8. Bố cục luận văn
3.2.2. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả cúa
hiệu quả của báo điện tử trong đấu tranh chống tiêu cực
Đối tượng tiếp nhận thông tin, thông điệp về giáo dục nói chung và gian lận trong thi cử, thi tốt nghiệp THPT nói riêng trên báo điện tử hiện nay khá đa dạng về trình độ, lứa tuổi, giới tính, hoàn cảnh, nghề nghiệp.... ; đặc biệt là với
sự phát triển ồ ạt của công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện, nhu cầu thụ hưởng thông tin báo chí của nhóm công chúng cũng thay đổi. Dù khác nhau ở nhiều điểm, bạn đọc của các loại hình báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng đều có cùng yêu cầu về một nguồn tin chính xác, cập nhập, đa dạng và liên tục. Tuy nhiên, các bài báo viết về gian lận trong thi cử nói chung, thi tốt nghiệp THPT nói riêng trên báo điện tử hiện nay vẫn còn mang tính đơn lẻ, rập khuân, lặp lại nội dung. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu của độc giả, các tờ báo điện tử cần đáp ứng được nhu cầu của độc giả bằng việc đổi mới mình trên cả phương diện nội dung và hình thức thể hiện về vấn đề gian lận trong thi cử nói chung, thi tốt nghiệp THPT nói riêng.
- Về nội dung
Sự cần thiết phải tăng cường nhóm bài viết tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cần tăng cường hơn nữa việc đăng tải các văn bản quy định của Nhà nước, các ngành, các cấp hướng dẫn những thủ tục, yêu cầu cần thiết khi thực hiện một việc nào đó. Giải thích kỹ các quy định bằng văn bản để nhân dân cũng như các cán bộ, giáo viên có liên quan hiểu rõ, làm đúng theo quy định. Điều này có tác dụng giáo dục, phòng ngừa những sai sót do thiếu hiểu biết.
Bằng những bài viết dưới nhiều hình thức khác nhau, với ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu cho các đối tượng bạn đọc khác nhau, các cơ quan báo điện tử nên giải thích pháp luật vằng cách nên ra các sự việc cụ thể cho người đọc hiểu rõ hơn quyền lợi của người dân; những việc làm đúng, sai trong lĩnh vực giáo dục nói chung và chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng giúp người dân hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm công dân của mình, kịp thời phát hiện, có tiếng nói đấu tranh chống những biểu hiện, hành vi gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành giáo dục.
Các báo cũng nên nhấn mạnh đến những hậu quả xã hội lâu dài, tác hại của gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng đến cuộc sống, tinh thần của nhân dân, đến phát triển KT, VH-XH của đất nước nhằm tạo ra sự công bằng cho nhân dân, thúc đẩy dư luận xã hội đối với các tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng; đồng thời, nâng cao hiểu biết cho nhân dân. Điều đó có tác dụng giáo dục, định hướng những suy nghĩ đúng đắn cho nhân dân để nhân dân tham gia tích cực đấu trang phòng, chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng trong giáo dục.
Muốn có được những bài báo hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc, ngoài việc am hiểu, tìm tòi về chủ đề này, người viết cũng cần được tạo điều kiện lấy các nguồn tin phục vụ đề tài từ các cơ quan chức năng, các đơn vị quản lý, cũng như tham vấn ý kiến của các nhà lãnh đạo, chuyên gia thuộc lĩnh vực này, nhằm đảm bảo các dự báo là chính xác và phù hợp với xu hướng phát triển.
Để thông tin, thông điệp về gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng thực sự hiệu quả và hấp dẫn đối với độc giả, cần đổi mới nội dung thông tin, thông điệp sao cho phù hợp với từng đối tượng. Thông tin, thông điệp về gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng không chỉ giành cho học sinh phổ thông, cho gia đình, nhà trường và xã hội. Do vậy, nguồn tin cũng không chỉ tập trung vào lĩnh vực gian lận thi cử, tiêu cực, tham ô, tham nhũng và đạo đức nhà giáo.
Thông tin, thông điệp về gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng cần được thực hiện theo các chủ đề, chủ điểm, thực hiện liên tục trong thời gian cả năm. Nên tránh tình trạng các báo chỉ tập trung phản ánh công tác phòng, chống gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng như một nhiệm vụ, thông tin, thông điệp dàn trải nhưng không thể hiện được tính vấn đề, ít mang lại hiệu ứng. Sau đó, hết mùa thi cử, thông tin,
thông điệp về gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng lẻ tẻ, thậm chí vắng mặt hẳn trên các trang về giáo dục.
Cuối cùng, các báo viết về vấn đề thông điệp gian lận thi tốt nghiệp THPT nên tham vấn, lấy ý kiến của nhiều thành phần bạn đọc trong xã hội hơn nữa. Nắm bắt được đa dạng, chính xác tâm tư nguyện vọng của quần chúng, cũng có thể giúp nhà báo xác định được mục tiêu, lựa chọn đề tài nhằm tuyên truyền hợp lý, đáp ứng đúng và đủ điều mà bạn đọc cần mà chưa thể tìm hiểu.
- Về hình thức
Các báo cần tăng cường hơn nữa chất lượng các bài báo viết về đề tài này. Tăng thời lượng đăng tải trong suốt cả năm chứ không nên chỉ tập trung ồ ạt trong thời điểm trước thi và sau thi như đang diễn ra, rồi sau đó lại không phản ánh hoặc thưa thớt, lẻ tẻ, không chủ đích.
Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục thường xuyên và cố định để công chúng tiện theo dõi.
Đổi mới thể loại, ngôn ngữ theo phương thức hiện đại hóa thông tin. Cần tăng cường các thể loại như phóng sự, phỏng vấn người có thẩm quyền trong ngành giáo dục để tăng độ tin cậy của vấn đề.
Ngôn ngữ phi văn tự (đồ họa, hình ảnh, bảng - biểu đồ....) cần được sử dụng triệt để trong các trường hợp cần thiết nhất. Những bài viết phi văn tự nhiều khi có khả năng truyền đạt thông tin, thông điệp và tạo cảm xúc cho người đọc nhanh hơn cả câu chữ. Bên cạnh đó, tít và sapo ngắn gọn, ấn tượng, nêu được thông tin, thông điệp cốt lõi cũng như là vấn đề quan trọng hàng đầu của báo chí hiện đại.