Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý báo chí và các nhà báo, phóng viên có đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 112 - 117)

8. Bố cục luận văn

3.2.4. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý báo chí và các nhà báo, phóng viên có đủ

viên có đủ năng lực và trách nhiệm trong đấu tranh chống tiêu cực, gian lận trong giáo dục

Việc chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng là nhiệm vụ của của toàn Đảng, toàn dân trong đó có đội ngũ nhà báo. Xét trên lĩnh vực này thì các nhà báo có ưu điểm là thông tin nhanh chóng, kịp thời các vụ việc tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng. Nhiều nhà báo đã thâm nhập sâu vào lĩnh vực này để tìm hiểu, nghiên cứu, phát hiện các biểu hiện vi phạm pháp luật, vạch trần công khai dư luận. Mỗi vụ việc chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng dù lớn hay nhỏ đều có tiếng nói, có công lao của các nhà báo thể hiện ở những bài viết định hướng công luận tỏ thái độ bất bình, lên án trước những vụ việc tiêu cực hoặc biểu dương tinh thần dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của các cá nhân, tập thể giáo viên, nhà lãnh đạo....

Mỗi nhà báo khi sáng tạo nên tác phẩm báo chí của mình đều mong muốn có những bài viết hay, có sức hấp dẫn lôi cuốn với bạn đọc và có tác động đối với dư luận xã hội. Nhưng điều quan trọng hơn cả là sự tin cậy của bạn đọc đối với mỗi nhà báo, tờ báo. Sự tin cậy đó được hình thành từ phẩm

chất chính trị, năng lực và đạo đức của nhà báo thể hiện qua tác phẩm báo chí và trong giao tiếp xã hội của người làm báo. Sự trung thực của người viết được coi là phẩm chất hàng đầu quyết định uy tín của nhà báo, tờ báo đó. Đấu tranh chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng trong giáo dục là đứng về phía cái thiện đấu tranh với cái ác, đứng về phía pháp luật đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, trước hết nhà báo phải có cái tâm trong sáng, là người hiểu và thực thi pháp luật một cách nghiêm túc.

Chất lượng của tác phẩm báo chí tuyên truyền thông điệp trong tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng trong giáo dục phụ thuộc nhiều vào năng lực của phóng viên, biên tập viên. Nắm bắt kịp thời, nhanh nhạy của chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền định hướng và phát hiện những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống để phản ánh một cách chân thực, khách quan sẽ giúp phóng viên, nhà báo tạo ra được những tác phẩm có giá trị, có khả năng dẫn dắt và định hướng dư luận xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh năng lực thì nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi nhà báo, phóng viên nằm trong thái độ thông tin chân chính.

Số lượng đội ngũ nhà báo, phóng viên sau hơn 30 năm đổi mới đã tăng lên gấp bốn, năm lần. Trong đó, những nhà báo , phóng viên trẻ có nhiều ưu thế hơn so với lớp cha anh đi trước đó là nền học vấn rộng, được đào tạo một cách bài bản, có kiến thức và năng động, làm việc trong môi trường hiện đại, thông tin nhiều, cơ hội tiếp xúc với thế giới rộng mở hơn trước rất nhiều. Đây rõ ràng là cơ hội để những ai thực sự cầu tiến bộ có khả năng đem hết tri thức của mình để làm việc lâu dài và hiệu quả. Tuy nhiên, có người do tu dưỡng, rèn luyện về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chưa đầy đủ, cùng với sự quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản thiếu chặt chẽ mà trở nên thoái hóa, biến chất. Trong xã hội, nhà báo vốn là nghề được xã hội nể trọng, được Nhà nước bảo hộ khi hành nghề nên càng được coi trọng. Người hoạt

động báo chí có vinh dự được ký tên dưới những tác phẩm của mình, nếu không giữ gìn cẩn thận dễ sinh ra bệnh háo danh, tự huyễn hoặc mình, coi thường người khác. Báo chí thực sự trở thành quyền lực trong xã hội, quyền lực hình thành dư luận xã hội. Do vậy, nó vô cùng nhạy cảm khi viết cái gì, đăng ở thời điểm nào, xử lý thông tin như thế nào đòi hỏi mỗi nhà báo, phóng viên phải có cái tâm trong sáng, thông minh, chủ động, bản lĩnh và nhạy cảm. Đứng trước những sự kiện quan trọng của đất nước, của nhân dân, viết cái gì, xử lý thông tin đến đâu luôn phải gắn chặt với trách nhiệm của mình để tạo nên những tác phẩm báo chí có chất lượng, nhân rộng tấm gương điển hình người tốt, việc tốt trong xã hội. Những bài viết có chứa thông tin, thông điệp trong việc chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của giáo dục cũng đem lại cho công chúng niềm tin ở sự thật, lẽ phải, sự công bằng nghiêm minh của pháp luật. Có thể nói, hầu hết ở các vụ tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành giáo dục được đưa ra ánh trong thời gian qua đã có những đóng góp tích cực trong việc phát hiện, đưa ra công luận những thông tin sắc sảo, công phi. Để có được những thông tin kịp thời và chính xác, nhà báo phải bỏ ra rất nhiều công sức, thậm chí phải vượt qua những áp lực rất lớn do chính những người vi phạm pháp luật gây ra.

Các nhà báo đều vì mục tiêu duy nhất là sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dân tộc, vì Đảng. Do đó, tất cả các tội phạm đều phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh trước pháp luật, không loại trừ ai, bất cứ cấp bậc nào. Tuy nhiên, thực tế khi tham gia vào việc phòng, chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành giáo dục có sự việc báo chí viết đúng nhưng vẫn còn có những bài báo thiếu thông tin khách quan, không trung thực, ca gợi hoặc phê phán không đứng sự thật với nhiều động cơ khác nhau, làm lộ bí mật sự việc đang trong giai đoạn điều tra, gây ảnh hưởng không tốt đối với dư luận. Với trách nhiệm

của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trong những năm qua, Bộ TT&TT đã ban hành một số văn bản pháp quy, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, xây dựng cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, các nhà báo hoạt động nghề nghiệp đạt hiệu quả cao, giảm bớt tối thiểu những sai sót không đáng có. Song, điều căn bản có tính quyết định vẫn là tính tự giác của những người làm báo, những người đứng đầu cơ quan báo chí, có bản lĩnh, trung thực, ngay thẳng, dũng cảm với trách nhiệm xã hội của công dân đấu tranh với cái xấu, tiêu cực, bảo vệ đến cùng những điều tốt đẹp vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Cùng với việc chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ nhà báo có đủ tâm, đủ tầm trong hoạt động chuyên môn nói chung và trong việc phòng, chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành giáo dục. Vai trò lãnh đạo của các cơ quan báo chí mà cụ thể là các cơ quan chủ quản và Tổng Biên tập có vai trò không kém phần quan trọng. Tổng Biên tập có toàn quyền quyết định nội dung, chất lượng tin bài của cả tờ báo. Về mặt xã hội, Tổng Biên tập có trách nhiệm pháp lý cao nhất đối với tờ báo của mình, về những quan điểm mà tờ báo đăng tải. Vì vậy, họ có trách nhiệm rất lớn trong việc tổ chức, chỉ đạo nội dung bài, chất lượng cũng như những sai phạm của tờ báo. Vì vậy, ngoài việc nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc xử lý bài, Tổng Biên tập phải có trách nhiệm cao trong việc quản lý đội ngũ phóng viên, biên tập viên của mình để không xảy ra tiêu cực, hoặc nếu có xảy ra phải có biện pháp kiểm điểm, kỷ luật nghiêm túc và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Và muốn làm tốt được công tác này đòi hỏi người đứng đầu cơ quan báo chí phải vững vàng về chính trị, nhạy bén về nghề nghiệp, phải có quy chế tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin và kiểm định thông tin, nhất là đối với những thông tin chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành giáo dục (quyết định đăng hay không? đăng ở thời điểm nào, liều lượng ra sao? có ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng hay không?).

Thực tế đã cho thấy, báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng là bộ phận quan trọng, tham gia tích cực vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng càng có vai trò quan trọng đặc biệt, nhất là trong việc phát hiện, đấu tranh chông tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành giáo dục, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tích cực.

Muốn đạt được yêu cầu, nhiệm vụ nêu trên, nhà báo khi viết bài về chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành giáo dục cần xác định đúng trọng tâm và mục tiêu, viết với thái độ và động cơ trung thực, trong sáng, có trách nhiệm, đúng mức, không nói tràn lan. Nêu các vụ việc về tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành giáo dục phải rõ địa chỉ, tránh thổi phồng, nói chung chung hoặc “vơ đũa cả nắm” gây mơ hồ lẫn lộn trong dư luận. Mặt khác, cũng không nên quên một sự thật rằng, bên cạnh những mặt chưa tốt, những tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng cũng xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương sáng, điển hình tiên tiến tham gia đấu tranh phòng, chống tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành giáo dục cần được nêu gương, cổ vũ. Trách nhiệm của nhà báo, phóng viên trong việc thông tin, thông điệp về tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành giáo dục là hết sức nặng nề nhưng cũng vô cùng vẻ vang. Bản thân mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải ý thức rất cao điều này để những thông tin về tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành giáo dục thời gian tới ngày càng chất lượng và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 112 - 117)