Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang (Trang 32 - 34)

7. Kết cấu đề tài

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan

Trong điều kiện nguồn lực sản xuất có hạn như hiện nay, để nâng cao hiệu quả

kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp lâm nghiệp nói riêng thì nguồn nhân lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây chính là nguồn lực trực tiếp tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nói đến nhân lực là nói đến thể lực (sức khỏe) và trí lực (kỹnăng làm việc, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc…) của

người lao động. Nếu doanh nghiệp có nguồn nhân lực dồi dào với thể lực tốt, trình độ

cao, kinh nghiệm làm việc tốt, ham học hỏi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty mở

rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận, và ngược lại nếu doanh nghiệp có nguồn nhân lực với chất lượng không cao sẽ

gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, đảm bảo đủ về sốlượng. Cùng với đó, cần phải thực hiện tốt và

đồng bộ các giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động, hạn chế tố đa

vấn đề“chảy máu chất xám”.

Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức lao động cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức lao động được hiểu là sự sắp xếp, bố trí nhân sự, các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp

có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận rõ ràng, không chồng chéo, sắp xếp lao động hợp lý theo trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, sởtrường của người lao động thì sẽ tạo điều kiện rất lớn để nâng cao hiệu quảkinh doanh và ngược lại [20].

1.4.1.2. Trình độ của bộ máy quản trị doanh nghiệp

Đây là nhân tố liên quan tới khả năng lãnh đạo, tư duy, sắp xếp vị trí của nhà quản trị doanh nghiệp. Nhà quản trị là chủ thể trong hệ thống quản trị, là người đảm nhận các chức vụ nhất định trong bộ máy của doanh nghiệp, điều khiển công việc của các bộ phận, cá nhân dưới quyền và chịu trách nhiệm trước kết quả đó. Do vậy, nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một nhà quản trị

có khả năng lãnh đạo tốt, biết hoạch định, tổ chức, kiểm soát công việc, biết cách truyền thông nội bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và ngược lại. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải sắp xếp bộ máy quản trị từ cấp cao đến cấp cơ sở một cách hợp lý,

đảm bảo các kỹ năng cần thiết về chuyên môn, nhân sự, tư duy cho bộ máy quản trị

của doanh nghiệp [21].

1.4.1.3. Nguồn vốn và trình độ quản lý, sử dụng vốn

Nguồn vốn và trình độ quản lý, sử dụng vốn một trong những nhân tốảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Muốn có được điều đó, trên cơ

sở chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh, doanh nghiệp cần phải hoạch định

rõ ràng, xác định lượng vốn cần thiết đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh phải hợp lý. Cùng với đó, phải kiểm soát tốt các khoản vốn vay, chi phí vốn vay, vốn chủ sở hữu, các khoản đầu tư kinh doanh, các nguồn huy

động vốn…hạn chế tối đa tình trạng ứ đọng vốn, bị chiếm dụng vốn. Từ việc quản lý và sử dụng tốt các nguồn vốn sẽ tạo ra năng lực tài chính tốt cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quảkinh doanh, qua đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển [27].

1.4.1.4. Nhân tốcơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp

Nhân tốnày được hiểu là toàn bộ nhà cửa, bến bãi, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, công nghệ…nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có cơ sở vật chất tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện các phương án kinh doanh, từ đó đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần phải khai thác tốt cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, cùng với đó cần thường xuyên phải đổi mới, tu bổ và nâng cấp cơ sở vật chất một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)