Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 83)

8. Bố cục luận văn

2.3. Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế của

công, hạn chế của báo điện tử trong việc thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp THPT

2.3.1. Thành công và nguyên nhân của thành công

- Thành công

+ Báo điện tử đã luôn đồng hành cùng các cơ quan chức năng trong việc truyền tải các thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT

Qua khảo sát cho thấy, những thông điệp về vấn đề gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thời gian qua đã thực sự thu hút sự quan tâm và chú ý của dư luận xã hội. Các báo điện tử đã theo sát quá trình điều tra các vụ việc gian lận trong thi tốt nghiệp THPT của các cơ quan công an; quá trình truy tố các vụ án của ngành kiểm sát và các phiên tòa xét xử, kết quả cuối cùng của các vụ gian lận thi cử và các phiên xét xử, kết quả cuối cùng của các vụ xét xử gian lận thi tốt nghiệp THPT đến công chúng... với số lượng tin, bài đáng kể (xem bảng 2.1).

Các báo cũng đã đồng hành với cơ quan Đảng, Nhà nước nơi ban hành các chủ trương, chính sách về phòng, chống gian lận thi cử; các cơ quan chức năng: công an, kiểm sát, tòa án trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ gian lận thi.... qua việc dành thời lượng đáng kể để thông tin về công tác phòng, chống gian lận thi tốt nghiệp THPT (xem biểu đồ 2.3). Bên cạnh đó, báo điện tử cũng đã tích cực thông tin về các hình thức và hậu quả của việc gian lận thi tốt nghiệp THPT (biểu đồ 2.4 và biểu đồ 2.5). Điều này chứng minh rằng, thời gian qua báo điện tử đã luôn sát cánh, đồng hành cùng các cơ quan chức năng trong cuộc chiến chống gian lận thi tốt nghiệp THPT và đem đến cho công chúng những thông tin cập nhập.

Chính thường xuyên sát, sát sao đó báo điện tử đã góp phần trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức, thống nhất hành động, xây dựng niềm tin của toàn xã hội để tạo sự công bằng trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT. Giúp cho môi trường giáo dục trong sạch trong đào tạo nguồn lực con người; giúp cho những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nâng cao nhận thức trách nhiệm và hành động đúng theo quy định của pháp luật. Không chỉ vậy, báo điện tử còn là công cụ hữu hiệu trong việc đôn đốc các cơ quan chức năng, tạo áp lực xã hội trong việc xử lý các vụ việc gian lận thi tốt nghiệp THPT như ở Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình .... thời gian qua. Theo khảo sát điều tra xã hội học, có đến 84,7% ý kiến đánh giá của công chúng cho rằng báo điện tử đã đồng hành cùng và chỉ có 15,7% ý kiến công chúng cho rằng các thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT là không thiết thực lắm và đặc biệt là không có ý kiến nào của độc giả cho rằng báo điện tử đưa tin về gian lận thi tốt nghiệp THPT xa rời cuộc sống hay không thiết thực lắm.

Ông Hoàng Ngọc Vinh - Nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đồng tình với nhận xét này của công chúng và chia sẻ: “Báo mạng điện tử hiện nay là một trong những loại hình báo chí có tầm ảnh hưởng và mức độ quan trọng nhất hiện nay. Vì vậy, những

sự việc tiêu cực trong thi cử như các vấn đề gian lận thi tốt nghiệp THPT nổi cộm thời gian qua đã được báo điện tử thông tin đến với công chúng một cách nhanh nhất, mang tính thời sự rất cao. Mặt khác, lượng công chúng của báo điện tử rất rộng lớn, đặc biệt là giới trẻ. Vì vậy, thông tin về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp THPT chắc chắc sẽ thu hút sự quan tâm của đông đảo lượng công chúng trẻ này.... Có thể nói những thông điệp về vấn đề gian lận thi cử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018 trên báo điện tử là những thông tin chính xác, kịp thời và nhanh nhạy. Những thông điệp qua các bài báo đã góp phần làm giảm bức xúc của nhân dân, đặc biệt là những gia đình có con em tham gia kỳ thi đó. Và đặc biệt hơn nữa là những thí sinh vì “các hiện tượng gian lận” đã phải chịu thiệt thòi và mất lòng tin vào hệ thống giáo dục Việt Nam” (PVS, PL3).

Theo khảo sát cho thấy, những loạt bài, phóng sự, điều tra về những vụ gian lận thi tốt nghiệp THPT được đăng tải trên các báo đã phơi bày những sự thật, “vạch mặt chỉ tên”, góp phần đưa ra ánh sáng không ít những cá nhân, tập thể tham ô, tham nhũng để sửa bài thi, nâng điểm. Nhiều bài viết phản ánh một bộ phận không nhỏ những người dùng tiền và quan hệ để can thiệp sửa bài thi, nâng điểm... vi phạm đến quy định và luật pháp trong thi tốt nghiệp THPT. Đây không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin, mà còn tạo niềm tin của công chúng đối với báo chí, tạo dư luận xã hội trong đấu tranh chống gian lận trong thi tốt nghiệp THPT. Có những không ít vụ việc, qua phản ánh của báo chí đã trở thành những thông tin vô cùng hữu ích, là chứng cứ ban đầu để các cơ quan chức năng vào cuộc mở rộng điều tra làm rõ và đưa ra xử lý trước pháp luật.

Điển hình là vụ việc gian lận thi tốt nghiệp THPT tại Hà Giang. Báo điện tử VnEpress ngày 12/07/2018 có bài Những bất thường trong điểm thi THPT quốc gia Hà Giang. Đây có thể nói là vụ án có công đóng góp rất lớn của báo chí trong đó có báo điện tử. Từ thông tin tố cáo của công dân, báo chí

đã vào cuộc mạnh mẽ, góp phần đưa ra ánh sáng vụ án này. Kết quả khảo sát công chúng cho thấy có đến 75% số ý kiến của bạn đọc kỳ vọng báo điện tử ngày càng tăng dung lượng và đưa nhiều các vụ việc tiêu cực gian lận trong thi tốt nghiệp THPT như thời gian qua ra ánh sáng.

Nhà báo Quỳnh Trang, báo điện tử VnExpress cho biết: “Dù biết đây là nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm, nhưng mỗi nhà báo đều nỗ lực tham gia, có mặt ở khắp mọi ngõ ngách để nắm bắt sự kiện, phát hiện, điều tra những vụ việc tiêu cực, gian lận thi tốt nghiệp THPT. Thực tế cho thấy, có nhiều bài viết được đăng tải là những thông tin quý báu vạch trần tội tham nhũng, hối lộ trong ngành giáo dục” (PVS, PL3).

Có thể nói, những đóng góp của báo điện tử trong thông tin về những vụ án tham nhũng, hối lộ tiêu cực, gian lận trong thi tốt nghiệp THPT được đưa ra xét xử với các khung hình phạt thích đáng cho các tội danh tham nhũng, hối lộ tiêu cực, gian lận trong thi tốt nghiệp THPT thời gian 2018 đã góp phần răn đe, phòng ngừa chung, hạn chế phần nào sự phát sinh các hành vi tham nhũng, hối lộ tiêu cực, gian lận trong thi tốt nghiệp THPT trong năm 2019.

Ông Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch, Hội Khuyến học Việt Nam có chia sẻ: “Nhiều năm qua, hiện tượng gian lận trong thi tốt nghiệp THPT đã từng xảy ra. Năm nào, báo chí cũng có bình luận, phê phán gắt gao. Nhưng đến năm 2018, sự kiện gian lận trong thi tốt nghiệp THPT đã bộc lộ đến mức trầm trọng, tác hại không nhỏ đến lòng tin của nhân dân với giáo dục. Sự bất bình của cán bộ, công chức, giáo viên... đến mức những người lao động bình thường không còn kiềm chế được nữa. Báo điện tử đã vào cuộc kịp thời và theo đuổi quá trình xử lý các sai sót trong mùa thi năm 2018 rất đáng khen ngợi. Báo chí đã tỏ thái độ quyết liệt với những sai phạm này” (PVS, PL3).

Qua đây có thể thấy rằng báo điện tử đã thể hiện tốt vai trò là cầu nối với nhân dân, bước đầu tạo sự tin cậy, góp phần làm nhân dân tin tưởng, chủ

động, tích cực cung cấp thông tin, thông điệp giá trị về phòng, chống gian lận thi tốt nghiệp THPT cho báo chí.

+ Báo điện tử đã cơ bản chủ động trong việc phản ánh những nội dung thông điệp trong các vụ gian lận thi tốt nghiệp THPT

Nghị quyết số 29-NQ/TW Về vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Đảng đã chỉ rõ: “Đề cao vai trò, trách nhiệm của báo chí trong phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết dứt điểm các hiện tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo...”. Xác định rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí về công tác phòng, chống gian lận thi tốt nghiệp THPT, báo điện tử thời gian qua không chỉ dừng lại ở việc đưa ra các thông tin, thông điệp chung chung, mà xuất phát từ thực tiễn cuộc sống và trên cơ sở biện chứng, các báo đã chủ động thông tin, đưa ra các thông điệp đối với các vụ gian lận thi tốt nghiệp THPT.

Bà Chu Cẩm Thơ – Phó trưởng Ban phụ trách Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã khẳng định: “Hầu hết các cơ quan báo điện tử đã ý thức rõ trách nhiệm của mình, chủ động, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền các chue trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống gian lận thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng. Báo điện tử đã vào cuộc kịp thời và theo đuổi quá trình xử lý các sai sót trong mùa thi năm 2018 rất đáng khen ngợi. Báo chí đã tỏ thái độ quyết liệt với những sai phạm này” (PVS, PL3).

Như vậy, có thể nói, thời gian qua, báo điện tử đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình, xác định nhiệm vụ phòng, chống gian lận thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng mà Đảng và Nhà nước đã giao, chính vì vậy, báo điện tử đã không ngừng nỗ lực, chủ động cùng với toàn Đảng, toàn dân và hệ thống chính trị trong việc thông tin, thông điệp về các vụ việc gian lận thi tốt nghiệp.

+ Các thông điệp về công tác phòng, chống gian lận thi tốt nghiệp THPT tương đối phong phú và đa dạng

Điều này được thể hiện ở việc, đã có tới 5 nội dung liên quan đến vấn đề về gian lận thi tốt nghiệp THPT mà chúng tôi đã phân tích ở mục 2.2.1 trên. Chính vì sự đa dạng về nội dung nên đã có đến 63% cho rằng rất hài lòng và hài lòng về nội dung các thông điệp gian lận thi tốt nghiệp THPT trên báo điện tử hiện nay.

Ông Hoàng Ngọc Vinh - Nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhận xét: “Nhìn chung, dung lượng thông tin thông điệp về vấn đề này tương đối khá hợp lý, đúng pháp luật, tuy nhiên cần nhiều bài báo phân tích mang tính chiều sâu hơn nữa bên cạnh lượng tin, bài phản ánh, phóng sự khá lớn” (PVS, PL3).

+ Các tin, bài phản ánh về các thông điệp gian lận thi tốt nghiệp THPT trên báo điện tử cơ bản đảm bảo tính thời sự, nhanh nhạy

Kể từ khi báo điện tử ra đời, hệ thống này đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ chính trị gắn với lợi ích của nhân dân, liên tục và thường xuyên cung cấp các thông tin, thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt là những thông điệp về việc phát hiện ra những đối tượng lợi dụng chức vụ để thực hiện hành vi tham ô, tham nhũng, nâng điểm cho các học sinh có học lực yếu kém để đủ điều kiện vào học các trường đại học đã khiến cho dư luận xã hội quan tâm, báo điện tử đã làm rất tốt nhiệm vụ thông tin, thông điệp bảo đảm tính thời sự, nhanh nhạy, chính xác đến công chúng độc giả.

Có thể nói, bất kể thời gian nào, các thông tin, thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT đều được các báo cập nhập kịp thời, gần như ngay lập tức.

Ví dụ về vụ gian lận thi cử ở Hà Giang trên báo VnExpress ngày 12/7/2018 có bài “Những bất thường trong điểm thi THPT quốc gia của Hà Giang”; thông tin này tiếp tục được báo cập nhập và những ngày tiếp theo theo diễn biến của vụ việc: ngày 14/7/2018 “Đoàn công tác của Bộ Giáo dục

lên Hà Giang xác minh bất thường điểm thi”; 17/7/2018 “Bộ Giáo dục khẳng định có sai phạm trong chấm thi tại Hà Giang”; ngày 17/7/2018 “Phó phòng Sở Giáo dục Hà Giang nâng điểm cho 114 thí sinh”; ngày 19/7/2018 “Khởi tố vụ án gian lận điểm thi ở Hà Giang”; ngày 23/7/2018 “Trưởng phòng khảo thí Hà Giang bị bắt trong vụ án nâng điểm thi”; 11/8/2018 “Bộ Giáo dục khằng định thí sinh bị gian lận điểm sẽ bị thôi học”; ...

Trên báo Dân trí các vụ việc về gian lận thi tốt nghiệp THPT cũng được cập nhập thường xuyên với vụ việc gian lận tại Hòa Bình: ngày 18/7/2018 “Bộ Giáo dục xác minh nghi vấn gian lận điểm thi ở Sơn La”, tiếp đó ngày 20/7/2018 có bài “Sơn La xuyên đêm rà soát điểm thi THPT quốc gia”, ngày 21/7/2018 “Công an chủ trì điều tra nghi vấn gin lận điểm ở Sơn La”, ngày 21/7/2018 “Công an xác định Sơn La vi phạm quy chế thi THPT quốc gia”, ngày 28/5 “Sơn La khai trừ 8 đảng viên liên quan gian lận thi cử”; ngày 19/6/2018 “Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La bị cách tất cả chức vụ trong Đảng”....

Như vậy, với việc cập nhập từng giờ, từng phút, báo điện tử đã mang đến cho công chúng cái nhìn bao quát, khách quan, chân thật về công tác phòng, chống và các thông tin, thông điệp từ các vụ việc gian lận thi tốt nghiệp THPT.

Chính vì việc thông tin nhanh nhạy, chính xác những sự kiện và thông điệp từ các vụ việc gian lận thi tốt nghiệp THPT nên đã có 78%ý kiến của bạn đọc được hỏi thể hiện sự rất quan tâm và quan tâm đến thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp THPT, có 18% ý kiến công chúng cho rằng họ quan tâm một cách bình thường và chỉ có 4% ý kiến bạn đọc trả lời rằng họ không quan tâm đến thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp THPT.

Ông Hoàng Ngọc Vinh - Nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo bày tỏ: “Thế mạnh của những thông điệp trên báo điện tử là sự lan toả nhanh, số đông người dân trong cả nước (kể cả quốc

tế) đều tiếp cận và nắm bắt được thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất” (PVS, PL3).

Xung quanh nội dung này, ông Nguyễn Văn Hải, Thư ký toà soạn Báo Tuổi trẻ Online có chia sẻ: “Ở báo điện tử với lợi thế của mình là thông tin nhanh nhạy, không phụ thuộc vào bất cứ sự cản trở nào, neen các báo đã thể hiện rất tốt vai trò của mình trong thông tin, đưa ra những thông điệp nhanh nhạy, không bị phụ thuộc vào bất cứ sự cản trở nào, nên các báo này đã thể hiện rất tốt vai trò của mình trong việc đưa ra các thông tin, thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT. Các nội dung thông tin, thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT thường xuyên được cập nhập, đăng tải kịp thời, nhanh nhạy, bảo đảm tính chính xác, có tính chất định hướng dư luận xã hội” (PVS, PL3).

+ Cách thức thể hiện thông tin, thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT tương đối sinh động, phong phú, phù hợp với nội khai thác, sử dụng linh hoạt các hình thức trên báo điện tử

Điều này thể hiện ở tính năng đa phương tiện của báo điện tử, đó là: bài viết (text), kết hợp hình ảnh, videoclip, âm thanh, đồ họa hình ảnh, bảng biểu và các chương trình trực tuyến, tương tác, thông tin đa chiều và kết cấu tác phẩm.

Từ việc phân tích mục 2.2.3 trên cho thấy bên cạnh việc lựa chọn đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)