Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang (Trang 88 - 93)

7. Kết cấu đề tài

2.5. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp

Qua phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, cho thấy hiện nay công ty đã đạt được những thành công

cũng như tồn tại những khó khăn hạn chế nhất định như:

2.5.1. Kết quđạt được

- Thứ nhất, doanh thu, lợi nhuận có xu hướng tăng qua các năm.

Nhìn chung trong giai đoạn 2017-2019 tình hình hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt, có xu hướng tăng qua các năm, tăng bình quân 8,21%/năm. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động bất ổn và diễn biến khó lường,

ảnh hưởng của dịch bệnh, việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, đã có nhiều công

ty, đặc biệt là các công ty lâm nghiệp 100% vốn nhà nước làm ăn không hiệu quả, nhiều công ty chỉ hoạt động cầm chừng không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu mà

đặt mục tiêu ổn định phát triển lên trước nhất. Trong hoàn cảnh đó công ty TNHH

MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi đã chỉ đạo điều chỉnh các chính sách sản xuất

kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu vốn dần hợp lý giúp cho hoạt động của công ty diễn ra khá tốt.

- Thứ hai, tổng tài sản của Công ty tăng lên qua các năm.

Tổng tài sản của Công ty tăng lên đáng kể qua các năm, tăng bình quân 10,49%/năm. Nguồn lực của Công ty tăng lên đáp ứng cho nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Đây là dấu hiệu đáng mừng để công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Thứ ba, khảnăng tự chủ tài chính của Công ty ngày càng được cải thiện.

Trong những năm qua sự chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng dần tỷ

trọng VCSH và giảm nợ phải trả cho thấy khảnăng tự chủ tài chính của Công ty ngày một nâng cao. Số vốn chủ sở hữu của công ty chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng vốn huy động và có xu hướng tăng lên qua các năm. Phần lớn vốn mà công ty sử dụng cho sản xuất được hình thành thông qua con đường vay và nợ ngắn hạn. Điều này đã

tạo nên những áp lực không nhỏ lên công tác tổ chức hoạt động nói chung cũng như

công tác huy vốn và quản lý công nợ nói riêng; nhưng trong suốt quãng thời gian 3

năm (từ2017 đến 2019) vừa qua, công ty đã không để bất cứ khoản nợ phải trả nào bị

quá hạn. Việc đảm bảo tốt được các nghĩa vụ tài chính trong thời gian qua như vậy, đã

giúp cho công ty phát huy tối đa được những tác động tích cực từ việc chỉ tập trung ưu

tiên sử dụng nợ ngắn hạn, đó là: chi phí vốn thấp, có thể linh hoạt điều chỉnh cơ cấu tài trợ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, tận dụng được các kênh cung cấp vốn có chi phí rẻ.

- Thứtư, việc sử dụng vốn của công ty có hiệu quả.

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2017-2019 có tiến triển tốt. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục tăng qua các năm trong khi chi phí được kiểm soát khá tốt, vì vậy lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng với tốc độ tăng trưởng cao. Điều này làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong

giai đoạn 2017 – 2019 có những khởi sắc. Sự linh hoạt trong việc sử dụng vốn lưu động đã giúp công ty, một doanh nghiệp lâm nghiệp, vượt qua khủng hoảng và khó

khăn về kinh tế mà không phải trả một cái giá quá đắt (doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng). Sự linh hoạt trong công tác tổ chức và sử dụng vốn lưu động của công ty trong

giai đoạn 2017 –2019 được thể hiện ở một sốđiểm cơ bản sau:

+ Công ty cũng chiếm dụng vốn của khách hàng thông qua việc tăng các khoản nợ phải trả. Các khoản phải trảtăng nhanh hơn các khoản phải thu, vốn công ty chiếm dụng nhiều hơn rất nhiều số vốn bị chiếm dụng. Mặc dù việc chiếm dụng vốn của công

ty cũng có lợi cho doanh nghiệp song nó cũng có nguy cơ gây rủi ro và làm mất uy tín của Công ty.

+ Hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh của công ty được phân bổ khá hợp lý. Từ kết cấu hợp lý đã giúp cho vốn cốđịnh được phát huy tối đa hiệu quả cao và giúp cho tỷ lệ lợi nhuận trên một đồng vốn cốđịnh tương đối tốt. Trong giai đoạn 2017-2019 chỉ tiêu tỷ

suất lợi nhuận trên vốn cố định có xu hướng, bình quân 4,56 %/năm trong giai đoạn nghiên cứu. Như vậy, đánh giá chung công ty đã sử dụng vốn cốđịnh có hiệu quả.

- Thứnăm, việc sử dụng lao động của công ty tương đối tốt.

Năng suất lao động có xu hướng tăng trong 3 năm nghiên cứu. Lợi nhuận trên một lao động cũng tăng với mức bình quân là 6,32%/năm. Công ty đã chú

việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt là người nghèo, người dân nông thôn, miền núi khó khăn. Công ty có có lực lượng cán bộ quản lý đa phần còn trẻ tuổi

và được đào tạo cơ bản, có tinh thần nhiệt huyết công việc cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

2.5.2. Nhng khó khăn, hn chế và nguyên nhân

Ngoài những kết quả đáng ghi nhận ở trên, hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi còn hộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế:

- Thứ nhất,năng lực tự chủ tài chính của công ty chưa cao.

Công ty đang sử dụng một lượng lớn nợ vay, tự chủ tài chính còn ở mức thấp. Mặc dù cơ cấu vốn của doanh nghiệp năm 2019 đã chuyển dịch theo hướng dẫn VCSH

nhưng nợ phải trả của Công ty vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn vốn. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao. Đây là một dấu hiệu không tốt, thể hiện năng lực tài chính của công ty không cao, vẫn có sự phụ thuộc vào chủ nợ. Hơn nữa, để tiếp tục sản xuất trong thời gian tới, việc tăng các khoản nợ phải trảchưa thể dừng lại dẫn đến tổng nợ tăng nhanh hơn VCSH. Kinh doanh với hệ số nợ cao như vậy tự bản thân Công ty sẽ đánh mất nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư. Hơn nữa, do tự chủ tài chính không cao nên khảnăng đối phó với ruit ro xẩy ra là rất thấp. Đặc biệt trong thời điểm nền kinh tế

biến động như hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu ảnh hưởng gián tiếp từ bên ngoài. Việc nâng cao tính độc lập trong cơ cấu tài chính là một đòi hỏi cấp thiết.

- Thứ hai, việc quản lý, sử dụng tài sản của Công ty còn một số hạn chế, hiệu suất sử dụng tổng tài sản chưa cao.

Trong những năm qua Công ty đã đầu tư thêm vào cho tài sản, song chưa tận dụng được hết năng lực hoạt động của tài sản, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty còn thấp. Trong quá trình đầu tư vào tài sản, Công ty chưa tính toán, cân đối được

cơ cấu tài sản của mình. Bộ phận tài sản không sinh lời như hàng tồn kho, khoản thu của khách hàng, phải thu nội bộ chiếm tỷ trọng khá lớn tài sản của Công ty cũng làm

hạn chế hiệu suất sử dụng tài sản. Nguyên nhân của tình trạng này là do năng lực quản trị tài sản của Công ty còn yếu, gây lãng phí nguồn lực, từ đó làm giảm năng lực tài chính của Công ty.

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của công ty, làm cho ứ đọng vốn kinh doanh. Về nguồn vốn kinh doanh thì nợ phải trả tăng dần theo hướng tiêu cực. Vốn đi vay của Công ty còn chiếm nhiều vì vậy nó chưa tạo ra được sự chắc chắn, an

toàn cho công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thểnăm 2018 nợ

phải trả chiếm tới 59,88% còn nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 40,12%. Như vậy công ty

đi vay nhiều, phải trả lãi vay cao và trả nợ gốc, phụ thuộc vào bạn hàng. Trong thời gian tới công ty cần có biện pháp để giảm nợ phải trả từđó góp phần làm giảm hệ số

nợ của công ty xuống mức an toàn.

- Thứ ba, lợi nhuận và khảnăng sinh lời còn thấp, của Công ty tăng chưa tương

xứng với tiềm năng và nguồn lực phát triển.

Trong những năm qua, doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên. Song chi phí về giá vốn hàng bán cũng tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu dẫn tới lợi nhuận tăng chưa cao. Bên cạnh đó, do nợ phải trả của Công ty ở mức cao trong tổng nguồn vốn. Điều này làm tăng chi phí tài chính của Công ty. Việc tăng các khoản chi phí này làm khả năng sinh lời của Công ty. Công ty cần có kế hoạch quản lý chi phí tốt hơn. Cùng với đó, khảnăng sinh lời của công ty còn ở mức thấp, thể hiện năng

lực tài chính yếu kém. Bên cạnh đó nợ ngắn hạn của Công ty ở mức cao, hàng tồn kho

năm sau cao hơn năm trước Công ty cần có hướng giải quyết số hàng và có chiến lược về tiêu thụ sản phẩm.

Thứtư, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cốđịnh còn thấp.

Do đặc thù là công ty lâm nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài (từ 5-7 năm) nên mức luân chuyển của vốn của công ty chậm, vì vậy chưa tương xứng với vốn mà Công ty bỏ ra. Điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động, vốn cố định và tổng vốn kinh doanh của Công ty, hiệu suất sử dụng vốn còn thấp. Quản lý và phân bổ vốn kinh doanh cho quá trình sản xuất chưa hợp lý (tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản). Lượng vốn trên nếu không hợp lý sẽ không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (vốn chết) làm giảm tốc

độ luân chuyển vốn của công ty.

Thứnăm, hình thức huy động vốn chưa phong phú.

Do đặc thù là công ty TNHH 100% vốn nhà nước nên khả năng tiếp cận với đa

dạng các nguồn vốn còn hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn. Cùng với đó là chu kỳ

kinh doanh kéo dài, vốn ứ đọng lâu, thời gian luân chuyển vốn chậm nên không hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp. Việc vay vốn của các ngân hàng

thương mại gặp khó khăn do thủ tục vay, điều kiện vay phải có tài sản thế chấp trong khi tài sản lớn nhất của các công ty lâm nghiệp là rừng và giá trị sử dụng đất lại không

nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận được các nguồn vốn này.

- Thứ sáu, bộ máy quản lý của Công ty còn cồng kềnh, năng lực lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

Với bộ máy quản lý hiện nay của công ty còn quá cồng kềnh, nhiều bộ phận, nhiều phòng ban nên gây ra những khó khăn trong công tác quản lý. Mặt khác, đội ngũ lao động của công ty khá đông nhưng đặc thù sản xuất của công ty lâm nghiệp lại mang tính mùa vụ, cần nhiều lao động trong giai đoạn xử lý thực bì, trồng rừng, nhưng giai đoạn

chăm sóc và bảo vệ rừng lại không cần nhiều. Vì vậy, làm cho chi phí tiền lương của công ty lớn. Cùng với đó, năng lực lãnh đạo của quản lý có nhiều hạn chế, ngại đổi mới, sức ỳ vào các chính sách hỗ trợ nhà nước còn lớn nên làm cho hiệu quả kinh doanh không cao.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA

CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN TRỖI

3.1. Quan điểm và định hƣớng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)