Phân tích nội dung thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT trên các báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 54 - 68)

8. Bố cục luận văn

2.2. Khảo sát thực trạng thông điệp vấn đề gian lận thi tốt nghiệp THPT trên các

2.2.2. Phân tích nội dung thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT trên các báo

trên các báo điện tử được khảo sát

Với 9.084 tin, bài thu được ở trên có đề cập đến vấn đề gian lận thi tốt nghiệp THPT. Dựa vào tên tiêu đề chính và nội dung các bài báo phản ánh viết về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp THPT, chúng tôi tiếp tục chia nhỏ, phân loại nội dung các thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT và thu được kết quả như sau (xem bảng 2.2):

Bảng 2.2 Nội dung các thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT trên 03 báo điện tử được khảo sát từ tháng 6/2018 - 6/2019

Nội dung thông điệp

Các báo Tổng

số Tuổi trẻ

Online

Vnexpress Dân trí

Thông điệp về các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống gian lận thi tốt nghiệp THPT

525 396 506 1427

Thông điệp về các hành vi và khung hình phạt cho tội gian lận thi tốt nghiệp THPT

1.932 1.738 1.960 4.730

Thông điệp về trách nhiệm và đạo đức nhà giáo

663 490 698 1851

Thông điệp nêu những gương sáng trong việc phát hiện ra các cá nhân, tập thể gian lận thi tốt nghiệp THPT

57 57 62 176

Tổng số 3.177 2.681 3.226 9.084

(Thông kê trên 03 báo điện tử được khảo sát của tác giả luận văn, 07/2019)

Nhìn vào bảng 2.2, có thể thấy rằng báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng thời gian qua đã phản ánh rất mạnh mẽ về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp THPT. Trong các thông điệp phản ánh về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp THPT của ngành giáo dục, thì thông điệp về các hành vi và khung hình phạt cho tội gian lận thi tốt nghiệp THPT có số lượng bài viết nhiều nhất chiếm từ 45,552,1%; tiếp đó là thông điệp về trách nhiệm và đạo đức nhà giáo chiếm

20,4%; thông điệp về các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống gian lận thi tốt nghiệp THPT chiếm 15,7%; còn lại thông điệp nêu những gương sáng trong việc phát hiện ra các cá nhân, tập thể gian lận thi tốt nghiệp THPT chỉ chiếm có 1,9%.

- Thông điệp về các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống gian lận thi tốt nghiệp THPT

Theo Đề án đổi mới toàn diện giáo dục “Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân, là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò một nhân tố quyết định để thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KT- XH ”, Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua đã có nhiều chủ trương đường lối, chính sách pháp luật nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong đó có nội dung về phòng, chống gian lận thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng.

Với vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, của chức xã hội, 03 tờ báo tuoitre.vn, vnexpress.net, dantri.com.vn đã rất năng động, tích cực trong việc thông tin, thông điệp về các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống gian lận thi tốt nghiệp THPT đến với bạn đọc trong cả nước, nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin mới nhất, toàn diện nhất.

525 396 506 0 100 200 300 400 500 600 Tuổi trẻ

Online Vnexpress Dân trí

Biểu đồ 2.2 So sánh số lượng các tin, bài thông điệp về các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống gian lận thi tốt nghiệp THPT trên

các báo điện tử được khảo sát từ tháng 6/2018- 6/2019

Trong thời gian từ tháng 6/2018 - 6/2019 trên các báo điện tử được chọn khảo sát đều có số lượng lớn các bài viết mang thông điệp về các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống gian lận thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, báo Tuổi trẻ Online có số lượng tin bài nhiều nhất 525 bài; tiếp đến là báo Dân trí với 506 bài; và cuối cùng là VnExpress với 396 bài.

Thông tin về các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống gian lận thi tốt nghiệp THPT được coi là thông tin cơ bản cần thiết nhất, là cơ sở giúp cho nhà trường, các cơ quan chức năng, các địa phương và các cá nhân có thể căn cứ vào đó để cập nhập thông tin, chấp hành đúng và có những quyết định phù hợp.

Trong những năm qua, hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi cử đã rung lên hồi chuông báo động lớn. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018, cả nước đã xảy ra 3 vụ gian lận thi cử, nâng điểm, sửa chữa điểm thi có quy mô lớn lên đến 222

thí sinh đã được sửa điểm để nhập học vào 26 trường Đại học. Có trường hợp học sinh được nâng điểm nhiều nhất là 29,95 điểm tại Hà Giang.

Theo kết quả điều tra của cơ quan công an về vụ gian lận thi tốt nghiệp THPT tại Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang....đã chạy điểm với số tiền lên đến 500 triệu/suất: “Theo thông tin chúng tôi được biết thì 2 học sinh này được chạy điểm với giá khoảng 500 triệu đồng. Vì vậy, trước mắt kiến nghị HĐXX xem xét, điều tra 2 thí sinh này” [Báo Tuổi trẻ, ngày 18/10/2019]; có người sử dụng quan hệ để nhờ vả và mua điểm thi “Ngày 29/06/2018, một người tên Nga làm ở Sở Tài chính, Hà Giang (số điện thoại 0912.437.xxx nhắn tin cho bị cáo Chính nhờ giúp cho thí sinh Nguyễn Bằng Nguyên, tại 3 môn thi toán, văn, ngoại ngữ: Bạn à mình là Nga Sở Tài chính, mình có đứa cháu thi lớp 12 vừa rồi, bạn giúp mình nhé” [Báo Dân trí, ngày 18/10/2019].

Đứng trước thực trạng trên các báo đã tập trung đưa tin về các quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc nghiêm khắc xử lý các hành vi vi phạm, phạm tội này: “Phó Chủ tịch Hà Giang bị xem xét trách nhiệm vì gian lận thi cử” [Báo Tuổi trẻ Onlien, ngày 6/6/2019]; “Sơn La khai trù 8 đảng viên liên quan gian lận thi cử” [Báo Tuổi trẻ Onlien, ngày 28/5/2019]; “Phó thủ tướng Trương Hòa Bình: xử lý gian lận thi cử không có vùng cấm” [Báo VnExpress, ngày 4/6/2019]; “Bộ Công an trả về Hòa Bình 28 sinh viên được nâng điểm” [Báo VnExpress, ngày 9/4/2019]; “Bộ trưởng Giáo dục: Chấm thi THPT quốc gia sẽ được giám sát chặt” [Báo VnExpress, ngày 26/10/2018]; “Thủ tướng phê bình địa phương xảy ra sai phạm thi THPT quốc gia” [Báo VnExpress, ngày 20/8/2018]; “Bộ Giáo dục khẳng định thí sinh gian lận điểm thi sẽ bị thôi học” [Báo VnExpress, ngày 11/8/2018]; “Chặn gian lận thi THPT quốc gia năm 2019: Thanh tra chéo trong chấm thi trắc nghiệm” [Báo Dân trí, ngày 15/5//2019]; “Tước danh hiệu công an nhân dân với thiếu tá liên quan đến gian lận thi cử” [Báo Dân trí, ngày 26/3//2019]; “Thầy giáo làm lộ đề, 473 học sinh phải thi lại” [Báo Dân trí, ngày 22/12//2019]; “Hòa Bình:

Tát cả cá nhân tham gia hội đồng thi THPT quốc gia phải kiểm điểm” [Báo Dân trí, ngày 31/8//2018].... những bài viết này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của báo chí, sức mạnh công khai đã dũng cảm tố cáo những vụ việc tiêu cực tồn tại nhiều năm nay. Công luận bắt đầu có niềm tin khi thấy nhiều tiêu cực trong thi tốt nghiệp THPT được xử lý nghiêm minh, những người tố cáo tiêu cực được báo chí bảo vệ; những vụ việc không được xử lý thấu đáo đều được báo chí theo sát, lên tiếng để các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét lại quyết định.

Với vai trò là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng đã làm tốt nhiệm vụ thông tin nhanh nhạy, kịp thời, đa chiều, đưa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thông điệp gian lận thi tốt nghiệp THPT, báo chí đưa tin phong phú, đa dạng, cập nhập nhanh chóng.

- Thông điệp về các hành vi và khung hình phạt cho tội gian lận thi tốt nghiệp THPT

Qua khảo sát trên 03 báo điện tử được chọn khảo sát, tôi nhận thấy kết quả thông tin, thông điệp về các hành vi và khung hình phạt cho tội gian lận thi tốt nghiệp THPT chiếm tỷ lệ có các bài viết cao nhất trong thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT với 4.730 tin, bài, trong đó, báo Dân trí và báo Tuổi trẻ có số lượng tin bài lớn hơn 1.900 tin, bài (xem biểu đồ 2.4).

1.932 1.738 1.960 1.600 1.650 1.700 1.750 1.800 1.850 1.900 1.950 2.000

Tuổi trẻ Online Vnexpress Dân trí

Biểu đồ 2.3. So sánh số lượng các tin, bài thông điệp về các hành vi gian lận thi tốt nghiệp THPT trên 03 báo điện tử được khảo sát từ tháng

6/2018- 6/2019

Với việc tuyên truyền về nội dung này, mục đích là giúp công chúng hiểu thế nào là hành vi, dấu hiệu và tác hại của tiêu cực, gian lận thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng đối với xã hội. Khi hiểu được hành vi này sẽ giúp cho công chúng phòng ngừa những hành động sai trái, là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, gian lận thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành giáo dục.

Thông thường hành vi gian lận thi cử thường được biết đến phổ biến như: mang theo tài liệu vào phòng thi, chép bài của người khác, sử dụng các phương tiện thiết bị nhắc bài... Tuy nhiên, năm 2018 với hình thức xét tuyển thi tốt nghiệp và đại học nhập làm một đã nảy sinh hình thức gian lận thi cử mới bằng việc người gian lận vì nhận tiền hối lộ, vì “quan hệ xã hội” đã trực tiếp sửa chữa bài thi có tổ chức và đường dây.

Bài viết “Cán bộ giáo dục Sơn La sửa điểm bài thi THPT quốc gia thế nào?” trên báo VnExpress ngày 21/1/2019 cho biết hình thức gian lận thi THPT tại Sơn La được thực hiện thông qua hành động gian lận của Tổ trưởng

Trần Xuân Yến đã không đúng theo quy định lập biên bản giao nhận bài thi, cho phép sửa bài, nâng điểm thí sinh, bài báo chia sẻ: “Khi quét bài thi xảy ra lỗi (thiếu bài thi; bài bị cắt do khi cắt túi đựng bài thi cắt phải), ông Yến không lập biên bản ghi nhận, không niêm phong ngay lô bài thi vừa quét xong theo đúng quy định. Ông Yến đồng thời cho phép tổ xử lý bài thi trắc nghiệm sửa bài thi, nâng điểm cho thí sinh. Lô bài đã sửa chữa sau đó được quét để lấy kết quả báo cáo Bộ Giáo dục, Chủ tịch Hội đồng thi. Việc sửa bài thi trắc nghiệm cho 44 thí sinh được thực hiện bằng cách rút các bài thi của thí sinh rồi sửa đáp án. Có 4 thí sinh trong đó được ông Đặng Hữu Thủy trực tiếp nhận giúp, một em do bà Cầm Thị Bun Sọn trực tiếp nhận sửa” [Báo VnExpress].

Bài viết “Nhóm cán bộ giáo dục Sơn La sửa điểm vì “sợ sếp” trên báo Tuổi trẻ Online ngày 16/10/2018, bài báo trích lời của bà Nguyễn Thị Hồng Nga “cầm danh sách thí sinh cần nâng điểm khi sếp đưa và buộc phải thực hiện theo yêu cầu”. Bài báo đã đi sâu vào phân tích hành vi gian lận của nhóm đối tượng này: “Vì động cơ vụ lợi cùng với việc lợi dụng chức vụ, các bị cáo đã cùng nhau nâng điểm cho 44 thí sinh, từ 29/6 đến 3/7/2018. Đầu tiên, tổ xử lý bài thi trắc nghiệm do bị cáo Trần Xuân Yến (Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La) làm tổ trưởng không niêm phong để dễ lấy bài thi ra sửa. Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng) sau đó rút và sửa bài thi theo danh sách các thí sinh được nhờ sửa điểm bằng hai cách. Thứ nhất, bà đối chiếu đáp án sửa từng câu, câu nào sai thì tẩy đi và dùng bút chì tô lại vào ô đáp án đúng sao cho số điểm đạt yêu cầu nhờ nâng. Thứ hai, bà tẩy toàn bộ ô tròn phần trả lời sau đó tô lại phần trả lời theo đáp án đúng. Sửa xong, bà Nga và bị cáo Đặng Hữu Thủy (phó hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu) xóa hết ảnh các bài thi gốc từng môn và đẩy ảnh các bài thi đã quét lại vào thư mục tương ứng từng môn, điểm thi. Mỗi lần quét lại, bà Nga đều thay đổi hệ thống giờ trên máy tính để

phù hợp với thời gian quét ảnh bài thi gốc trước đó. Quá trình sửa bài đều được hai cán bộ công an là bị cáo Đỗ Khắc Hưng và Đinh Hải Sơn hỗ trợ mở cửa Phòng xử lý bài thi trắc nghiệm” [Báo Tuổi Online, ngày 16/10/2018 ].

Đề cập đến những hành vi gian lận thi tốt nghiệp THPT có hàng loạt các bài viết khác như: “Chỉ nhờ xem điểm, cám ơn 300 triệu” [Báo Tuổi trẻ Online, ngày 16/10/2018]; “Nhờ nâng điểm để tạo phúc” [Báo Tuổi trẻ Online, ngày 16/10/2018]; “Giám đốc Sở: Con bí thư đấy‟, phó giám đốc: „Em biết rồi” [Báo VnEpress, ngày 15/10/2019]; “Gian lận ở Hòa Bình: nhận hơn 1 tỉ để sửa bài thi” [Báo VnEpress, ngày 21/9/2019]; “Thí sinh được nâng gấp đôi điểm do giáo viên „chấm ẩu‟” [Báo VnEpress, ngày 4/6/2019]; “Nhóm cán bộ giáo dục Sơn La sửa điểm vì 'sợ sếp'” [Báo Dân trí, ngày16/10/2019 “Gian lận thi cử Sơn La: 97 bài thị bị thay đổi điểm” [Báo Dân trí, ngày 24/3/2019]; “Gian lận điểm thi ở Hòa Bình „tinh vi, xảo quyêt‟ hơn Sơn La” [Báo Dân trí, ngày 3/8/2018]; “Ra nghĩa trang hủy bài thi gốc: Sự xấu hổ cùng cực!” [Báo Dân trí ngày 2/8/2018]... Như vậy, có thể thấy các nhà báo đã cố gắng trong quá trình khai thác thông tin, sử dụng nghiệp vụ điều tra của báo chí để thông tin về những biểu hiện của những hành vi gian lận thi tốt nghiệp THPT, góp phần chỉ ra nguyên nhân và những hậu quả xã hội của hành vi gian lận thi tốt nghiệp THPT.

Báo Tuổi trẻ Online có bài “Phó giám đốc Sở Giáo dục Sơn La bị khởi tố trong vụ gian lận điểm thi” ngày 31/7/2018. Theo như bài báo trích dẫn cho biết: “ngày 31/7, Cơ quan An ninh điều tra (Công an tỉnh Sơn La) khởi tố bị can với ông Trần Xuân Yến (Phó giám đốc Sở Giáo dục Sơn La, Phó chủ tịch Hội đồng thi, Tổ trưởng Tổ chấm thi trắc nghiệm) cùng bà Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, ủy viên Tổ chấm thi trắc nghiệm); Cầm Thị Bun Sọn (Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, ủy viên Tổ chấm thi trắc nghiệm); Đặng Hữu Thủy (Phó hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu, ủy viên Tổ chấm trắc nghiệm); Lò Văn Huynh (Phó trưởng

phòng Khảo thí, ủy viên Ban Chỉ đạo, Ủy viên Hội đồng thi, Trưởng ban Thư ký) để điều tra về những sai phạm tại Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 của tỉnh Sơn La. 5 bị can cùng bị điều tra về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo điều 356 Bộ luật Hình sự 2015. Ba người bị bắt; ông Yến và bà Sọn được tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú” [Báo Tuổi trẻ Online, ngày 31/7/2018].

Báo VnEpress ngay sau khi phát hiện ra vụ việc gian lận điểm thi tốt nghiệp THPT có bài “8 người nhận sửa điểm thi THPT ở Sơn La sắp hầu tòa” ngày 29/8/2018. Bài báo cho biết: “Hôm nay, chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Quản Hữu Chiến ký quyết định đưa 8 bị can ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, theo khoản 1 điều 356 Bộ luật Hình sự 2015. Các bị can gồm: Trần Xuân Yến (cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh); Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng); Cầm Thị Bun Sọn (cựu phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng); Đặng Hữu Thủy (cựu phó hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu); Lò Văn Huynh (cựu phó trưởng phòng Khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo); Nguyễn Thanh Nhàn (cựu phó trưởng phòng khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo); Đinh Hải Sơn (cựu thiếu tá, nguyên đội phó đội giáo dục, Phòng an ninh chính trị nội bộ); Đỗ Khắc Hưng (cựu trung tá, cán bộ phòng An ninh chính trị nội bộ)” [Báo VnEpress, ngày 29/8/2018]. Hay bài “Thiếu tá công an bị tước quân tịch vì liên quan gian lận điểm thi” ngày 25/3/2019. Bài báo cho biết: “Ngày 25/3, Công an tỉnh Sơn La công bố quyết định tước danh hiệu công an nhân dân với thiếu tá Đinh Hải Sơn (nguyên đội phó đội giáo dục,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 54 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)