L ỜI CẢM ƠN
6. Kết cấu luận văn
1.2. Nội dung chính sách phát triển nông thôn mới của địa phƣơng cấp tỉnh
cấp tỉnh
1.2.1. Chính sách khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên
Đất đai và các nguồn tài nguyên ở khu vực nông thôn là vô giá, nhưng có
sự hữu hạn. Thực tế chúng lại đang ngày càng bị thu hẹp cần phải được quản lý và phân bổ chặt chẽ trong quy hoạch và sử dụng có hiệu quả. Do vậy, trong chính sách phát triển nông thôn mới cần phải đảm bảo được việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên đất đai và khoáng sản. Muốn vậy, cần phải có những chính sách thích hợp, đặc biệt là chính sách khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên theo hướng tích tụ, tập trung và tác động. Chính sách đất đai đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được các nghị quyết của Đại hội VI và các nghị quyết của Bộ Chính trị khóa VI nhấn mạnh theo hướng coi trọng
vị trí đặc biệt của nông nghiệp, chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong các
hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, phát huy triệt để vai trò chủđộng của hộ nông dân.. Tập trung đất đai sẽ chuyển trọng tâm từ việc cơ cấu lại nông nghiệp sang sử dụng không gian nông thôn hiệu quả hơn, với việc quy hoạch kết cấu
hạ tầng, cụm dân cư và quy hoạch sản xuất nông nghiệp nhằm cân bằng lợi ích của nông nghiệp, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, nâng cao chất
lượng đời sống của nông dân và cải thiện diện mạo nông thôn.
Nhà đầu tư khi đầu tư vào các dự án thuộc các lĩnh vực khuyến khích đầu
tư hoặc đầu tư vào địa bàn được khuyến khích đầu tư sẽđược hưởng một sốưu
đãi liên quan đến việc sử dụng đất theo các văn bản pháp luật quy định như:
- Đảm bảo sự ổn định trong quan hệ thuê đất giữa nhà đầu tư và nhà
nước;
- Ưu đãi về giá tiền thuê đất;
- Miễn giảm tiền thuê đất, sử dụng đất, mặt nước của Nhà nước;
- Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; - Hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, nội thị
1.2.2. Chính sách thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hôị
nông thôn
Cải tạo, nâng cấp, phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản
xuất, đời sống văn hoá - xã hội trên địa bàn xã; chỉnh trang bộ mặt nông thôn,
đảm bảo các điều kiện phát triển bền vững là yêu cầu cơ bản của xây dựng
nông thôn mới. Để xây dựng nông thôn mới, địa phương cần căn cứ các chính sách của Nhà nước đểđưa ra các chính sách nhằm xây dựng và triển khai thực
hiện đầu tư xây dựng hạ tầng KT –XH nông thôn. Khai thác, huy động tối đa
các nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt là thực hiện phát triển đô thị. Phát triển đô thị có vai trò hỗ trợ nông thôn, công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân.
Đô thị, công nghiệp, dịch vụ phát triển giúp tạo nhiều việc làm, chuyển đổi cơ
cấu lao động, giảm lao động nông thôn, giảm nông dân thì sẽ tăng diện tích
đất canh tác trên đầu người. Từ đó, người dân sẽ có cơ sở để phát triển sản
thu, từ đó có điều kiện để đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ở chiều ngược lại, phát triển nông nghiệp, các vùng sản xuất sẽ hỗ trợ cho phát triển công
nghiệp, dịch vụvà lao động khu vực đô thị.
Chương trình XDNTM đòi hỏi nguồn lực tài chính rất lớn. Trong điều
kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, huy động sự đóng góp của các đối
tượng ngoài nhà nước dưới nhiều hình thức như tiền, đất đai, tài sản, lao
động,... trên tinh thần tự nguyện. Và huy động tối đa nguồn lực của địa
phương để tổ chức triển khai Chương trình, phải thực hiện đa dạng hóa các
nguồn huy động.
Chính sách về huy động thu hút đầu tư cho phát triển nông thôn mới cần đảm bảo các nguyên tắc cụ thểnhư sau:
(i) Cần phải xây dựng kế hoạch huy động thu hút đầu tư cho phát triển nông thôn mới mang tính lâu dài vì đây là Chương trình lâu dài để phát triển nông thôn.
(ii) Huy động huy động thu hút đầu tư cho phát triển nông thôn mới phải
gắn với mục tiêu phát triển KTXH ở mỗi địa phương và mục tiêu chung của cả nước.
(iii) Huy động tối đa mọi nguồn lực từ địa phương (ngân sách địa
phương, các nguồn tín dụng và đầu tư của doanh nghiệp ở địa phương, từ
đóng góp của người dân).
(iv) Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình đang thực hiện
ởcác địa phương để thực hiện để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nhất các nguồn.
(v) Đa dạng hóa các hình thức huy động thu hút đầu tư cho phát triển
nông thôn mới từ các nguồn
1.2.3. Chính sách bồi dưỡng, đào tạo nghề
Trong các yếu tố hợp thành quá trình lao động sản xuất, sức lao động là
nhân lực trước hết biểu hiện ở số lượng lao động, nhưng chất lượng lao động lại có yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phát triển nông thôn mới không chỉ là xây dựng các đề án mà phải thực
sự đáp ứng được sự phát triển kinh tế- xã hội, đem lại lợi ích thiết thực cho
người dân địa phương, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
người dân, tạo nên sự hòa hợp, đoàn kết trong thôn xóm, sự giàu đẹp cho quê
hương. Các chính sách về đất đai, cơ sở hạ tầng, các phương tiện khoa học
công nghệ... là để tạo lập các điều kiện để tiến hành phát triển. Còn phát triển thành công ít hay nhiều, thấp hay cao lại chính do con người biết tận dụng các
điều kiện ấy để thực hiện. Vì vậy, bồi dưỡng, đào tạo nghề trong phát triển
nông thôn mới là vô cùng quan trọng.
Bồi dưỡng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng,
Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao
động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao
động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều
kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn một mặt nhằm phát
triển số lượng lao động có tay nghề, một mặt nâng cao chất lượng lao động.
Đồng thời có cơ chế huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động cho nông thôn.
1.2.4. Chính sách huy động, hỗ trợ vốn
Để triển khai xây dựng NTM, nguồn vốn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bên cạnh các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN), huy động từ người
dân… thì nguồn vốn tín dụng rất quan trọng. Do đó, chính sách huy động, hỗ
nhóm các chính sách khuyến khích ưu đãi mà qua đó các nhà đầu tư khi đầu tư
vào các địa bàn, lĩnh vực được quy định sẽ được hưởng những lợi ích về tài
chính đáng lẽ phải đóng góp cho nhà nước. Bao gồm các chính sách:
Thứ nhất là chính sách về miễn giảm thuế thu nhập DN, miễn giảm thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, miễn giảm thuế xuất nhập khẩu, miễn giảm thuế giá trị gia tăng. Một số ưu đãi tài chính khác như dự án có vốn đầu tư
nước ngoài được nhận một số ưu đãi liên quan đến vấn đề chuyển lỗ kinh
doanh, khấu hao tài sản.
Thứ hai là chính sách ưu đãi tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn: có 7 lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
gồm: Cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ; Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các
dịch vụ trên địa bàn nông thôn; Cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt,
chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ
quá trình sản xuất nông nghiệp; Cho vay phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn; Cho vay phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM; Cho vay các nhu cầu phục vụ đời sống của cư dân trên địa bàn nông
thôn; Cho vay theo các chương trình kinh tế liên quan đến lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn của Chính phủ.
1.2.5. Chính sách chuyển giao khoa học công nghệ
Trong quá trình CNH - HĐH nông thôn thì kỹ thuật, khoa học công nghệ
ngày càng có ý nghĩa to lớn trong hoạt động SXKD của các DN, hợp tác xã
(HTX) và hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu vực nông thôn tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học - công nghệ kỹ thuật mới.
Chính sách chuyển giao khoa học công nghệ phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại, phù hợp, công nghệ nguồn, công nghệ tạo ra sản phẩm mới cho phát triển nông thôn mới. Chính sách hỗ trợ chuyển giao, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN theo quy định của pháp luật. Hỗ trợ kinh phí
thực hiện các đề tài phát triển và ứng dụng công nghệ mới.
Chính sách chuyển giao khoa học công nghệ phải làm thế nào để tác động thiết thực, có hiệu quả đến việc phát huy vai trò của tất cả các đối tượng tham gia xây dựng, phát triển nông thôn mới. Xây dựng và phát triển nông thôn mới là một nhiệm vụ mới, khó khăn và đòi hỏi phải trải qua một quá trình lâu dài với những giải pháp đồng bộ. Do vậy, trang bị cho đội ngũ cán
bộ quản lý và người dân những kiến thức về khoa học và công nghệ liên quan
đến XDNTM là một vấn đề cấp bách hiện nay. Chẳng hạn, các tri thức khoa học công nghệ về: lập quy hoạch xây dựng, đưa tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới, phát triển ngành nghề…đang được đặt ra cấp thiết.
1.3. Các nhân tốảnh hƣởng đến chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh