L ỜI CẢM ƠN
6. Kết cấu luận văn
2.2. Đánh giá thực trạng chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh Nghệ
2.2.2. Chính sách thu hút đầu tư xây dựng hạt ầng kinh tế, xã hội nông thôn
thôn
* C í s t u út ầu t ựng hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn c a tỉnh Ngh An
Theo quyết định số Số: 56/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An,
tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân làm
chủđầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo chợ nông thôn như sau:
Các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo chợ nông thôn trong quy hoạch được ngân sách tỉnh hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng theo dự toán được phê duyệt (tối đa không quá 03 tỷđồng đối với chợ hạng 2 và 02 tỷđồng đối với chợ hạng 3), với tỷ lệ như sau:
a) Hỗ trợ 100% vốn đầu tư xây dựng đối với chợ miền núi khu vực III. b) Hỗ trợ 60% vốn đầu tư xây dựng đối với chợ miền núi khu vực II. c) Hỗ trợ 35% vốn đầu tư xây dựng đối với chợ miền núi khu vực I d) Hỗ trợ 25% vốn đầu tư xây dựng đối với chợ khu vực nông thôn còn lại.
Ngoài các quy định trên các tổ chức, cá nhân làm chủ đầu tư xây dựng
mới, nâng cấp, cải tạo chợ nông thôn còn được hưởng các chính sách khác, như sau:
a) Được ưu tiên giao đất, cho thuê đất tại vị trí thuận lợi phù hợp với quy
hoạch đã được phê duyệt; được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
được hưởng các chính sách ưu đãi miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất,
tiền thuếtheo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Được huy động vốn góp của các tổ chức, cá nhân; được thế chấp
quyền sử dụng đất và các công trình trong phạm vi chợ thuộc quyền quản lý,
sử dụng để vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành đểđầu tư sửa chữa,
c) Được cung cấp thông tin, tư vấn về quy hoạch phát triển hệ thống
mạng lưới chợ trên địa bàn; Tình hình phát triển kinh tế, hoạt động kinh
doanh, nhu cầu mua sắm của dân cư thuộc địa bàn đầu tư
Bên cạnh đó Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ ngành nghề nông thôn, làng nghề được hỗ trợ di dời mặt bằng sản xuất và kinh phí hoạt động.
* Tổ ch c thực hi í s t u út ầu t ựng hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn
Dựa trên các chính sách đề ra, UBND đã thực hiện hỗ trợ cho các tổ chức,
cá nhân tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn như sau:
Về đối tượng được hỗ trợ
a) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngành nghề nông thôn bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận.
c) Các tổ chức, cá nhân có liên quan tới công tác quản lý ngành nghề
nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Về nội dung hỗ trợ và mức hỗ trợ
1. Di dời mặt bằng sản xuất: Hỗ trợ một lần 50% tổng chi phí nhưng không quá 200 triệu đồng/cơ sở ngành nghề nông thôn để di dời cơ sở ngành nghề nông thôn ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch.
2. Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống: Hỗ trợ 50 triệu đồng/nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tại
Quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống của UBND tỉnh.
3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề: Hỗ trợ 02 tỷ
đồng/làng nghề vùng đồng bằng và 03 tỷ đồng/làng nghề vùng miền núi để
đầu tư cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng làng nghề: Đường giao
thông, điện, nước sạch; hệ thống tiêu, thoát nước; xây dựng trung tâm, điểm
bán hàng và giới thiệu sản phẩm làng nghề.
Đối với các xã xây dựng nông thô mới được hỗ trợ xi măng cho các xã
làm đường giao thông nông thôn. Cụ thể:
a) Điều kiện hỗ trợ: Đường giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng
phải thuộc trong quy hoạch NTM được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được
thiết kế theo quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014
của Bộ Giao thông Vận tải; b) Mức hỗ trợ:
- Đối với các xã thuộc 6 huyện miền núi gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu và Quỳ Hợp: Hỗ trợ tối đa 08 km/xã đường bê tông xi măng;
- Đối với các xã còn lại: Hỗ trợ tối đa 06 km/xã đường bê tông xi măng; c) Loại xi măng và định mức hỗ trợ: Xi măng PC 40, với định mức hỗ trợ là 200 tấn/km đối với đường cấp A; 150 tấn/km đối với đường cấp B;
d) Thời điểm hỗ trợ:
- Đối với các xã đăng ký đạt chuẩn NTM được UBND tỉnh phê duyệt
hàng năm; trong năm kế hoạch đăng ký đạt chuẩn NTM;
- Đối với các xã không đăng ký, nhưng đạt chuẩn NTM trong giai đoạn
2015-2020; sau khi có quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM của UBND tỉnh; Bên cạnh đó, Nghệ An cũng có chính sách thưởng các xã, các huyện, thành phố, thịxã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020. Cụ thể:
a) Thưởng các xã đạt chuẩn NTM; với mức 500 triệu đồng/xã để xây dựng 01 công trình phúc lợi;
b) Thưởng các huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn NTM; với mức: 1,5 tỷ
đồng đối với thành phố, thị xã và 02 tỷđồng đối với các huyện để xây dựng
01 công trình phúc lợi;
* Kết quả ạt c
Cho đến năm 2020, hạ tầng kinh tế xã hội của các địa phương tỉnh Nghệ
An đã được nâng cấp rõ rêt, cụ thể:
Xây dựng đường giao thông nông thôn: Từnăm 2010 đến nay toàn tỉnh đã xây dựng, nâng cấp được 10.160,4 km đường giao thông nông thôn các loại, với tổng kinh phí 13.071,19 tỷđồng.
Xây dựng đường giao thông nông thôn theo cơ chế hỗ trợ xi măng: UBND tỉnh đã giao chỉ tiêu hỗ trợ măng làm đường GTNT thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới với tổng sốxi măng đã cấp từ khi thực
hiện chương trình đến nay là 668.376 tấn, đến nay đã làm 651.561/668.376 tấn
tương đương 3.623 km/3.719 km kế hoạch (đạt 97,4% kế hoạch); Tỉnh đã chi
ngân sách thực hiện chính sách hỗ trợ xi măng đến nay là 893.761 tỷđồng (cả chi phí vận chuyển) trong đó đã thanh toán 791,376 tỷ đồng; dư nợ 102,385 tỷ
đồng. Đến nay cả tỉnh đã có 285/431 xã đạt tiêu chí số 2 giao thông, đạt
66,13%.
- Thủy lợi: Từ năm 2010 đến nay các địa phương đã xây dựng, nâng cấp
được 3.272 km kênh mương các loại, cải tạo nâng cấp hàng trăm công trình
thuỷ lợi như bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu, với tổng số tiền là 3.544,197 tỷ đồng. Đến nay có 383/431 xã đạt tiêu chí số 3 Thuỷ lợi chiếm 88,7%.
- Điện: Giai đoạn 2011-2015, đã xây dựng, nâng cấp được 3.602,2 km hệ
cấp thêm được 1.553,5 km hệ thống đường điện các loại. Lũy kế từ khi thực
hiện chương trình đến nay, đã xây dựng, nâng cấp được 5.155,7 km đường điện
các loại với tổng kinh phí là 2.859,68 tỷđồng và có 385/431 xã đạt tiêu chí số
4 Điện, đạt 89,3%).
- Trường học: Bằng vốn dân góp và lồng ghép các Chương trình đã xây
dựng mới thêm 289 trường, đến nay toàn tỉnh có 1104/1.519 trường học các
cấp đạt chuẩn quốc gia với tổng kinh phí là 3.382,368 triệu đồng, trong đó:
Trường mầm non 355/500 trường; tiểu học 468/540 trường; trung học cơ sở
235/409 trường; phổ thông trung học 46/70 trường, có 347/431 xã đạt tiêu chí
số5 Trường học, đạt 80,5%.
- Nhà văn hóa: Toàn tỉnh đã xây dựng được 681 nhà văn hóa đạt chuẩn,
với tổng kinh phí là 2.179,34 tỷ đồng (gồm 120 nhà văn hoá xã, 561 nhà văn
hoá thôn), đến nay đã có 300/431xã đạt tiêu chí số 6 Cơ sở vật chất văn hoá,
đạt 69,6%.
- Cơ sở hạ tầng thương mại: Xây dựng, nâng cấp được 78 chợ nông thôn,
với tổng kinh phí là 5.012,124 tỷđồng và đến nay có 372/431 xã đạt tiêu chí số
7 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, đạt 86,3%.
* ộng c a chính sách tới phát triển nông thôn mới
Nhờ các chính sách về thu hút đầu tư đã giúp cho cơ sở hạ tầng nông
thôn được quan tâm đầu tư khang trang, hiện đại, đặc biệt là các công trình sơ
sở vật chất lĩnh vực Văn hoá xã hội đã đáp ứng nhu cầu sử dụng của người
dân khu vực nông thôn. Do đó, nông thôn Nghệ An không chỉ thay đổi về
diện mạo, hạ tầng mà đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn
từng bước được nâng lên. Môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh, trật tự
2.2.3. Chính sách bồi dưỡng, đào tạo nghề
* Các chính sách b ỡ tạo ngh ộng nông thôn c a tỉnh Ngh An
Để cụ thể hóa các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công
tác đào tạo nghề nghiệp nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn
theo Quyết định số1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 07/6/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ngày 30/8/2010 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3846/QĐ-UBND về việc "phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nghệ An đến
năm 2020" để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện từ tỉnh
đến cơ sở, như: Tổ chức Hội nghị triển khai Đề án; Tập huấn điều tra, khảo
sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; thành lập Ban Chỉ đạo, ban hành Quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo. Ban hành các văn bản như: Quyết định quy định về mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Quyết định danh sách các cơ
sở đào tạo nghề được hỗ trợ đầu tư; Quyết định danh mục ngành, nghề đào
tạo; xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án; Kế hoạch đào tạo, tuyên truyền,
kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn từng giai
đoạn và hàng năm…
Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã kịp thời tham mưu các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, bổ sung sửa đổi một số cơ chế chính sách về công tác đào tạo nghề
nói chung, đào tạo cho lao động nông thôn nói riêng cho phù hợp, sát với tình
hình thực tế của tỉnh và từng địa phương như:
- Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch 155-KH/TU ngày 04/9/2014 thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao; Chỉ thị số 04-
hướng nghiệp, giáo dục và đào tạo nghề học sinh sau THCS và THPT trên địa bàn đến năm 2020.
- Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND
ngày 04/8/2016 về chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 53/2016/NQ-HĐND ngày 16/12/2016 quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục - đào tạo công lập.
- UBND tỉnh tiếp tục ban hành một số Đề án trọng điểm như: Đào tạo
lao động kỹ thuật giai đoạn 2012-2020; Giải quyết việc làm cho người lao
động giai đoạn 2015-2020 và các văn bản như: Quyết định quy định giao chỉ
tiêu tuyển sinh đào tạo, phân bổ kinh phí; tăng định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo các cấp trình độ; sửa đổi mức thu học phí trong các cơ sởđào tạo giáo dục công lập; Kế hoạch tuyên truyền, phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau THCS và THPT vào học nghề...
* Tổ ch c thực hi n chính sách b ỡ tạo ngh ộng nông thôn
Chương trình, giáo trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xây
dựng theo hình thức niên chế hoặc mô đun; tăng thời gian tự rèn luyện tay nghề và làm việc theo nhóm của học sinh, sinh viên. Mời những nhà giáo có chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm; cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp để tham gia xây dựng, chỉnh sửa chương trình, giáo trình đào tạo và tham gia hội đồng thi tốt nghiệp. Đã có 268 lượt chương trình được xây dựng, chỉnh sửa, biên soạn lại, gồm: 112 lượt chương trình đào tạo nghề nông nghiệp và 156
lượt chương trình đào tạo nghề phi nông nghiệp. Thời gian, nội dung, chương
trình đào tạo của từng nghề cơ bản phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất,
quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi ở từng vùng, miền; ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Nhờ vậy, lao động nông thôn sau học nghềđã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, giúp
Hình thức đào tạo nghề được tổ chức linh hoạt, đa dạng như: đào tạo chính quy tại cơ sở GDNN, đào tạo lưu động tại các xã, thôn, bản, tại các doanh nghiệp ... đã tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia học nghề.
Đặc biệt, một số doanh nghiệp đã liên kết với các cơ sở GDNN trong
hoạt động đào tạo và tuyển dụng nhiều lao động, như: Tổng Công ty Lắp máy
Việt Nam; Công ty CP Catalan; Công ty CP Sông Đà 4; Công ty TNHH Gang
thép Hưng nghiệp Formosa, Công ty CP Cơ khí ô tô 3/2, Công ty TNHH
MLB TENEGY; Tập đoàn Dệt may Hà Nội; Công ty Namsungvina, Khách
sạn Mường Thanh, Công ty cổ phần Sài Gòn – Kim Liên, Công ty TNHH
New Wing Interconnect technology, Công ty Cổ phần Hồng Hà .... với mức thu nhập bình quân từ 6 - 8 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó HDND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tổ chức và nhân rộng 265 lớp đào tạo nghề mô hình cho lao động nông thôn học nghề theo chính sách Quyết định số 1956/QĐ-TTg cho 8.589 LĐNT; tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt trên 82%. Một số địa phương đã triển khai các mô hình dạy nghề có hiệu quảnhư: Yên Thành, với nghề trồng nấm, may công nghiệp;
Quỳnh Lưu với nghề mây tre đan, may công nghiệp; Diễn Châu với mô hình
may công nghiệp, chế biến nước mắm sạch; Nghĩa Đàn với nghề nuôi ong, nuôi gà, trồng cây ăn quả; Con Cuông với nghề trồng cam, trồng chè, dệt thổ
cẩm, ... Điển hình, một số lao động sau khi học nghề đã thành lập trang trại,
HTX, CSSX kinh doanh dịch vụ với thu nhập lên đến hàng trăm triệu
đồng/năm, như: Ông Ngô Văn Tứ(xã Nghĩa Long, Nghĩa Đàn), mô hình chăn
nuôi gà, thu nhập 400 triệu đồng/năm; Bà Nguyễn Thị Vân (xã Châu Quang,
Quỳ Hợp), mô hình chăn nuôi lợn, thu nhập 400 triệu đồng/năm; Ông Nguyễn
Phùng Khởi (xã Trung Sơn, Đô Lương), mô hình trồng dưa lưới, thu nhập 250
*Kết quả thực hi n chính sách b ỡ tạo ngh ộng nông thôn
Nhờ những chính sách nêu trên mà công tác bồi dưỡng, đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần chuyển dịch
cơ cấu lao động và phát triển kinh tế tại địa phương (xem bảng 2.3)
Bảng 2.3 Kết quả bồi dƣỡng, đào tạo lao động nông thôn tỉnh Nghệ An STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 KH 2020 1 Tổng lao động đào tạo, bồi dưỡng 11.900 12.500 12.500 12.900