Hậu quả về việc gian lận thi cử Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 40 - 45)

8. Bố cục luận văn

1.3. Vấn đề gian lận thi cử Trung học phổ thông

1.3.2. Hậu quả về việc gian lận thi cử Trung học phổ thông

Giáo dục được cho là có vai trò quan trọng và then chốt đối với tiền đồ và sự phát triển của quốc gia dân tộc. Thế nhưng những năm gần đây, chúng

ta đã để cho giáo dục Việt Nam tự tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chưa bao giờ tình trạng gian lận trong thi THPT lại trở nên bức xúc như hiện nay. Nhìn chung cả nước, hệ thống giáo dục chưa thoát khỏi trạng thái lộn xộn, bất bình thường, hoạt động không theo quy luật khoa học, hiệu quả và chất lượng thấp kém, đang bị thương mại hóa theo xu hướng ngược với lý tưởng công bằng và dân chủ của xã hội. Hiện tượng gian lận trong thi cử nói chung và thi THPT nói riêng đã và đang trở thành một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cho nền giáo dục của đất nước và cho tương lai của đất nước.

Hiện tượng gian lận thi cử nói chung và thi THPT nói riêng vốn dĩ đã tồn tại trong nhiều năm liền của hệ thống giáo dục nhưng chúng ta vẫn loay hoay và chưa tìm ra được hướng giải quyết triệt để, tận gốc của căn bệnh này. Thậm chí nhiều nhà quản lí giáo dục, giáo viên, học sinh, sinh viên.... không ai dám nhìn thẳng vào sự thật đó hoặc biết nhưng vẫn làm ngơ. Chỉ đến khi sự việc gian lận thi cử trong cả nước được phanh phui, dư luận rất mừng khi những gian dối trong thi cử từng bước bị lật tẩy. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng giáo dục Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ lớn khi mà hiện tượng tố cáo gian lận trong thi cử nói chung và thi THPT nói riêng còn rất hiếm, còn gian lận thi cử thì lại rất phổ biến.

Trong năm học 2018 - 2019 người ta còn băn khoăn về con số cao chót vót trong kỳ thi THPT Quốc gia thì đã có ngay kết quả kiểm chứng. Nhiều con số đưa ra sau kỳ thi này khiến dư luận giật mình nhưng đó là hệ quả tất yếu cho kết quả đào tạo gian dối suốt 12 năm của nhiều trường Trung học phổ thông. Theo thống kê của Bộ, có 3.128 bài thi bị điểm liệt. Môn Ngữ văn có nhiều thí sinh bị điểm liệt nhất với 1.265 em; tiếp đó là Tiếng Anh với tổng số điểm liệt là 630 thí sinh; môn Lịch sử cũng có 395 em bị điểm liệt; môn Toán có 345 thí sinh bị điểm liệt; môn Hóa học có 187 thí sinh bị điểm liệt; môn Vật lý có 150 bài thi bị điểm liệt; môn Sinh học có 98 bài thi bị điểm liệt; môn Địa lý, số thí sinh bị điểm liệt là 47 bài; môn giáo dục Công dân có 11 bài.

Hậu quả và những tác hại tiêu cực đã được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá sẽ kéo dài theo 04 lãng phí: sức lực và thời gian học sinh, sức lực và tiền bạc của phụ huynh, công lao thầy cô và lãng phí chung cho xã hội. Cũng từ đó kéo theo suy thoái: suy thoái đạo đức trong học sinh, suy thoái đạo đức liên quan đến thầy cô giáo và làm suy thoái xã hội.

Nếu không ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong ngành giáo dục, kỳ thi THPT thì hậu quả sẽ rất phức tạp và về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng phát triển. Có thể nói rằng tình trạng thiếu tinh thần trách nhiệm và sự tham gia của xã hội trong các trường học dẫn đến tỷ lệ bỏ học cao, tỷ lệ đói nghèo gia tăng và hạn chế cơ hội. Nó còn dẫn đến hậu quả là chất lượng dạy học giảm, bất bình đẳng trở nên trầm trọng hơn và khoảng cách giàu – nghèo gia tăng. Ngoài ra, còn có những hậu quả khác như: hạn chế cơ hội cho các thế hệ xây dựng một tương lai tốt đẹp, làm tăng vòng tròn luẩn quẩn của đói nghèo, nảy sinh các hành vi tham nhũng, tiêu cực nhỏ và làm mất lòng tin của các bậc phụ huynh vào sự chân chính của các cơ sở giáo dục.

Nếu không xử lý nghiêm minh các hành vi tiêu cực gian lận trong thi cử trong ngành giáo dục nói chung và với cấp THPT nói riêng thì sẽ làm tổn hại tới mọi nỗ lực phát triển của cả một thế hệ dân tộc. Gian lận trong ngành giáo dục nói chung và với cấp THPT nói riêng sẽ gây ra những tổn hại to lớn: là gánh nặng đối với những bậc phụ huynh nghèo; gây sức ép đối với ngân sách giáo dục khiến học sinh không còn cơ hội được cung cấp các tài liệu cần thiết và không có được một môi trường học tập thuận lợi; ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy, cho phép những giáo viên và cán bộ quản lý, điều hành không đủ trình độ nắm giữ những vị trí mà họ không xứng đáng; tạo ra những sản phẩm là những học sinh, sinh viên có trình độ yếu kém, có đóng góp hạn chế hoặc gây hại cho nền kinh tế nhà nước. Một báo cáo mới đây của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) đã viết: “Có lẽ, tổn thất lớn nhất do tham nhũng, tiêu cực trong ngành giáo dục gây ra mất lòng tin. Nếu người

dân, đặc biệt là giới trẻ nghĩ rằng việc tuyển sinh và cho điểm cũng có thể mua được bằng tiền thì vận mệnh của quốc gia về kinh tế và chính trị trong tương lai sẽ nguy ngập. Ngành giáo dục đúng ra phải công bằng và vô tư. Trường học là nơi truyền thụ các khái niệm về sự đại diện chính trị, quyền con người, tình đoàn kết và hàng hóa công cộng. Những hành vi tiêu cực trong các trường phổ thông và đại học trái ngược với những khái niệm đó, hủy hoại niềm tin – vốn là yếu tố quan trọng cho việc phát triển cộng đồng” [11].

Gian lận thi cử trong ngành giáo dục nói chung và cấp THPT nói riêng ảnh hưởng nhiều đến con người hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác trong xã hội do giáo dục là lĩnh vực lớn nhất, với nhiều người tham gia nhất, với tài sản quốc gia lớn nhất và là nơi tạo ra nguồn nhân lực cho đất nước và các nhà lãnh đạo tương lai của dân tộc.

Vì có thể nói, chống gian lận trong ngành giáo dục nói chung và với cấp THPT nói riêng không chỉ có ý nghĩa làm lành mạnh hóa nền giáo dục mà còn làm xã hội tốt đẹp hơn, tạo ra nhiều công dân tốt hơn và chuẩn mực hơn thang bậc giá trị trong xã hội. Con người được đo lường và đánh giá chính xác, khách quan và công bằng để được hưởng xứng đáng với tài năng và công sức bỏ ra, nhờ đó làm lành mạnh hóa thị trường lao động. Việc tuyển dụng nhân viên, đề bạt cán bộ trong bộ máy công quyền sẽ gắn chặt với tài năng và năng lực thực tế. Bằng cấp sẽ trở thành giấy thông hành thật sự trong cuộc đời.

Chống gian lận thi cử trong ngành giáo dục nói chung và cấp THPT nói riêng cần phải việc chuẩn đoán "con bệnh" trong giáo dục để trị tận gốc căn bệnh nguy hiểm này. Giống như trong quá trình tạo ra một sản phẩm mà chất lượng của nó phụ thuộc vào quá trình thiết kế, vật liệu, công nghệ chế tạo và kiểm soát chất lượng tại đầu ra. Kiểm soát chất lượng thông qua thi cử khách quan, trung thực, kết quả đầu ra sẽ cho ta biết những khiếm khuyết trong hệ thống chính sách, chương trình dạy học, phương pháp dạy và học. Nội dung chương trình dạy về đạo đức mà đạo đức và thái độ học của học sinh, sinh viên

cũng như công chức, viên chức không được cải thiện thì cần phải “thiết kế” lại nội dung, phương pháp dạy và học cũng như cách đánh giá chương trình đào tạo. Vì vậy, trong thời điểm này và trong tương lai lâu dài, phòng tránh gian lận trong thi cử của ngành giáo dục nói chung và cấp THPT nói riêng phải là tiêu điểm, là bàn đạp để tạo ra những giá trị mới và động lực mới cho đất nước. Có như vậy, nước ta mới không sống mãi với nghèo nàn và lạc hậu.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong Chương 1, luận văn đã làm rõ một số khái niệm thông điệp, báo điện tử, gian lận, thi THPT, gian lận thi THPT....

Luận văn đánh giá và chỉ ra những vai trò, ưu thế của báo điện tử thông điệp về vấn đề gian lận thi cử Trung học phổ thông như: báo điện tử góp phần phát hiện, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, gian lận trong giáo dục nói chung và thi THPT nói riêng; tham gia phát hiện những vấn đề chưa hoàn chỉnh trong chủ trương, chính sách của ngành giáo dục cần chỉnh sửa cho đúng với pháp luật và phù hợp với lòng dân; tham gia tổng kết kinh nghiệm chống tiêu cực, gian lận trong giáo dục nói chung và thi THPT nói riêng; tuyên truyền chống tiêu cực, gian lận trong giáo dục nói chung và thi THPT nói riêng. Về những ưu thế: thông tin nhanh nhạy; khả năng giao lưu trực tuyến, khả năng tương tác nhiều chiều với đông đảo công chúng; phương thức truyền tải thông tin đa phương tiện, sinh động, hấp dẫn; tính phi định kỳ; không bị giới hạn về không gian địa lý về nội dung thông tin cũng như khả năng cung cấp thông tin về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp THPT.

Những kết quả đạt được trong Chương 1 là cơ sở lý luận và thực tiễn để khảo sát Chương 2 của luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THÔNG ĐIỆP VỀ VẤN ĐỀ GIAN LẬN THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN

CÁC BÁO ĐIỆN TỬ KHẢO SÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 40 - 45)