Các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh Nghệ An (Trang 30 - 33)

L ỜI CẢM ƠN

6. Kết cấu luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh

1.3.1 Các nhân t khách quan

C qu nh, chính sách chung c ớc: Các quy định pháp luật,

đặc biệt là các quy định về phát triển nông thôn mới chung của nhà nước là

nhân tố tác động lớn nhất đến chính sách phát triển nông thôn mói của địa

phương bởi các địa phương luôn thực hiện ban hành và triển khai chính sách

trên địa bàn căn cứ vào quy định chung của Nhà nước và các mục tiêu cụ thể

được xác định.

Kinh tế, chính tr c a tỉnh: Kinh tế, chính trị của tỉnh ảnh hưởng lớn đến các chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh đặc biệt là ảnh hưởng tới quá

trình triển khai chính sách trên địa bàn tỉnh. Kinh tế và chính trị của tỉnh ảnh hưởng trực tiếp đến ban hành và thực hiện chính sách phát triển nông thôn

mới trên địa bàn cũng như khả năng huy động các nguồn lực thực hiện

chương trình. Ở những địa phương có chính trịổn định, điều kiện kinh tế phát

triển mọi mặt sẽ thuận lợi hơn trong quá trình phảt triển nông thôn mới và ngược lại. Ví dụ, tại các tỉnh có điều kiện chính trị, kinh tế phát triển có thể làm giảm số lượng vốn cần hoàn thành các tiêu chí của chương trình vì các

tiêu chí đánh giá gần như đã đạt. Những xã nghèo, kết cấu hạ tầng nông thôn

yếu kém thì chính quyền địa phương có nhu cầu phát triển KTXH càng lớn,

đòi hỏi sự đóng góp của người dân nông thôn nhiều hơn. Ngoài ra tính ổn

định chính trị và phát triển kinh tế là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư. Ngoài ra, cũng cần tạo môi trường kinh doanh thuận

lợi, bình đẳng, có các chính sách khuyến khích đầu tư,...mới nâng cao được

huy động vốn để phát triển nông thôn mới.

Vă ã ội: Tại các tỉnh có nền văn hoá xã hội tiến bộ, phát triển, thì nhận thức của người dân về phát triển nông thôn mới cao hơn và thuận lợi

hơn trong việc xây dựng, triển khai các chính sách phát triển nông thôn mới.

Ngược lại, các tỉnh có nền văn hoá, nhận thức xã hội thấp, sẽ rất khó khăn trong phát triển nông thôn mới đặc biệt là huy động nguồn vốn, nhân lực cho phát triển nông thôn mới.

1.3.2 Các nhân t ch quan

ă ực c ộ ũ bộ quả ý p ơ : Lãnh đạo chương trình phát triển nông thôn mới ở địa phương giữ vai trò quan trọng trong định hướng mục tiêu, kế hoạch hành động và xây dựng lòng tin của cộng đồng về sự thành công của chương trình cũng như đảm bảo sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài

chính để thực hiện. Đối với người lãnh đạo có trách nhiệm, hiểu biết, có trình

nhiệt tình trong quá trình thực hiện chương trình. Hơn nữa, cán bộđịa phương là những người gần dân nhất, hiểu được tâm tư nguyện vọng của người dân sẽ

đưa ra được những hướng đầu tư đúng đắn và hợp lòng dân. Đội ngũ cán bộ

phải được đào tạo sâu về chuyên môn, phải nghiên cứu, đầu tư sao cho có

hiệu quả cao nhất, tránh thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Các nhân tố này tác động trực tiếp đến hiệu quả của thực hiện các chính sách phát triển nông thôn

mới trên địa bàn.

Nh n th c c ời dân v ơ tr ựng nông thôn mới: Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện phát triển nông thôn mới ở

các địa phương. Việc nhận thức đúng và đủ về nội dung của chương trình

phát triển nông thôn mới sẽ làm cho quá trình xây dựng được thực hiện bài bản, chủ động trong quá trình thực hiện các nội dung đặc biệt là công tác huy động và sử dụng nguồn lực phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Khi người dân ở khu vực nông thôn thực sự nhận thức rằng, phát triển nông thôn mới là công việc trách nhiệm, lợi ích của họ. XDNTM hôm nay và tạo ra

môi trường sống tốt đẹp cho sự tốt đẹp của địa phương trong tương lai thì

người dân sẽ có đủ sức mạnh, quyết tâm, niềm tin, tự tin, tự chủ và môi

trường để sáng tạo và quyết tâm thực hiện.

Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng

hàng đầu trong việc tổ chức thực hiện chương trình phát triển nông thôn mới, là

nhiệm vụ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Chất lượng của công tác tuyên truyền quyết định đến nhận thức của người dân về chương trình phát triển nông thôn mới và mức độ sẵn lòng tham gia đóng góp. Khi người dân hiểu về vai trò của Chương trình xây dựng nông thôn mới, hiểu rõ nội

dung, phương pháp, cách làm, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc XDNTM

người dân sẽ chủ động trong việc tham gia thực hiện chương trình, từng bước xóa bỏtư tưởng ỷ lại, trông chờvào Nhà nước trong quá trình thực hiện.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI CỦA TỈNH NGHỆ AN

2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội và kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh Nghệ An (Trang 30 - 33)