7. Kết cấu đề tài
1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho
(1) Vòng quay của các khoản phải thu:
Chỉ tiêu này được đo lường bằng số vòng quay các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng lớn thì kỳ trung bình càng nhỏ, và ngược lại.
Vòng quay của các khoản phải thu = Doanh thu thuần trong kỳ
Nợ phải thu bình quân trong kỳ
Trong đó:
Nợ phải thu bình quân trong kỳ =
Nợ phải thu đầu kỳ + Nợ phải thu cuối kỳ
2
Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian hay số ngày thu tiền bình quân của các khoản phải thu của khách hàng. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ số doanh nghiệp thu hồi nợ càng nhanh, và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tốt.
Kỳ thu tiền bình quân =
360
Số vòng quay các khoản phải thu
(3) Số vòng quay hàng tồn kho:
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết hàng tồn kho hoàn thành một vòng quay. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt.
Vòng quay của hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán trong kỳ
Hàng tồn kho trong kỳ
(4) Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =
360
Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian hay số ngày hàng tồn kho quay được một vòng. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ số doanh nghiệp không bị ứđọng vốn, và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tốt.
1.4. Các nhân tốảnh hƣởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy từng tài liệu nghiên cứu có những tiếp cận khác nhau sẽ có những cách chia khác nhau. Có tác giả chia thành: “nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp (lực lượng lao
động, bộ máy quản trị doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp, đặc tính của sản phẩm, công nghệ và quy trình sản xuất…) và nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (chính sách pháp luật của nhà nước, đối thủ cạnh trạnh, nhà cung cấp…)”; [23, 28]. Có tác giả lại chia thành: “nhóm nhân tố vĩ mô (Môi trường chính trị pháp luật, môi trường văn hóa xã hội, môi trường kinh tế, điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng,
môi trường khoa học kỹ thuật), môi trường vi mô (văn hóa doanh nghiệp, các nguồn lực của doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo của doanh nghiệp…)” [19, 25]. Trong luận
văn này, tác giả nhóm chia thành 2 nhóm nhân tốcơ bản như sau:
1.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan
Trong điều kiện nguồn lực sản xuất có hạn như hiện nay, để nâng cao hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp lâm nghiệp nói riêng thì nguồn nhân lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây chính là nguồn lực trực tiếp tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nói đến nhân lực là nói đến thể lực (sức khỏe) và trí lực (kỹnăng làm việc, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc…) của
người lao động. Nếu doanh nghiệp có nguồn nhân lực dồi dào với thể lực tốt, trình độ
cao, kinh nghiệm làm việc tốt, ham học hỏi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty mở
rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận, và ngược lại nếu doanh nghiệp có nguồn nhân lực với chất lượng không cao sẽ
gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, đảm bảo đủ về sốlượng. Cùng với đó, cần phải thực hiện tốt và
đồng bộ các giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động, hạn chế tố đa
vấn đề“chảy máu chất xám”.
Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức lao động cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức lao động được hiểu là sự sắp xếp, bố trí nhân sự, các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp
có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận rõ ràng, không chồng chéo, sắp xếp lao động hợp lý theo trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, sởtrường của người lao động thì sẽ tạo điều kiện rất lớn để nâng cao hiệu quảkinh doanh và ngược lại [20].
1.4.1.2. Trình độ của bộ máy quản trị doanh nghiệp
Đây là nhân tố liên quan tới khả năng lãnh đạo, tư duy, sắp xếp vị trí của nhà quản trị doanh nghiệp. Nhà quản trị là chủ thể trong hệ thống quản trị, là người đảm nhận các chức vụ nhất định trong bộ máy của doanh nghiệp, điều khiển công việc của các bộ phận, cá nhân dưới quyền và chịu trách nhiệm trước kết quả đó. Do vậy, nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một nhà quản trị
có khả năng lãnh đạo tốt, biết hoạch định, tổ chức, kiểm soát công việc, biết cách truyền thông nội bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và ngược lại. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải sắp xếp bộ máy quản trị từ cấp cao đến cấp cơ sở một cách hợp lý,
đảm bảo các kỹ năng cần thiết về chuyên môn, nhân sự, tư duy cho bộ máy quản trị
của doanh nghiệp [21].
1.4.1.3. Nguồn vốn và trình độ quản lý, sử dụng vốn
Nguồn vốn và trình độ quản lý, sử dụng vốn một trong những nhân tốảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Muốn có được điều đó, trên cơ
sở chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh, doanh nghiệp cần phải hoạch định
rõ ràng, xác định lượng vốn cần thiết đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh phải hợp lý. Cùng với đó, phải kiểm soát tốt các khoản vốn vay, chi phí vốn vay, vốn chủ sở hữu, các khoản đầu tư kinh doanh, các nguồn huy
động vốn…hạn chế tối đa tình trạng ứ đọng vốn, bị chiếm dụng vốn. Từ việc quản lý và sử dụng tốt các nguồn vốn sẽ tạo ra năng lực tài chính tốt cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quảkinh doanh, qua đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển [27].
1.4.1.4. Nhân tốcơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
Nhân tốnày được hiểu là toàn bộ nhà cửa, bến bãi, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, công nghệ…nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có cơ sở vật chất tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện các phương án kinh doanh, từ đó đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần phải khai thác tốt cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, cùng với đó cần thường xuyên phải đổi mới, tu bổ và nâng cấp cơ sở vật chất một cách hợp lý.
1.4.2. Nhóm nhân tố khách quan
Có nhiều yếu tố khách quan bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp như đối thủ cạnh tranh, nguồn cung ứng và giá cả của nguyên vật liệu, các vấn đềliên quan đến chính sách pháp luật của nhà nước, các yếu tố về kinh tế - xã hội [21, 22]. Cụ thể:
1.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nó
liên quan đến thị phần, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong bối cảnh Việt Nam càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với các đối thủtrong nước mà còn phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp
nước ngoài. Vì vậy, để tồn tại và phát triển được, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹđối thủ cạnh tranh và nhu cầu thị trường, tìm các biện pháp nhằm kiểm soát chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, hay nói cách khác cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.2.2. Nguồn cung ứng và giá cả của nguyên vật liệu
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nguyên vật liệu là nhân tố cấu thành lên sản phẩm, thường có tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh của sản phẩm. Vì vậy, nếu chi phí nguyên vật liệu cao sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh lớn, tác động đến giá thành, giá bán, doaanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguồn cung ứng và sự biến động giá cả của nguyên vật liệu là nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được nhân tố này. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần phân tích biến động nền kinh tế, sự biến động của giá, lựa chọn nguồn cung ứng đảm bảo để
xây dựng các phương án kinh doanh hợp lý.
1.4.2.3. Khách hàng
Khách hàng là những người trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm, tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Do sự khác biệt về lứa tuổi, sở thích, điều kiện sống, trình độ, giới tính...nên mỗi một nhóm khách hàng lại có những đặc trưng riêng về nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Vì vậy, để tạo ra doanh thu, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu, điều kiện sống, tâm lý...của khách hàng để tạo ra những sản phẩm, dịch vụđáp ứng tốt nhu cầu và thị hiếu đó.
1.4.2.4. Chính sách pháp luật của nhà nước
Doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường có sựđiều tiết, quản lý của nhà
nước. Khi hoạt động, doanh nghiệp cần phải tuân thủ hệ thống pháp luật mà nhà nước
quy định như luật lao động, luật bảo vệ môi trường, luật thuế, công nghệ thông tin, truyền thông... Cùng với đó, nhà nước cũng xây dựng và thực hiện hệ thống các chính
sách tác động lớn đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, những thay đổi nhỏ của chính sách pháp luật của nhà nước đều ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đây là nhân tố có thể trở thành cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độtăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước…Chúng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới môi trường vi mô của doanh nghiệp. Trong thời đại nền kinh tế mở cửa, tự do cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có vị thế nhất định đảm bảo chống lại những tác động tiêu cực từ môi trường, mặt khác các yếu tố kinh tế tương đối rộng nên các doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đến doanh nghiệp từđó có các giải pháp hạn chế những tác động xấu.
Đặc biệt, đối với doanh nghiệp lâm nghiệp ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế
còn có nhiệm vụ chính khác là nhiệm vụ xã hội. Do đặc điểm địa bàn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lâm nghiệp chủ yếu ở khu vục trung du miền núi, cũng đồng thời là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Vì vậy, yếu tố xã hội
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xây dựng các
phương án kinh doanh ngoài việc tính toán hiệu quả về mặt kinh tế, doanh nghiệp cần phải tính toán hiệu quả về các mặt xã hội như phải thu hút được sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình kinh doanh, tạo ra việc làm và thu nhập
cho người dân địa phương, hay nói cách khách doanh nghiệp cần phải cân đối hợp lý giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội.
1.4.2.6. Các yếu tố vềmôi trường tự nhiên
Do đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp có chu kỳ kéo dài, rủi ro cao, trên diện rộng, đối tượng kinh doanh là cây rừng vì vậy phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Với đặc điểm này đã ảnh hưởng không nhỏđến tình hình tổ chức sản xuất, quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước hết là vốn đầu tư cho kinh doanh trồng rừng rất lớn nhưng lại bị ứđọng lâu, tốc độ luận chuyển chậm, thời gian luân chuyển và thu hồi vốn kéo dài, rủi ro và chi phí sử dụng vốn lớn do chu kỳ sản xuất dài. Vì vậy, doanh nghiệp gặp khó khăn
trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đối tượng sản xuất của doanh nghiệp là cây rừng, chủ yếu diễn ra ở môi
lượng mưa, nhiệt độ, độ mùn của đất, độ dốc của đồi…ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây, do đó ảnh hưởng đến sản lượng, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, nếu doanh nghiệp nào đóng trên địa bàn có
điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai tương đối phì nhiêu thì tốc độ sinh trưởng và phát triển của rừng sẽnhanh, đem lại hiệu quả kinh doanh sẽcao và ngược lại. Cùng với đó,
do chu kỳ sản xuất kéo dài, nhiều diện tích rừng gần đến thời kỳkhai thác nhưng do
biến động của các yếu tố tựnhiên như một trận lũ ống, lũ quét, hỏa hoạn cháy rừng có thể làm mất toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, tác động rất lớn hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tiếp theo, do địa bàn hoạt động chủ yếu là tại các vùng trung du, miền núi khó
khăn, điều kiện kinh tế - xã hội hạn chế nên doanh nghiệp phải đầu tư lớn, nhiều chi
phí phát sinh làm tăng chi phí (chi phí tập huấn cho người dân, làm đường vào những khu rừng khó khai thác, vận chuyển…), dẫn đến giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
CHƢƠNG 2
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTVLÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN TRỖI
2.1. Khái quát về công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Một sốthông tin cơ bản hiện nay của công ty như sau:
- Tên công ty viết đầy đủ bằng tiếng việt: Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi
- Tên giao dịch: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi - Trụ sởchính: xã Đội Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang - Mã số thuế: 5000155997
- Vốn điều lệ: 7.000.000.000 đồng (Bảy tỷđồng).
- Hình thức doanh nghiệp: Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, thuộc UBND Tỉnh Tuyên Quang.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi tiền thân là Lâm trường Nguyễn Văn Trỗi thành lập tại quyết định số: 92/QĐ-UB ngày 19 tháng 3 năm 1993
của UBND tỉnh Tuyên Quang là Ban quản lý dự án của chương trình 327. Nhiệm vụ: Vận động, tổ chức thực hiện trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc các xã ven quốc lộ 2 nam huyện Yên Sơn.
Năm 1997 tiếp nhận bàn giao nguyên canh, nguyên cư 03 đội sản xuất từ Lâm
trường Tuyên Bình theo quyết định số: 325/QĐ-UB của UBND tỉnh ngày 26/04/1997 gồm các đội Trung Môn, Kỳ Lãm, MỹLâm trong đó phần đất quy hoạch: 13.041,5 ha và 141 CBCNV.
Quyết định số852/QĐ-UB, ngày 01/10/1998 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước: Lâm trường Nguyễn Văn Trỗi.
Quyết định số 628/QĐ-UB, ngày 07/11/2008 của UBND Tỉnh Tuyên Quang về