉnh Nghệ An, nhằm phát

triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 61/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 của Thủtướng Chính phủ.

*Các ngành kinh tế

Công nghiệp

Hiện nay ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển ở 3 khu vực là Vinh - Cửa Lò gắn với Khu kinh tế Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ. Phấn đấu phát triển nhiều ngành công nghiệp có thế mạnh

như các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may,

vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ,

đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy... Trong bảng xếp hạng về Chỉ sốnăng

lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2014, tỉnh Nghệ An xếp ở vị trí thứ 28/63 tỉnh thành.[8]GDP 2014 đạt gần 8%. Thu nhập bình quân đầu người 2019 dự kiến sẽ đạt khoảng 1.685 USD/người, tương đương khoảng 38,5 triệu

đồng/người. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập không đồng đều, thành phố

Vinh là trên 3.600 USD/người, các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh

Lưu,... có mức dao động khoảng từ 1.800 - 2.500 USD/người, nhưng các

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An các khu công nghiệp sau:

Khu kinh tế Đông Nam

Khu công nghiệp đô thị Việt Nam Singapore

Khu công nghiệp Bắc Vinh

Khu công nghiệp Nam Cấm

Khu công nghiệp Nghi Phú

Khu công nghiệp Hưng Đông

Khu công nghiệp Cửa Lò

Khu công nghiệp Hoàng Mai1,2

Khu công nghiệp Đông Hồi

Khu công nghiệp Phủ Quỳ

Khu công nghiệp Tân Thắng

khu công nghiệp Diễn Hồng - Diễn Châu

Khu công nghiệp Hưng Lộc

Định hướng phát triển của công nghiệp Nghệ An như sau:

+ Công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng trong nước; Công nghiệp sạch, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Công nghiệp hỗ trợ: sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, thiết bị tự động hóa;

+ Công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất: luyện kim, lắp ráp các bảng

mạch điện tử; sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy;

dệt - may và công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao.

+ Công nghiệp chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu nông lâm thủy sản; khai thác gắn với chế biến sâu khoáng sản; Công nghiệp đồ uống

(mở rộng nhà máy bia, các dự án sản xuất đồ uống); Công nghiệp sản xuất

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Xi măng, vật liệu xây dựng không nung, đá granite nhân tạo, chế biến đá trắng, đá ốp lát.

+ Công nghệ sinh học trong sản xuất các loại thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phát triển dược liệu và công nghiệp dược ở địa phương.

Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp Nghệ An tập trung chủ yếu vào cây lúa, cây mía, con lợn còn môt số cây có thế mạnh nhưng chưa nhiều như: cây chè, cây cam, cây cao su, con trâu, bò.

Về cây lúa: mỗi năm Nghệ An sản xuất từ 186.000 - 190.000 ha lúa,

năng suất lúa cả năm đạt bình quân trên 51 tạ/ha, sản lượng lương thực đạt 1,2 triệu tấn. Có thể nói sản xuất lúa gạo ở Nghệ An đã có một bước tiến dài từ chỗ thiếu ăn trầm trọng nay đã dư thừa với khối lượng lớn. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo ở Nghệ An sản lượng tăng nhưng chất lượng lúa gạo kém, giá giảm, tiêu thụ bấp bênh.

Về cây mía: toàn tỉnh hiện có 27.200 ha mía nguyên liệu phục vụ cho ba

nhà máy chế biến đường, năng suất hiện nay là 53-56 tấn/ha, sản lượng 1,5

triệu tấn. Năng suất mía quá thấp, chỉ bằng 53% năng suất mía Thái Lan, Lào. Hạn chế nhất trong ngành mía đường là năng suất mía quá thấp, giá thuê nhân công thu hoạch vận chuyển mía cao, sản xuất mía kém hiệu quả;…

Về nuôi lợn: Theo thống kê hiện nay tỉnh Nghệ An có gần 1,2 triệu con,

mỗi năm xuất ra thị trường khoảng 136-137 ngàn tấn thịt. Nhưng người chăn

nuôi không mặn mà chăn nuôi lợn vì giá thức ăn cao, dịch bệnh tràn làn, giá thị trường quá thấp,…

Định hướng chung phát triển Nông nghiệp của Nghệ An là: Xúc tiến đầu

tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khu vực miền Tây Nghệ An,...; Tập trung vào thực hiện các dự án vùng sản xuất nguyên liệu

gắn với chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ, như cây lương thực, rau quả, rau thực phẩm, hoa cây cảnh, dứa, cam, cà phê, cao su, chè, sắn, mía, cây dược liệu theo hướng thâm canh để chuyển đổi sang nông nghiệp hàng hóa.

Dịch vụ - thƣơng mại, du lịch

Định hướng chung phát triển Dịch vụ- Thương mại, du lịch của Nghệ

An là: Phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị có quy mô lớn, có thương

hiệu; ưu tiên các nhà đầu tư có hệ thống kinh doanh trên cả nước và quốc tế. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; Dịch vụ kho vận logistics; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp (tiêu chuẩn 5 sao); Khu vui chơi giải trí cao cấp; hệ thống nhà hàng sinh thái, đạt chuẩn phục vụ khách du lịch;

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh Nghệ An (Trang 33 - 39)