8. Bố cục luận văn
3.2.1. Đảng và Nhà nước cần có cơ chế chính sách hợp lý tạo điều kiện cho báo chí
kiện cho báo chí chống gian lận thi cử trong giáo dục
Báo chí Việt Nam là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Báo chí tuyên truyền phổ biến đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, phản ánh nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Nằm trong nhiệm vụ chung đó, báo điện tử đã và đang nỗ lực hết mình để thực hiện tròn trịa vai trò của mình.
Vai trò của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng trong giáo dục đã rất rõ ràng, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào của Đảng và Nhà nước đưa ra cơ chế đảm bảo cho báo chí tham gia chống gian lận tiêu cực trong giáo dục nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng. Vì vậy, cần phải
có cơ chế quy định cụ thể, rõ ràng vai trò, phạm vi hoạt động của báo chí; mức độ quyền hạn và trách nhiệm của báo chí tham gia chống tiêu cực, gian lận trong thi cử. Như vậy, sẽ giúp cho báo chí thấy rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của mình để chủ động tham gia đấu tranh chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng có hiệu quả hơn; trách tình trạng đứng ngoài cuộc hoặc vượt phạm vi quyền hạn của báo chí, can thiệp quá sâu vào vụ việc, làm rối thêm tình hình, gây khó khăn cho cơ quan điều tra, xét xử. Đồng thời, phải có những quy định để bảo vệ phóng viên báo chí khi phát hiện, phanh phui sự việc tiêu cực gian lận thi cử một cách chính xác. Đơn cử, vụ việc phản ánh gian lận thi tốt nghiệp THPT tại Sơn La, mặc dù đã có đầy đủ giấy tờ và thẻ tác nghiệp tại phiên tòa xét xử vụ gian lận điểm thi tốt nghiệp THPT tại Sơn La, nhưng lực lượng chức năng của tòa án nhân dân tỉnh Sơn La không cho phóng viên tác nghiệp bằng điện thoại. Bên cạnh đó, phải xử lý nghiêm minh đối với những người lợi dụng báo chí vi phạm pháp luật, vu cáo, bịa đặt, nói sai sự thật.
Nhà nước ta cần phải có quy hoạch và phương thức đào tạo các nhà báo viết về giáo dục nói chung và gian lận trong thi cử, thi tốt nghiệp THPT nói riêng. Cụ thể là Nhà nước cần phải xác định coi trọng báo chí trong việc tham gia vào phòng, chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng tức là nhìn nhận đúng vai trò của nhà báo – những người trực tiếp sáng tạo các tác phẩm báo chí và truyền tải tới công chúng. Chính vì vậy, việc đào tạo đội ngũ nhà báo có tâm và có tầm nằm trong chiến lược quốc gia rất quan trọng. Với vai trò là người đi đầu, Nhà nước cần có quy hoạch và phương thức đào tạo các nhà báo trong việc thông tin về các vấn đề liên quan đến giáo dục nói chung và gian lận trong thi cử, thi tốt nghiệp THPT nói riêng. Mục đích của việc này là tạo nên những thế hệ nhà báo vừa có kiến thức, vừa có kỹ năng trong việc truyền tải các thông điệp tới đông đảo công chúng. Số lượng nhà báo viết về giáo dục nói chung và gian lận trong thi cử, thi tốt nghiệp
THPT nói riêng cần được tập hợp lại và cử đi đào tạo theo chiến lược của Nhà nước. Song song với hoạt động này là sự ra đời của các lớp học, khóa đào tạo định kỳ theo từng giai đoạn. Việc đầu tư này cần thực hiện liên tục để chất lượng đội ngũ nhà báo luôn đảm bảo và nâng cao. Ngoài ra, cần có những quy định, chính sách hợp lý về đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ nhà báo làm công tác quản lý báo điện tử về giáo dục nói chung và gian lận trong thi cử, thi tốt nghiệp THPT nói riêng. Cán bộ quản lý phải có tri thức về báo điện tử, khoa học công nghệ thông tin và quản lý, tri thức pháp luật.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tạo điều kiện để cung cấp cho báo chí những thông tin mới nhất, hay nhất, có tính thời sự. Các cuộc họp báo, các buổi hội thảo, tọa đàm về phòng, chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng cần phải được tổ chức thường xuyên sẽ là diễn đàn để báo chí thu thập thông tin, đối chất trực tiếp với các nhà quản lý giáo dục để báo chí có định hướng đúng đắn cho bài viết và thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT. Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên vì vụ việc gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành mình mà giấu giếm các phóng viên phải mất nhiều thời gian điều tra, chính điều này đã làm hạn chế vai trò của báo chí đối với công tác phòng, chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành giáo dục.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có cơ chế chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho những cán bộ trong quá trình chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành giáo dục.