Chính sách chuyển giao khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh Nghệ An (Trang 68 - 70)

L ỜI CẢM ƠN

6. Kết cấu luận văn

2.2. Đánh giá thực trạng chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh Nghệ

2.2.5. Chính sách chuyển giao khoa học công nghệ

* Các chính sách chuyển giao khoa h c công ngh trong phát triển nông thôn mới c a tỉnh Ngh An

Tỉnh đã ban hành quyết định số10/2015/QĐ-UBND về việc phê duyệt

điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ

An giai đoạn 2015-2020, tính đến 2030 trong đó chú trọng định hướng

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống cây, con có

năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu,

thích ứng với khí hậu đặc thù của vùng; Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất các chế phẩm sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

- Ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản. Áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế cho các sản phẩm nông lâm thủy sản chủ yếu của tỉnh.

- Ứng dụng các TBKH&CN trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đảm bảo

an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường, năng suất cao và chất lượng cạnh tranh.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Lựa chọn 1 số sản phẩm chủ lực có quy mô sản xuất lớn, phát triển

thành hàng hóa để đầu tư chuỗi giá trị từ khâu giống, thâm canh, chế biến,

tiêu thụ và xây dựng thương hiệu. Hình thành chuỗi liên kết giữa doanh

- Bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen các loài cây, con đặc sản, đặc hữu thuộc loại quý hiếm hoặc có giá trị kinh tế cao của tỉnh Nghệ An.

- Ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong phát triển và khai thác hợp lý tài nguyên rừng.

* Tổ ch c thực hi n chính sách chuyển giao khoa h c công ngh trong phát triển nông thôn mới c a tỉnh Ngh An

Tỉnh đã và đang triển khai thực hiện một số mô hình sản xuất nông

nghiệp công nghệ cao, như: ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau an

toàn...; đồng thời tăng cường hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng

các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhiều đề tài nghiên cứu

khoa học phục vụ phát triển nông nghiệp đã được triển khai áp dụng và bước

đầu đã chọn tạo được một số giống, dòng có năng suất cao, chất lượng tốt,

phù hợp với điều kiện địa phương và dự báo biến đổi khí hậu.

*Kết quả t ự í s u ể trong p t tr ể t ớ tỉ A

Chương trình đã hỗ trợ xây dựng được 1.309 mô hình, trong đó có 763

mô hình đạt hiệu quả cao, có tính nhân rộng (chiếm 58 %,). Điển hình mô

hình sản xuất có ứng dụng công nghệ như: mô hình rau màu tại xã Nam Anh, Nam Xuân, mô hình trồng cây ăn quả sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tại các xã Nam Lộc, Nam Thanh; mô hình nuôi dê sinh sản tại các xã Nam Hưng,

Nam Thái, Nam Nghĩa, Nam Thượng, Nam Lộc, Nam Thanh; Mô hình nuôi

gà ác liên kết tại xã Nam Nghĩa; ..., đặc biệt đã xây dựng được một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau, củ, quả trong nhà lưới tại các xã Nam Anh, Nam Phúc, Kim Liên, Hùng Tiến, Nam Cát, Nghi Liên...Mô hình Chuỗi liên kết Chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm gà Thanh Chương, Sản xuất rau an toàn trong nhà lưới của huyện Đô Lương, TX Hoàng Mai, thành phố Vinh; sản xuất rau củ quả theo tiêu chuẩn Vietgap của huyện Nghi

Lộc; nuôi lợn đen của huyện Quế Phong, nuôi bò sinh sản của huyện Con Cuông; nuôi gà liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm đạt tiêu chuẩn Vietgap tại huyện Yên Thành. xử lý rác thải tại xã Hạnh Lâm (Thanh Chương), xã Tân

Hương (Tân Kỳ); xây dựng vườn chuẩn tại xã Kim Liên (Nam Đàn), xã

Trung Sơn (Đô Lương).Tính đến thời điểm hiện nay tỉnh có 9.502 ha đất sản

xuất nông nghiệp ứng dụng một số khâu công nghệ cao (chiếm 3,1% diện tích canh tác nông nghiệp). Giá trị sản xuất bình quân của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 200-250 triệu đồng/ha/năm. Tỉnh có 182 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, 158 làng nghề tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.

* ộng c a chính sách chuyển giao khoa h c công ngh tới phát triển nông thôn c a tỉnh Ngh An

Chính sách chuyển giao khoa học công nghệ đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất bao gồm cả nông nghiệp và công nghệ cao. Từ đó tạo điều kiện cho phát triển nông thôn mới theo hướng hiện đại hoá và phát triển các sản phẩm nông nghiệp xanh, sạch. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững ứng phó với biến đổi khí

hậu: Đẩy nhanh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng

gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và an toàn sinh học; đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chú trọng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả tại các địa phương; phát triển các sản phẩm đặc sản,

thế mạnh của từng địa phương theo Chương trình OCOP.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách phát triển nông thôn mới của tỉnh Nghệ An (Trang 68 - 70)