Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh Nghệ An (Trang 70 - 74)

L ỜI CẢM ƠN

6. Kết cấu luận văn

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Nhng kết quđạt được và nguyên nhân

Thứ nhất, các chính sách phát triển nông thôn mới của Nghệ An đã tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp với trọng tâm là đầu tư phát triển các cây trồng, vật nuôi chủ lực và có lợi thế của tỉnh. Chương trình đã hỗ

trợ xây dựng được 1.309 mô hình, trong đó có 763 mô hình đạt hiệu quả cao, có tính nhân rộng (chiếm 58%). Các mô hình sản xuất có ứng dụng công nghệ

như: mô hình rau màu tại xã Nam Anh, Nam Xuân, mô hình trồng cây ăn quả

sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tại các xã Nam Lộc, Nam Thanh; mô hình nuôi gà ác liên kết tại xã Nam Nghĩa...

Thứ hai, các chính sách phát triển nông thôn mới của Nghệ An đã khuyến khích tính chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu ở một số địa phương đã được nâng lên; Trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có nhiều bước tiến mới về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình mới, đã và đang được nhân rộng phát huy hiệu quả, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích không ngừng tăng lên. Kinh tế nông thôn dần chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Các làng nghề chế biến nông sản được hình thành và mở rộng, tạo thêm việc làm tại chỗ cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững ở nông thôn.

Thứ ba, các chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh NghệAn đã và

đang từng bước góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, chất lượng các lĩnh vực

giáo dục, y tế, văn hoá tiếp tục được nâng cao; thu nhập và điều kiện sống của nhân dân tiếp tục được nâng lên.

2.3.2. Nhng hn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

V chính sách s d ất t u : Quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên kèm phát triển kinh tế xã hội để phát triển nông thôn mới chưa rõ ràng

và cụ thể. Do đó việc ban hành và triển khai các chính sách chưa được đồng

bộ, đặc biệt chưa khuyến khích tích tụ đất đai để phát triển sản xuất quy mô

lớn. Bên cạnh đó còn có những vướng mắc và chậm trễ khi cấp quyền sử

V chính sách khuyến khích, thu hút ngu n lự ầu t v p t tr ển nông nghi p, nông thôn: Chính sách thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đã triển khai tới từng địa phương, nhất là các xã đã chú trọng làm đường giao

thông nhưng các nội dung về phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành

nông nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường chưa được quan

tâm đúng mức. Các chính sách về thu hút đầu tư, cơ chế đầu tư đã được đơn

giản hóa tuy nhiên nhìn chung vẫn còn phức tạp, chưa thực sự thuận lợi để người dân có thể trực tiếp tham gia. Nhiều địa phương chưa thực hiện đúng theo quy trình lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng dẫn đến các công

trình đầu tư không đáp ứng được mong muốn của người dân, hiệu quả thấp.

Chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn Nghệ An chưa hiệu

quả, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư do chưa tháo gỡ được

nút thắt về đất và thiếu nguồn lực thực hiện.

V chính sách b ỡ tạo ngh : Mặc dù các chính sách triển khai

đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng và thực hiện

tương đối hiệu quả nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất

lượng lao động nông thôn hiện nay. Đặc biệt các chính sách chưa hướng tới

nhu cầu dài hạn nhằm tạo nên một đội ngũ lao động có tay nghề, có kiến thức

cơ bản, qua đó mà ổn định, phát triển sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

V í s u ộng, hỗ tr v n: các chính sách huy động vốn, đặc

biệt là đóng góp tài chính còn thiếu linh hoạt và chưa phù hợp với khả năng

và điều kiện sẵn có của các cá nhân, các tổ chức, đặc biệt các huyện đặc thù ở

miền tây Nghệ An.

V chính sách chuyển giao khoa h c công ngh : Chưa có chính sách đột phá về khoa học công nghệ, khuyến khích các dự án đầu tư công nghệ và hỗ

trợ, tạo điều kiện để DN có thể tiếp cận được những kết quả nghiên cứu khoa

diện rộng. Đồng thời chính sách hỗ trợ cho các nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các quy trình, kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng chưa được quan tâm.

2.3.2.2 Nguyên nhân c a các hạn chế

Thứ nhất, nhìn chung, hiện nay chưa có cơ chế chính sách cụ thể để gắn

đào tạo nghề trong lao động nông thôn; hướng dẫn thực hiện chính sách

khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp với quy mô trang trại, sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; có cơ chế đặc thù đối với huyện điểm trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, Việc đào tạo, tập huấn và tuyên truyền thực hiện các chính sách mới còn hạn chế nên nhiều nơi còn hiểu sai, lúng túng và áp dụng không

đúng. Người dân chưa thực sự hiểu và nắm bắt được chế độ, chính sách hỗ

trợ, khuyến khích hiện hành của nhà nước trong phát triển NTM, đồng thời

chưa thấy rõ vai trò chủ thể của mình trong xây dựng và phát triển NTM,

đang còn tình trạng ỷ lại, trông chờvào nhà nước, chính quyền điạphương. Thứ ba, ngân sách hỗ trợ của Trung ương dành cho tỉnh trong phát triển nông thôn mới còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Nguồn lực cho 10 năm thực

hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được quan tâm nhưng phân

bố không đều, tập trung vào những năm cuối (2019, 2020) tạo sức ép giải

CHƢƠNG 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh Nghệ An (Trang 70 - 74)