L ỜI CẢM ƠN
6. Kết cấu luận văn
3.2. Giải pháp đối với chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh Nghệ An
3.2.5 Hoàn thiện chính sách chuyển giao khoa học công nghệ
Xuất phát từ thực trạng hiện nay của tỉnh Nghệ An chưa có chính sách đột phá về khoa học công nghệ, khuyến khích các dự án đầu tư công nghệ và
khoa học và đẩy nhanh các mô hình sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ trên diện rộng. Do đó, trong thời gian tới Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cần chú trọng hoàn thiện hơn nữa chính sách chuyển giao khoa học công nghệ, cụ thể:
Thứ nhất, hỗ trợ các DN tư nhân đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ
tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Theo đó, cần có chính sách đột phá về khoa học công nghệ, khuyến khích các dự án đầu tư công nghệ vào một số
lĩnh vực đang còn thiếu và yếu; Cần có sự hỗ trợ, tạo điều kiện để DN có thể
tiếp cận được những kết quả nghiên cứu khoa học và đẩy nhanh các mô hình
sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ trên diện rộng.
Thứ hai, nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các quy trình, kỹ thuật tiên tiến,
đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:
+ Đối với trồng trọt: Ứng dụng quy trình cơ giới hóa đồng bộ (từ khâu
làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến); quy trình thâm canh lúa,
ngô, lạc từ giống, đầu tư thâm canh; ứng dụng công nghệ cao vào phát triển các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm có lợi thế của tỉnh, mở rộng diện tích cao su, chè gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến; mía nguyên liệu; phát triển vùng sản xuất rau tập trung, chuyên canh; rau, hoa trong nhà lưới, nhà kính; sản xuất chế biến an toàn theo chuỗi, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); triển khai các mô hình tưới tiết kiệm, tưới cây trồng cạn và phát triển các cây đặc sản.
+ Đối với chăn nuôi: Nghiên cứu phát triển và ứng dụng quy trình chăn
nuôi lợn, gà theo tiêu chuẩn VietGAP. Phát triển chăn nuôi bò thịt theo quy mô trang trại tập trung, hiện đại từ khâu giống, sản xuất, chế biến thức ăn,
chăm sóc, giết mổ. Phát triển các trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô công
nghiệp, từng bước mở rộng chăn nuôi bò hộ gia đình theo mô hình liên kết
phát triển chăn nuôi, kiểm soát và chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xử lý chất thải
trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, sử dụng men vi sinh nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường,...
+ Đối với lâm nghiệp: Ứng dụng khoa học công nghệ để hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển lâm nghiệp như: GIS, viễn thám, điện tử. Đẩy mạnh áp
dụng cơ giới hóa trong trồng rừng, đặc biệt là khai thác rừng trồng. Tập trung
hướng dẫn, khuyến khích mở rộng diện tích rừng sản xuất theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (FSC), phát triển dược liệu gắn với bảo vệ rừng bền vững.
+ Đối với thủy sản: Mở rộng diện tích ứng dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ nuôi thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP; nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi thâm canh một số loại thủy sản đặc sản, đặc hữu phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh.
Thứ ba, tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao và phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất giống.
+ Đối với cây nông nghiệp: Đẩy mạnh khảo nghiệm, phát triển đưa vào
cơ cấu sản xuất các giống lúa, lạc, ngô, rau, quả, chè…có năng suất cao, chất
lượng tốt thích ứng với từng vùng sinh thái của tỉnh. Chủ động tiếp cận và
ứng dụng đưa các giống biến đổi gen (ngô, đậu tương,…) vào sản xuất khi
được các cơ quan quản lý cho phép. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ nhu cầu trong tỉnh. + Đối với giống vật nuôi:
Tăng cường công tác giống vật nuôi; tổ chức triển khai các quy định pháp
quy về quản lý giống vật nuôi phù hợp điều kiện chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai các chương trình cải tạo giống trâu, bò: Thực hiện thụ tinh nhân tạo cải tiến giống bò theo hướng Zê bu hóa, lai cải tiến giống trâu bằng thụ tinh nhân tạo tinh trâu Murah với trâu nội ở vùng đồng bằng và vùng núi thấp; hỗ trợmua trâu bò đực giống nhảy trực tiếp (vùng miền núi cao).
Cải tiến đàn lợn theo hướng nạc hóa theo hai phương thức: Nhập đàn lợn ngoại và lai cải tiến các giống lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và đực giống để phối trực tiếp.
+ Đối với cây lâm nghiệp: Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mô, hom để nhân nhanh các giống cây lâm nghiệp mới có tốc độ sinh trưởng cao, chất
lượng gỗ tốt, như: keo tai tượng hạt ngoại, bạch đàn mô,… các loài cây bản
địa phục vụ trồng rừng cây gỗ lớn như: Chò chỉ, Giổi xanh, mỡ, lim xanh, lát,... Chú trọng công tác nghiên cứu bảo tồn và phát triển các giống cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu.
+ Đối với giống thủy sản: Hoàn thiện các quy trình sản xuất đảm bảo an toàn sinh học để sản xuất ra giống tốt, giống sạch bệnh một số đối tượng có nhu cầu cao đã chủ động sản xuất được giống (tôm sú, rô phi đơn tính, cá
vược, cua…). Đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng sản xuất
giống, các khu ươm nuôi giống tập trung. Chú trọng cải tạo đàn cá bố mẹ;
nhanh chóng ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất giống đã nghiên cứu
thành công trong nước như: Tôm thẻ chân trắng, sản xuất giống nhuyễn thể,
các loài cá biển như (cá giò, hồng…)…Tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm để nhập công nghệ sản xuất giống, giống mới, thủy sản đặc sản, thủy sản đặc hữu cho giá trị kinh tế cao.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao
năng lực và chất lượng chế biến nông lâm thủy sản
Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, đổi
mới công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại. Gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia
tăng đối với các sản phẩm có lợi thế của tỉnh như: Cao su, chè, mía, lạc, các
loại rau, quả; các sản phẩm chăn nuôi, chăn nuôi bò sữa; thủy sản, lâm
- Phát triển kinh tế tiểu vùng Tây Bắc Nghệ An trên cơ sở hình thành và phát triển Khu nông nghiệp công nghệ cao cấp vùng tại Nghĩa Đàn, nhằm tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng 02 Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đào tạo về khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở hai tuyến đường quốc lộ 48 và quốc lộ 7. Nghiên cứu thành lập Trung tâm công nghệ sinh học phục vụ Khu nông nghiệp công nghệ cao cấp vùng tại Nghĩa Đàn.
Tiếp tục tập trung ưu tiên cho lĩnh vực KH&CN, hỗ trợ đầu tư nghiên
cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN tạo ra các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường. Đổi mới lựa chọn, xác định nhiệm vụ KH&CN theo hướng tập trung phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm, lồng ghép nhiều nguồn
đầu tư khác nhau nhằm góp phần phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực,
đặc sản của tỉnh. Qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư cho KH&CN, từng bước
xã hội hóa đầu tư cho KH&CN góp phần đưa nhanh tiến bộ khoa học và kỹ
thuật vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường nhân rộng các đề tài, mô hình hiệu quả. Đẩy mạnh triển khai thực hiện chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập trên địa bàn tỉnh theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghịđịnh số54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ.
Thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ địa phương, lựa chọn các sản phẩm tiêu
biểu để đầu tư xác lập, bảo hộ và phát triển thương hiệu sản phẩm của tỉnh.
Phát hiện, hỗ trợ bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, bản quyền giống cây trồng
trên cơ sở đó thương mại hóa tài sản trí tuệ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
sinh học để tạo ra các công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, phục vụ mục tiêu sản xuất sạch hơn. Bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen các loài
cây, con đặc sản, đặc hữu thuộc loại quý hiếm hoặc có giá trị kinh tế cao của
tỉnh Nghệ An.