Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng với hôn nhân của trí thức trẻ
3.2.3. Yếu tố tình dục
Để tìm hiểu sự hài lòng về tình dục có tương quan như thế nào với hài lòng hôn nhân, chúng tôi tiến hành phân tích tương quan Pearson. Kết quả phân tích số
liệu cho thấy tồn tại mối tương quan thuận khá chặt giữa yếu tố tình dục và sự hài lòng chung với đời sống hôn nhân của trí thức được hỏi (r = 5,18, p<0,001 ).
Khi tìm hiểu mối liên quan giữa hài lòng về đời sống tình dục và hài lòng với hôn nhân, chúng tôi tiến hành phép chạy Crosstabs kết quả thu được: Trong số những người được hỏi có 65,5 % số người vừa hài lòng với đời sống tình dục thì cũng hài lòng với hôn nhân. Như vậy yếu tố tình dục có mối liên quan với sự hài lòng chung về đời sống hôn nhân của trí thức trẻ. Để tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn liệu yếu tố tình dục có khả năng dự báo cho sự thay đổi điểm số của hài lòng chung như thế nào. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy tình dục có khả năng dự báo cho sự thay đổi của hài lòng chung ở mức khá 24,4%. (xem thêm bảng 3.16)
Bảng 3 16: Hệ số hồi quy giữa tình dục và hài lòng chung với hôn nhân
Hài lòng chung R2 F β t
Tình dục 0,244 23,593 0,195 31,216***
Ghi chú: ***p<0,001 Từ bảng 3.16 có thể thấy, tình dục ảnh hưởng đến hài lòng với hôn nhân theo hướng khi hài lòng về tình dục tăng thì ĐTB hài lòng với hôn nhân của trí thức trẻ sẽ tăng và ngược lại. Cụ thể là khi hài lòng với đời sống tình dục của trí thức tăng lên 1 điểm thì hài lòng với hôn nhân của họ sẽ tăng lên 0,402 điểm.
Tiểu kết chƣơng 3
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn trí thức trẻ hài lòng với đời sống hôn nhân. Có 58 cặp đôi đánh giá hôn nhân ở mức “rất hài lòng”, 17 cặp đôi đánh giá ở mức “hài lòng” và 15 cặp đôi đánh giá hôn nhân ở mức “không hài lòng”. Khi nghiên cứu hài lòng với hôn nhân, chúng tôi đi sâu tìm hiểu 5 bình diện là “hỗ trợ và chia sẻ trong đời sống tình cảm”; “phân chia trách nhiệm và công việc nhà”; “ra quyết định và quản lý tài chính”; “cố kết vợ chồng” và “con cái”. Tất cả các bình diện đều được nhóm khách thể đánh giá ở mức hài lòng và rất hài lòng. Cụ thể bình diện “con cái” có ĐTB là 3,98 và “hỗ trợ, chia sẻ trong đời sống tình cảm” ĐTB là 3,55, là những bình diện có ĐTB cao, bình diện “phân chia trách nhiệm và việc nhà” với “cố kết vợ chồng” có ĐTB thấp, với ĐTB lần lượt là 3,20 và 3,24. Người chồng có mức độ hài lòng với hôn nhân hơn người vợ, tuy nhiên ĐTB hài lòng giữa vợ và chồng không có sự chênh lệch đáng kể. Nhóm khách thể làm giảng viên, giáo viên, thu nhập cao, sống riêng hai vợ chồng, dành nhiều thời gian cho vợ/chồng con cái và khoảng thời gian riêng hai vợ chồng cùng tham gia hoạt động vui chơi, giải trí “rất hài lòng” với hôn nhân. Nhóm khách thể làm kế toán, kinh doanh, ngân hàng và nhân viên văn phòng, thu nhập ở mức trung bình, sống cùng bố mẹ chồng, dành thời gian cho người bạn đời, con cái, làm các việc nhà, cùng vợ chồng đi chơi, xem phim… có “hài lòng” với hôn nhân. Bên cạnh đó, nhóm khách thể thuộc nhiều ngành nghề khác, thu nhập thấp, sống riêng hai vợ chồng, ngoài thời gian làm việc ở cơ quan, phần lớn thời gian dành cho vợ/chồng, con cái và làm việc nhà thì “không hài lòng” với hôn nhân.
Các yếu tố có liên quan đến sự hài lòng với hôn nhân gồm: thu nhập, hoàn cảnh sống và tình dục. Trong đó, thu nhập có mối liên quan có ý nghĩa thông kê với hài lòng chung và trên bình diện “hỗ trợ, chia sẻ trong đời sống tình cảm” cùng với “phân chia trách nhiệm và việc nhà”. Phân tích hồi quy giải thích được 5,36% sự thay đổi điểm số của hài lòng chung. Và 5,03% sự
thay đổi của điểm số của “hỗ trợ, chia sẻ trong đời sống tình cảm”. Hoàn cảnh sống có mối tương quan có ý nghĩa thông kê với bình diện ra quyết định và quản lý tài chính (χ2(6) = 15,070, p<0,05). Phân tích hồi quy giải thích được 5,7% sự thay đổi điểm số của ra quyết định và quản lý tài chính. Yếu tố tình dục, có mối tương quan khá mạnh với hài lòng chung (r = 5,18, p<0,001). Phân tích hồi quy giải thích được 24,4% sự thay đổi của hài lòng chung.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong chương này chúng tôi sẽ đưa ra các kết luận và đề xuất một số kiến nghị giúp nâng cao hài lòng với đời sống hôn của trí thức trẻ trên cơ sở lý luận và điều tra thực tiễn mà chúng tôi đã trình bày trong các chương trước.
I. Kết luận
1. Về mặt lý luận
Trên cơ sở hệ thống hóa các lý luận nghiên cứu về hôn nhân trên thế giới và trong nước, luận văn xác định sự hài lòng về hôn nhân của các cặp vợ chồng trí thức trẻ chính là phản ứng về mặt cảm xúc của các cặp vợ chồng trí thức dưới 40 tuổi về các khía cạnh khác nhau của đời sống hôn nhân của họ.
Các bình diện của hôn nhân bao gồm: “Hỗ trợ và chia sẻ trong đời sống tình cảm”, “ra quyết định và quản lý tài chính”, “phân công trách nhiệm và việc nhà”, “con cái” và “sự cố kết vợ chồng”.
2. Về mặt thực tiễn
Khi nghiên cứu sự hài lòng với hôn nhân của trí thức trẻ chúng tôi tìm hiểu sự hài lòng chung với hôn nhân của họ và hài lòng trên phương diện cặp đôi. Cụ thể: phần lớn trí thức trẻ hài lòng với đời sống hôn nhân của họ, trong đó hài lòng cao với hai bình diện hôn nhân: “con cái” và “hỗ trợ chia sẻ trong đời sống tình cảm”. Hài lòng thấp nhất ở bình diện “cố kết vợ chồng” và “phân chia trách nhiệm và việc nhà”
Có nhiều tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với hôn nhân của trí thức, tuy nhiên có 3 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là: Hoàn cảnh sống, thu nhập và yếu tố tình dục.
II. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu trên đây, để giúp trí thức trẻ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, chúng tôi xin đưa ra những khuyến nghị sau:
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, người chồng đã có sự tham gia vào chia sẻ các công việc nhà với người bạn đời, tuy nhiên sự tham gia đó vẫn ở mức hỗ trợ, chưa có sự phân công công bằng các công việc nhà. Do vậy người chồng cần tích cực, chủ động tham gia vào chia sẻ các công việc nhà với vợ hơn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra ngoài thời gian làm việc ở cơ quan, người vợ/chồng thường dành thời gian ở nhà cùng người bạn đời, con cái hoặc làm các việc nhà. Họ chưa có dành thời gian riêng cho người bạn đời. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ cố kết vợ chồng nói riêng và sự hài lòng với hôn nhân nói chung. Do vậy người vợ/chồng cần dành nhiều thời gian riêng cho người bạn đời, cùng họ tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí: đi xem phim, đi du lịch, đi chơi vào dịp cuối tuần, tổ chức các ngày kỷ niệm riêng của hai người…
Mặc dù, trong gia đình trí thức với những quyết định được đưa ra thì “người bạn đời không tự quyết định” và “thường trao đổi kỹ với vợ/chồng” nhưng item ĐTB của hai item này lại không cao. Điều đó cho thấy họ chưa thực sự hài lòng về cách người bạn đời quyết định hay cách người người bạn đời trao đổi. Lý do của sự không hài lòng này, phải chẳng do các cặp đôi chưa có sự trao đổi, bàn bạc một cách nghiêm túc với nhau, hay do họ thiếu kỹ năng sống: trao đổi, lắng nghe…Vậy nên trước các tình huống có vấn đề xảy ra trong gia đình, người chồng/vợ nên trao đổi một cách nghiêm túc, thẳng thắn với người bạn đời. Trên cơ sở phân tích những mặt mạnh, mặt yếu, sau đó đi đến thống nhất và lựa chọn phương án giải quyết. Ngoài ra, bản thân mỗi trí thức trẻ cũng cần trang bị cho mình những kiến thức kỹ năng sống (tương tác, lắng nghe…), kỹ năng ứng phó với các tình huống căng thẳng của hôn nhân và hiểu rõ những giá trị của hôn nhân, gia đình.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Vân Anh (2008), “Quan hệ tình dục vợ chồng mối tương quan của nó với sự hài lòng về đời sống hôn nhân trong gia đình ở nông thôn hiện nay”, Tạp
chí tâm lý học (Số 1).
2. Bùi Thị Ngọc Ánh, Đào Thị Hồng Vân (2013), Khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. https://123doc.org/document/2492033-khao-sat-su-hai-long-cua-sinh-vien-ve- chat-luong-dao-tao-tai-truong-dai-hoc-kinh-te-dai-hoc-quoc-gia-ha-noi.htm 3. Văn Thị Kim Cúc (2003), Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do ố mẹ ly
hôn, NXB Khoa học Xã hội.
4. Nguyễn Khắc Cảnh, Đặng Thị Kim Oanh (2016), Nhân học về thân tộc, dòng
họ, hôn nhân và gia đình, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr
76-78.
5. Phạm Ngọc Chiến (dịch) (2001), Nhân học và Nhân học văn hóa, NXB Chính trị Quốc gia, tr 306.
6. Nguyễn Hà Đông (2015), “Sự hài lòng với hôn nhân và các yếu tố tác động”,
Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới (Số 4).
7. Nguyễn Hoàng Hà (2016), Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Internet - Banking của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Gia La,
Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Đà Nẵng.
8. Phùng Thị Hồng Hà, Trần Thị Thu Hiền (2012), “Nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới-Quảng Bình”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Tập 72B (Số 3).
9. Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang”, Tạp
chí khoa học (Số 19b), tr 85-96.
10. Nguyễn Thị Vân Hạnh (2013), “Sự hài lòng về cuộc sống của người Việt Nam hiện nay xét trên góc độ nghề nghiệp, việc làm và mức sống”, Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, Tập 29 (Số 3), tr 10-18.
11.Nguyễn Thanh Hoài (2013), Nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên đối với
công việc tại trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt-Hàn, Luận
văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Đà Nẵng. 12.Trần Mai Hương (2011), “Sự tương đồng trong hôn nhân ở đồng bằng Bắc bộ
13.Dương Thị Thu Hương (2012), “Các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần”, Tạp chí Xã hội học (Số 4).
14.Nguyễn Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Phượng, Vũ Thị Hồng Loan (2016), “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên với điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ của trường đại học Lâm nghiệp”, Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Lâm nghiệp (Số 12).
15.Hà Thị Minh Khương (2010), “Thanh thiếu niên và các giá trị về tình yêu, hôn nhân, và cách ứng xử trong cuộc sống”, Tạp chí nghiên cứu Gia Đình và Giới
(Số 3).
16. Luật hôn nhân gia đình Việt Nam (2010), số 22/2000/QH10.
17. Trịnh Thị Linh (2017), “Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng với hôn nhân của các cặp vợ chồng : Một số vấn đề lý luận”, Tạp chí Tâm lý học, (số 8). 18.Nguyễn Hữu Minh (2014), “Một số ứng xử mới về sự quan tâm giữa vợ và
chồng ở gia đình Bắc Trung bộ và các yếu tố tác động”, Tạp chí nghiên cứu
Gia đình và Giới (Số 4).
19.Trần Thị Vân Nương (2014), “Chuẩn mực hôn nhân: những quan niệm khác biệt”, Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới, (Số 4).
20.Lê Việt Nga (2014), “Các yếu tố tác động đến hạnh phúc vợ chồng, mức độ hài lòng với hôn nhân và cuộc sống gia đình của người dân”, Tạp chí nghiên
cứu Gia đình và giới (Số 5).
21.Bùi Thái Nguyên (2016), Sự hài lòng của người lao động với công việc Trường hợp ệnh viện đa khoa huyện Krông Pắc và ệnh viện đa khoa tỉnh
Đăk Lăk, Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Tâm lý học, trườngĐại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
22.Trần Thị Cẩm Nhung (2010), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quan hệ vợ chồng trong gia đình”, Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới
(số 6).
23. Hoàng Phê (1988), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội.
24.Trần Cao Sơn (2010), “Trí thức khoa học trẻ ở Việt Nam hiện nay thách thức và triển vọng”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (Số 2/75).
25.Lê Thái Thị Băng Tâm (2010), Nữ trí thức và gia đình ngày nay, NXB Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ, Đại học quốc Gia Hà Nội.
26.Từ điển triết học (1986), NXB Sự Thật, tr 598.
27.Nguyễn Thị Thời Thế (2012), Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với
dịch vụ truyền hình MyTV tại TP Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành
Quản trị kinh doanh, trường Đại học Đà Nẵng
28.Hoàng Bá Thịnh (2011), “Sự hài lòng về hôn nhân và gia đình”, Tạp chí Tổng
29.Hoàng Bá Thịnh ( 2012), “Sự hài lòng về cuộc sống của người Việt Nam: một số phát hiện ban đầu và hàm ý chính sách”, Tạp chí Nghiên cứu Con người (Số 4).
30.Nguyễn Kim Thúy (2010), “Tình trạng hôn nhân của dân số Hà Nội”, Tạp chí
tổng cục dân số Việt (Số 4/145).
31.Ủy ban dân số Gia đình và trẻ em (2004), Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay.
32.UNICEF (2013), Sự hài lòng của người dân đối với các dịch vụ y tế tuyến xã
tỉnh Điện Biên.
Tiếng Anh.
33. Ann van den Troost (2005), Marriage in Motion: AStudy on the Social Context
and Processes of Marital Satisfaction, Connel Universty Press.
34. Botwin, M. D., Buss, D. M., & Shackelford, T. K. (1997), “Personality and mate preferences: Five factors in mate selection and marital satisfaction” Journal of personality (Vol 65, No 1), pp. 107-136
35. Bradbury, T. N., Fincham, F. D., & Beach, S. R. H. (2000), “Research on the Nature and Determinants of Marital Satisfaction: A Decade in Review”,
Journal of Marriage and Family, (Vol 62/4), pp. 964-980.
36.Brown, A. (2014), The Meta Marriage: Links etween Older Couples’ Narratives and Marital Satisfaction, Auburn University, Master of
Science.
37.Chung, H. (1990), “Researchon the Marital Relationship: A Critical Review”, Family Science Review (Vol 3), pp. 41-64.
38.Gottman, J. M. (1993), “The roles of conflict engagement, escalation, and avoidance in marital interaction: a longitudinal view of five types of couples”
Journal of Consulting and Clinical Psychology (Vol 61(1)/ 6).
39. Greenstein, T.N. (1996) “Gender Ideology and Perceptions of the Fairness of the Division of Household Labor: Effects on Marital Quality”, Social Forces (Vol 74, Is 3), Pp 1029–1042.
40. Harway, M. (2005), Handbook of couples therapy: John Wiley & Sons.
41.Justin A. Lavner & Benjamin R. Karney (2016), “Does Couples’ Communication Predict Marital Satisfaction, or Does Marital Satisfaction Predict Communication?”, Journal of Marriage and Family
(Vol 78/3), pp. 680–694.
42. Kok Mun Ng, John ben Teik-Cheok Loy, Clinton G. Gudmunson and WinNee Cheong (2009), “Gender Differences in Marital and Life Satisfaction among Chinese Malaysians.” Journal of Family (Vol 24), pp. 602-626.
43.Lavee, Y. & Ben-Ari, A. (2004), “Emotional Expressiveness and Neuroticism: Do They Predict Marital Quality?”, Journal of Family Psychology , (Vol 18/4), pp. 620 – 627.
44.Lavner, J. A., Karney, B. R., Williamson, H. C., & Bradbury, T. N. (2016), “Bidirectional Associations Between Newlyweds' Marital Satisfaction and Marital Problems over Time”, Family process.
45.Lewinsohn, P. M., Gotlib, I. H., Lewinsohn, M., Seeley, J. R., & Allen, N. B. (1998), “Gender differences in anxiety disorders and anxiety symptoms in adolescents”, Journal of abnormal psychology (Vol 107(1)/109).
46.MacEwen, K. & Barling , J. (1993), “Type a Behavior and Marital Satisfaction: Differential Effects of Achievement Striving and Impatience/Irritability”, Journal of Marriage and Family (Vol 55/4), pp. 1001-1010.
47.Michael D. Botwin, Davis M. Buss & Todd K. Shackelford (1997), “Personality and Mate Preferences: Five Factors In Mate Selection and