Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang (Trang 83 - 86)

7. Kết cấu đề tài

2.4. Một số nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của TNHH MTV Lâm Nghiệp

2.4.1. Nhân tố khách quan

- Các yếu tố vềmôi trường tự nhiên: Do đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp có chu kỳ kéo dài, rủi ro cao, trên diện rộng, đối tượng kinh doanh là cây rừng vì vậy phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Với đặc điểm này đã ảnh hưởng không nhỏđến tình hình tổ chức sản xuất, quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi.

Kết quả phỏng vấn sâu ban giám đốc và trưởng phó phòng lâm nghiệp cho thấy, thực tế hiện nay, diện tích đất rừng của công ty trải rộng trên nhiều địa bàn tỉnh Tuyên

Quang có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, phức tạp, chủ yếu là đồi núi cao, có độ

dốc lớn, độ phì nhiêu của đất không cao, điều này đã ảnh hưởng đến tốc độsinh trưởng của Keo và Bạch đàn (2 loại cây trồng mà hiện nay công ty đang sản xuất). Độ dốc của

đồi cao, cộng với nhiều dây leo nên làm cho chi phí xử lý thực bì của công ty tăng cao.

Cùng với đó, trong những năm qua, các biến động của yếu tố tự nhiên như mưa gió,

sâu bệnh …làm cây trồng bị chết nhiều. Theo kết quả phỏng vấn sâu, hiện nay trong kế hoạch kinh doanh của công ty tỉ lệ cho phép của trồng dặm là 7-8%, nhưng thực tế

có những diện tích rừng cây bị chết lên 10-15%, vì vậy công ty lại phải trồng dặm bổ sung, điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Bên cạnh đó, do biến đổi khí hậu nên trong những năm qua vấn đề mưa lũ, sạt lở đất thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng rất lớn đến tốc độsinh trưởng và phát triển của rừng. Nhiều diện tích rừng của công ty bị bão, lũ ống cuốn trôi hoặc làm đổ, gãy làm mất đi kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Với đặc điểm tựnhiên như trên đã tạo

- Nhà cung cấp và giá cả của nguyên vật liệu: Trong giai đoạn 2017 – 2019 giá cả gỗ nguyên liệu có nhiều biến động, giá cả các loại phân bón tăng…nên yêu cầu bắt buộc phải duy trì tồn kho nguyên vật liệu ở mức cao, đây cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Từ kết quả phỏng vấn sâu Ban

giám đốc, trưởng phó phòng tài chính kế toán và trưởng phó phòng kinh doanh cho thấy, trong thời gian qua do biến động của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong

nước, cùng với dịch bệnh làm cho giá cả một số loại phân bón (đạm, lân, kali, phân bón NPK 5-10-3) tăng lên, làm cho chi phí sản xuất tăng lên. Cùng với đó, các nhà

cung cấp không cho nợ kéo dài, vì vậy công ty khó khăn trong việc thanh toán, không chiếm dụng vốn được của các đối tác. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây giá cây

giống keo lai và bạch đàn cũng có nhiều biến động (dao động từ 800-1.200 đồng/cây)

cũng ảnh hưởng lớn đến chi phí kinh doanh, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Nhân tố kinh tế - xã hội:Giai đoạn 2017 - 2019 là giai đoạn mà nền kinh tế thế

giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn, có

những bất ổn, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 tạo ra những ảnh hưởng,

khó khăn lớn đến các doanh nghiệp trong đó có Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi. Cùng với đó, diện tích đất rừng trải dài qua nhiều địa phương, mỗi

địa phương có những nét văn hóa và đặc thù khác nhau, điều này gây ra những khó

khăn cho việc quản lý rừng của công ty như: nhận thức của người dân hạn chế nên vẫn còn hiện tượng chặt phá rừng, chặt chộm rừng của công ty, hoặc làm chết cây để được

khai thác…Bên cạnh đó, giá cảlao động có nhiều biện động, làm chi phí phí phát dọn thực bì, trồng rừng tăng lên.

- Các chính sách của nhà nước: Hiện nay, nhà nước đã có những hộ trợ tích cực cho các doanh nghiệp lâm nghiệp. Kết quả phỏng vấn sâu Ban giám đốc công ty,

trưởng phó phòng lâm nghiệp cho thấy, từ khi Chính phủ ký Quyết định 886/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020 đã có khá nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp lâm nghiệp như: Quyết định

38/2016/QĐ-TTg về Hỗ trợ chế biến gỗ rừng trồng đặc thù cho các tỉnh nghèo như

tỉnh Tuyên Quang; Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết (theo đó các công ty lâm nghiệp sẽđược hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc

trang thiết bị cho sản xuất kinh doanh rừng trồng, hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng); Theo Quyết định 38/2016/QĐ-TTg, các

công ty lâm nghiệp sẽ được hỗ trợ 8 triệu đồng/ha khi trồng các loài cây sản xuất gỗ

lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), hỗ trợ 5 triệu đồng/ha (nếu chu kỳ khai thác rừng

trước 10 năm tuổi); Đối với những diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC sẽ được hỗ trợ 300.000 đồng/ha quy mô tối thiểu 100ha trở lên; Các hỗ trợ của

nhà nước về khoanh nuôi, bảo vệ rừng, các chính sách về thuế, phí, vay vốn…Đây là

những hỗ trợ rất lớn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty lâm nghiệp nói chung và công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi nói riêng.

Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy, hiện nay một trong những nguồn hỗ trợ của các công ty lâm nghiệp là hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Song, do các khoản hỗ trợ này chủ yếu từ nguồn ngân sách nên tập trung hỗ trợ đối với diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, còn rừng trồng sản xuất được hỗ trợ

rất thấp. Đối với diện tích rừng tự nhiên lại không được khai thác trong khi nguồn hỗ

trợ ngân sách lại thấp nên không đủbù đắp cho chi phí bảo vệ rừng. Một số bất cập về chính sách như các công ty lâm nghiệp sẽ được hỗ trợ 8 triệu đồng/ha khi trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi) nhưng nếu chu kỳ sản xuất kéo dài sẽ gặp nhất nhiều rủi ro về thiên tai cùng với các khó khăn về vốn, hỗ trợ của nhà nước

không đủbù đắp các thiệt hại này. Tài sản lớn nhất của công ty lâm nghiệp là rừng và

đất rừng, nhưng đất lại là sở hữu toàn dân nên các công ty lâm nghiệp không được góp vốn hoặc thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị rừng để liên doanh trong các dự án sản xuất kinh doanh, vay vốn kinh doanh…điều này cũng ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.

Như vậy, hiện nay Chính phủ đã có hệ thống các cơ chế, chính sách toàn diện cho việc đầu tư bảo vệ phát triển rừng, chính sách cho đầu tư, hỗ trợ đầu tư, thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ...nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách bền vững cho các doanh nghiệp lâm nghiệp như công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi. Tuy nhiên, do kinh doanh rừng sản xuất có chu kỳ dài, rủi rui trong quá trình sản xuất cao, địa bàn hoạt động chủ yếu ở các vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khó khăn, các doanh nghiệp lâm nghiệp phải cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội nên các hỗ trợ của nhà nước chưa thực sựđủ lớn đểbù đắp

được những chi phí của doanh nghiệp bỏ ra, vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty sẽkhó khăn hơn.

- Điều kiện giao thông vận tải: Hiện nay, công ty đóng trên địa bàn có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, hệ thống đường giao thông phân đều khắp các khu vực

trong vùng, tạo điều kiện thuận lợi để vận xuất gỗ từbãi 2 đi tiêu thụ. Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn sâu cho thấy diện tích rừng sản xuất của công ty lại trải dài trên nhiều địa bàn của tỉnh Tuyên Quang, nhiều diện tích rừng ở những vùng có điều kiện

giao thông khó khăn, đồi núi cao, nhiều dây leo, máy móc khó vào nên việc vận chuyển gỗ từ rừng xuống bãi 1 khó khăn, làm cho chi phí khai thác tăng cao, bình

quân chi phí vận chuyển từ rừng xuống bãi 1 là mức là 65.000 đồng/m3 và được tính theo ha dựa trên trữlượng cây khai thác, chi phí khai thác là 230.000 đồng/m3 và được tính theo ha dựa trên trữlượng cây khai thác.

- Về khách hàng: Khảnăng tiêu thụ các sản phẩm gỗ nguyên liệu dễ dàng do nhu cầu xã hội ngày càng cao và công nghiệp chế biến phát triển, đặc biệt là chế biến gỗ

bóc với qui mô hộ gia đình đang phát triển ở khắp mọi khu vực. Cùng với đó là nhu

cầu gỗ nguyên liệu để sản xuất giấy cũng rất cao. Kết quả phỏng vấn sâu Trưởng, phó phòng kinh doanh cho biết, khách hàng chủ yếu hiện nay của công ty là Công ty cổ

phần lâm sản Nam Định, Tổng công ty giấy Việt Nam, Ban Quản lý dự án phát triển lâm nghiệp Tuyên Quang, ...Tuy nhiên, cũng theo kết quả phỏng vấn sâu, hiện nay giá cả các loại gỗcũng có nhiều biến động: Giá gỗ tròn loại 1 có đường kính từ 25 cm trở

lên có giá cao nhất từ 2.600.000 đồng – 2.900.000 đồng/m3 (thường chu kỳ khai thác từ 9-12 năm; Giá gỗ tròn loại 2 có đường kính từ 22 đến dưới 25 cm có giá từ

2.200.000 đồng – 2.500.000 đồng/m3 (chu kỳ khai thác là 7-9 năm), giá cả phụ thuộc vào từng thời điểm, từng khối lượng xuất bán. Tuy nhiên, khi kéo dài chu kỳ khai thác sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro như mưa bão làm đổ, gẫy cây, cây bị bệnh, bị chết, cùng với đó là ứđọng vốn kinh doanh. Vì vậy, hiện nay chu kỳ khai thác của công ty

thường từ 6-7 năm, nên đường kính gỗ nhỏ, chủ yếu được bán cho các công ty sản xuất giấy, thường bị khách hàng ép giá nên doanh thu không cao, chi phí cao nên lợi nhuận thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)