Mở rộng đội ngũ cộng tác viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 120 - 158)

8. Bố cục luận văn

3.2.7. Mở rộng đội ngũ cộng tác viên

Việc xây dựng đội ngũ cộng tác viên, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý... cần phải được quan tâm thường xuyên, có kế hoạch hoạt động trước mắt, cũng như lâu dài. Đảm bảo cho cộng tác viên có điều kiện định hướng và cập nhập thông tin, tư liệu. Việc xây dựng được đội ngũ cộng tác viên am hiểu về tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành giáo dục, nghiệp vụ báo chí, nhiệt tình, yêu nghề và có khả năng phản biện tốt là cơ sở để nâng cao chất lượng và uy tín của tờ báo. Đội ngũ cộng tác viên luôn gắn với thực tiễn và trải rộng trên các lĩnh vực, vùng, miền, nhờ đó những thông tin, tư liệu không những kịp thời mà còn tương đối toàn diện.

Tuy nhiên, chất lượng thông tin của đội ngũ cộng tác viên không chỉ phụ thuộc vào họ, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của ban biên tập và người đứng đầu cơ quan báo chí. Việc chăm lo, nâng cao năng lực làm báo, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với những người làm báo nói chung và đội ngũ cộng tác viên nói riêng là một trong những công việc đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý không những quan tâm mà còn phải thường xuyên đổi mới, sáng tạo để đưa ra những giải pháp mang lại hiệu quả cao. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân có những phát hiện tin, bài có giá trị trong thông tin, thông điệp về tiêu cực, gian lận trong thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng của ngành giáo dục trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng.

Tiểu kết Chƣơng 3

Chương 3 của luận văn đã đưa ra những dư báo về xu hướng phát triển của báo điện tử và kiến nghị giải pháp được rút ra từ cuộc khảo sát thực trạng các thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp THPT trên báo điện tử từ tháng 6/2018 - 6/2019 trên 03 báo điện tử tuoitre.vn, vnexpress.net, dantri.com.vn.

Trước hết là dự báo về xu hướng phát triển của báo điện tử trong việc đưa ra thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp THPT trên báo điện tử, chúng tôi đã phân tích các xu hướng như: xu hướng đa phương tiện và kết hợp nhiều loại hình; xu hướng truyền tải thông tin qua điện thoại di động; xu hướng kết nối mạng xã hội và xu hướng tương tác giữa tòa soạn và công chúng.

Chương 3 cũng đưa ra các các giải pháp có tính tham khảo góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp THPT trên báo điện tử bao gồm: Đảng và Nhà nước cần có cơ chế chính sách hợp lý tạo điều kiện cho báo chí chống gian lận thi cử trong giáo dục; Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả cúa báo điện tử trong đấu tranh chống tiêu cực; Tăng cường tính nhanh nhạy và sự cạnh tranh thông tin; Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý báo chí và các nhà báo, phóng viên có đủ năng lực và trách nhiệm trong đấu tranh chống tiêu cực, gian lận trong giáo dục; Tận dụng và phát huy tính đa phương tiện và tính tương tác của báo điện tử; Tăng cường sử dụng các công cụ tối ưu hóa tìm kiếm thông tin; Mở rộng đội ngũ cộng tác viên.

KẾT LUẬN

Đứng trước tình hình gian lận thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng có phần nghiêm trọng và phức tạp, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương phòng, chống tiêu cực, gian lận thi cử nói chung và thi tốt nghiệp THPT nói riêng; trong đó, phát huy vai trò, ưu thế và hạn chế của báo điện tử thông điệp về vấn đề gian lận thi cử THPT đối với xã hội là một giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.

Trên cơ sở làm rõ những khái niệm về truyền thông thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời, chỉ ra thực trạng và hậu quả về việc gian lận thi cử THPT.

Qua khảo sát thực trạng phân tích nội dung và hình thức thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT trên 03 báo điện tử tuoitre.vn, vnexpress.net, dantri.com.vn từ tháng 6/2018 - 6/2019; đồng thời qua nghiên cứu ý kiến công chúng, các chuyên gia giáo dục và các đồng nghiệp về chất lượng thông điệp này, luận văn đã chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế của báo điện tử trong thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT.

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi đã đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả truyền thông về thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT, trong đó tập trung vào 7 giải pháp chủ yếu như:

Đảng và Nhà nước cần có cơ chế chính sách hợp lý tạo điều kiện cho báo chí chống gian lận thi cử trong giáo dục.

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả cúa báo điện tử trong đấu tranh chống tiêu cực.

Tăng cường tính nhanh nhạy và sự cạnh tranh thông tin.

Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý báo chí và các nhà báo, phóng viên có đủ năng lực và trách nhiệm trong đấu tranh chống tiêu cực, gian lận trong giáo dục.

Tận dụng và phát huy tính đa phương tiện và tính tương tác của báo điện tử.

Tăng cường sử dụng các công cụ tối ưu hóa tìm kiếm thông tin. Mở rộng đội ngũ cộng tác viên.

Từ những luận điểm và kết luận, thiết nghĩ, mới chỉ là những kết quả khảo sát bước đầu, chắc chắn còn chưa thỏa mãn tất cả những yêu cầu đối với một công trình nghiên cứu khoa học. Vì vậy, chúng tôi rất mong được các nhà nghiên cứu, hội đồng chấm luận văn và các thầy cô giáo, cùng các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để chúng tôi có hướng nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện đề tài, làm cho nó có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cao hơn, phục vụ hiệu quả công tác truyền thông về pháp luật nói chung và truyền thông về thông điệp về gian lận thi tốt nghiệp THPT nói riêng.

Sau khi nghiên cứu đè tài luận văn này, tác giả luận văn cũng đã rút ra cho mình những kinh nghiệm trong việc tiếp cận với phương pháp triển khai, nghiên cứu một vấn đề khoa học. Đây cũng sẽ là bài học bổ ích để tác giả vận dụng vào việc tổng kết thực tiễn, rút ra kinh nghiệm mới, nhằm không ngừng hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngôn ngữ báo chí, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

2. Jenifer Aeker – Andy Smith – Carlye Adler(2012), Hiệu ứng chuồn chuồn, dịch giả Lâm Đặng Cam Thảo, Nxb Lao động –xã hội, Hà Nội. 3. Huỳnh Công Bá (2012), Xã hội học, Nxb Thuận Hóa, Huế.

4. Therese Baker (1998), Thực hành nghiên cứu xã hội học, Nhiều dịch giả, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Trần Bạt (2010), Đối thoại với tương lai, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 6. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ

chín Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Lê Thanh Bình (2012), Báo chí và thông tin đối ngoại, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

8. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Trần Bá Dung (2005), “Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ công chúng – báo chí để nâng cao chất lượng hoạt động báo chí”,

Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, số 6.

10. Trần Bá Dung (2008), Mô thức tiếp nhận thông tin báo chí của người dân Hà Nội và những nhân tố ảnh hưởng, Tạp chí Xã hội học, số 1, tr. 10 – 12. 11. Trần Bá Dung (2008), Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội, luận án tiến sĩ, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội. 12. Đức Dũng (2010), Báo chí và đào tạo báo chí, Nxb Thông tấn Hà Nội,

Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Truyền thông – lí thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2008), Truyền thông Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội. 16. Nguyễn Xuân Đức (năm 2006), Vai trò của báo chí ngành giáo dục và

đào tạo trong thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ báo chí học, trường Đại học KHXH&NV (ĐHQGHN), Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đài Tiếng nói Việt Nam (2003), Phương pháp điều tra thính giả, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Hà Minh Đức (chủ biên) (1994) (1996), Báo chí – những vấn đề lí luận thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn để của báo chí hiện đại, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Trường Giang (2010), Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

23. Đỗ Thu Hằng (2000), Những vấn đề cơ bản về Tâm lí tiếp nhận của công chúng báo chí, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

24. Đỗ Thị Thu Hằng (2008), Tâm lý học ứng dụng trong nghề báo, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

25. ĐỗThị Thu Hằng (2010), PR Công cụ phát triển báo chí, Nxb Trẻ, Hà Nội. 26. Đinh Thị Thúy Hằng (2007), Truyền hình trong xã hội hiện đại, Học viện

báo chí tuyên truyền, Hà Nội.

27. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

28. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

29. Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

30. Chip Heath – Dan Heath (2008), Tạo ra một thông điệp kết dính, Nxb Trẻ, Hà Nội.

31. Trần Thị Hoa (2013), Phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in Việt Nam hiện nay (khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Tia Sáng, Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ TP. HCM, Hà Nội mới từ 2008 - 2011),

Luận văn thạc sĩ báo chí học, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQGHN), Hà Nôi.

32. Vũ Đình Hòe (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo,

quản lý, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Nguyễn Thành, Dương Trung Quốc (2000),

Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 – 1945, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

34. Đỗ Quang Hưng (2001), Lịch sử báo chí Việt Nam (1865 – 1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

35. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

36. Đinh Văn Hường (2006), Thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

37. Phan Văn Kiền, (2012) Phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam qua một số sự kiện nổi bật, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 38. Khoa Báo chí – Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội

(2005), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, (tập 6,) Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

39. Nguyễn Thế Kỷ (2013), Báo chí dưới góc nhìn thực tiễn, Nxb Thông tin truyền thông, Hà Nội.

40. Luật báo chí 2016: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-Bao-chi-2016- 280645.aspx 41. Luật giáo dục 2019: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Luat-giao-duc-2019- 367665.aspx

42. Jacques Locquin (2003), Truyền thông đại chúng, Từ thông tin đến quảng cáo, Dịch giả Nguyễn Ngọc Kha, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

43. Nguyễn Thành Lợi, Phạm Minh Sơn (2014), Thông tấn báo chí Lý thuyết và kỹ năng, NxbThông tin và Truyền thông, Hà Nội.

44. Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, Nxb Thông tin truyền thông, Hà Nội.

45. Nguyễn Đình Lương (1993), Nghề báo nói, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 46. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng – Những kiến thức cơ bản,

Nxb Thông tấn, Hà Nội.

47. Mai Quỳnh Nam (1996), “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội”,

Tạp chí Xã hội học, số 1, tr. 3 – 7.

48. Mai Quỳnh Nam (2000), “Vai trò của dư luận xã hội trong cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, Tạp chí Tâm lý học, số 2, tr. 50 – 54.

49. Mai Quỳnh Nam (2001), “Vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng”, Tạp chí Xã hội học, số 4, tr. 21 – 25.

50. Mai Quỳnh Nam (2005), “Nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng”,

Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 6, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 314 – 321.

51. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

52. Hoàng Phê (chủ biên) (1992), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học – Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.

53. Võ Thị Cúc Phương (2015) Báo in khu vực Đồng bằng sông cửu long với vấn đề Giáo dục - Đào tạo tại địa phương hiện nay (Khảo sát Báo Đồng Tháp, Đồng Khởi, Vĩnh Long năm 2014), Luận văn báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

54. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2011), Cơ sở lí luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

55. Trần Thế Phiệt (1996), Tác phẩm báo chí, tập 3, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 56. Philippe Treton, Ken Blanc Hard (1995), Bùng nổ truyền thông: Sự ra

đời một ý thức hệ mới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

57. Trần Hữu Quang (2001), Chân dung công chúng truyền thông, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

58. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, Nxb. Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, TP HCM, tr. 19 – 20.

59. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học về truyền thông đại chúng, Tập bài giảng tại Đại học mở Bán công TPHCM.

60. Phạm Văn Quyết – Nguyễn Quý Thanh (2012), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

61. Michael Schudson, (1995), Sức mạnh của tin tức truyền thông, Dịch giả Thế Hùng – Trà My, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

62. Phan Quang (2005), Nghề báo, Nghiệp văn, Nxb. Thông tấn, Hà Nội. Trần Ngọc Tăng (2001), Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

63. Bùi Hoài Sơn (2008), Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa – xã hội ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Trung học phổ thông (2011):

https://vndoc.com/thong-tu-ban-hanh-dieu-le-truong-trung-hoc-co-so- truong-trung-hoc-pho-thong/download

65. Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Tiến Hải (1995), Tác phẩm báo chí, tập 1, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

66. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

67. Tạ Ngọc Tấn (1999), Cơ sở lí luận báo chí, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội. 68. Đinh Thị Phương Thảo (2006), Hiệu quả của truyền thông đại chúng đối

với công chúng thanh niên đô thị, Luận văn thạc sĩ Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

69. Hữu Thọ (1997), Công việc của người viết báo, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 70. Lưu Minh Trị (1997), Một số vấn đề công tác tư tưởng và nghiên cứu dư

luận xã hội ở Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

71. Nguyễn Thị Kiều Trinh (2009), Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về giáo dục vùng khó trên báo Giáo dục và Thời đại,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 120 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)