Tài sản của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang (Trang 49 - 52)

7. Kết cấu đề tài

2.2. Thực trạng nguồn lực kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn

2.2.3. Tài sản của công ty

Thực trạng tài sản của công ty trong 3 năm 2017-2019 của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi được thể hiện trong bảng 2.2.

Qua bảng 2.2 cho thấy: Tổng tài sản của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi biến đổi qua các năm và có xu hướng là tăng với tốc độ phát triển bình

quân (TĐPTBQ) là 110,49%, tăng bình quân 10,49%/năm trong giai đoạn 2017-2019.

Trong đó, tổng tài sản năm 2018 tăng so với năm 2017 là 8,45%, đến năm 2019 tỷ lệtăng

so với năm 2018 là 12,56%. Cụ thểnhư sau:

- Về tài sản ngắn hạn: Bảng 2.2 cho thấy, tài sản ngắn hạn của Công ty có xu

hướng tăng với TĐPTBQ là 11,65%. Sự biến động tài sản ngắn hạn của công ty trong

giai đoạn 2017-2019 không giống nhau và chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố, cụ thể năm 2017 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 64,33% chủ yếu là của các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Năm 2018 thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao, lên tới 67,03% trong tổng giá trị tài sản. Nguyên nhân tài sản ngắn hạn tăng lên như vậy

là do trong năm 2018 hàng tồn khô của công ty tăng và chiếm tỷ trọng 40,45% trong tổng giá trị tài sản.

Bảng 2.2 cho thấy, qua 3 năm cho thấy tiền và các khoản tương đương tiền có

TĐPTBQ là 104,78%. Hiện nay, lượng tiền công của công ty tương đối cao, điều này giúp công ty có khả năng độc lập tự chủ về vốn cao, khả năng thanh toán ngay các

khoản nợ ngắn hạn như là lãi vay ngân hàng, các nhà cho vay…tăng lên làm cho tình

hình tài chính của công ty ổn định hơn.

Giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng không quá lớn trong tổng tài sản của công ty. Đây chủ yếu là các khoản phải thu của các

đối tác của công ty như: Tổng công ty giấy Việt Nam, Công ty Ban Quản lý dự án phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang…Đây là một dấu hiệu tốt thể hiện công ty không bị

Bảng 2.2. Thực trạng tài sản của công ty qua 3 năm (2017 - 2019)

Đơn vịtính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 θBQ

Giá trị (%) TT Giá trị (%) TT Giá trị (%) TT Giá trị θLH (%) Giá trị θLH (%) (%)

A. Tài sản ngắn hạn 9.079.576.126 64,33 10.261.158.167 67,03 11.318.905.739 65,69 1.181.582.041 113,01 1.057.747.572 110,31 111,65 I.Tiền và các khoản TĐ tiền 1.972.183.206 13,97 2.006.435.129 13,11 2.165.129.363 12,57 34.251.923 101,74 158.694.234 107,91 104,78 II.Đầu tư TCNH 550.000.000 3,90 550.000.000 3,59 550.000.000 3,19 0 0 0,00 III.Các khoản phải thu NH 1.721.698.594 12,20 1.513.129.451 9,88 1.452.356.076 8,43 -208.569.143 87,89 -60.773.375 95,98 91,85 IV. Hàng tồn kho 4.835.694.326 34,26 6.191.593.587 40,45 7.108.205.000 41,25 1.355.899.261 128,04 916.611.413 114,80 121,24 V.TSNH khác 0 0,00 0 0,00 43.215.300 0,25 0 43.215.300 0,00 B. Tài sản dài hạn 5.034.884.807 35,67 5.046.244.650 32,97 5.911.398.215 34,31 11.359.843 100,23 865.153.565 117,14 108,36 I. TSCĐ 5.034.884.807 35,67 5.046.244.650 32,97 5.911.398.215 34,31 11.359.843 100,23 865.153.565 117,14 108,36 II.Tài sản dài hạn khác 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0 0,00 Tổng tài sản (A+B) 14.114.460.933 100,00 15.307.402.817 100 17.230.303.954 100 1.192.941.884 108,45 1.922.901.137 112,56 110,49

41

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn của công ty và có

xu hướng ngày càng tăng với TĐPTBQ là 121,24%, tăng bình quân 21,24%/năm. Kết cấu hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là chi phí SXKD dở dang (rừng đang trong độ

tuổi đầu tư và sinh trưởng, chưa đến thời kỳ khai thác), một phần nhỏ hàng gỗ xẻ

thành phẩm, và vật tư sản xuất, công ty hạch toán vào hàng tồn kho. Đây là một đặc thù riêng của các công ty lâm nghiệp khi có chu kỳ kinh doanh dài (chu kỳ khai thác gỗ nguyên liệu thường từ 6-7 năm) nên vốn ứ đọng trong sản xuất cao, rủi ro lớn. Vì vậy, trong những năm tới, công ty cần nghiên cứu chu kỳ khai thác rừng tối ưu để

giảm chi phí tồn kho.

- Về tài sản dài hạn: Bảng 2.2 cho thấy, tài sản dài hạn của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi trong giai đoạn 2017-2019 lại có xu tăng chậm qua với TĐPTBQ là 108,36% và chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng giá trị tài sản của công ty. Năm 2017, tài sản dài hạn của công ty chiếm 35,67% trong tổng giá trị

tài sản của công ty. Đây chủ yếu là máy móc thiết bị, nhà xưởng, xe vận chuyển…

của công ty. Năm 2018, tỷ trọng tài sản dài hạn giảm xuống chỉ còn 32,97%. Đến

năm 2019 tài sản dài hạn của công ty chiếm 34,31% trong tổng giá trị tài sản của

công ty. Để phục vụ tốt hơn quá trình kinh doanh của công ty thì công ty nên xem xét tài sản cố định một cách phù hợp. Ngoài ra công ty còn thêm lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây dựng các công trình dân dụng, công nghệ nên công ty phải đưa ra các

biện pháp phù hợp nhằm đầu tư hợp lý cho tài sản cố định cũng như tài sản dài hạn

để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Như vậy, nhìn chung Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi là công ty sản xuất lâm nghiệp song tài sản ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn trong cả 3 năm 2017-2019, đặc biệt tỷ trọng tài sản dài hạn ngày có xu hướng

tăng chậm hơn so với tài sản ngắn hạn, do vậy công ty cần xem xét kế hoạch dự trữ

hàng tồn kho tích cực hơn, bên cạnh đó cần có phương hướng tăng tỷ trọng tài sản dài hạn, đầu tư phù hợp vào tài sản cố định nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)