Yếu tố thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hài lòng với hôn nhân của các cặp vợ chồng trí thức trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 82 - 84)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng với hôn nhân của trí thức trẻ

3.2.1 Yếu tố thu nhập

Trong nội dung này chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu mối liên quan giữa thu nhập với hài lòng chung và từng bình diện của hôn nhân.

Kết quả kiểm định Chi-Square Tests về mối liên quan giữa thu nhập và hài lòng chung với hôn nhân ( χ2(4) = 13,166, p<0,05), cho thấy thu nhập có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với hài lòng chung của trí thức trẻ.

Với phép tính Crosstabs, cho chúng tôi thu được: Trong số những người tham gia trả lời, đánh giá hôn nhân của họ ở mức “không hài lòng” có tới 72,2% thuộc nhóm thu nhập thấp và 27,8%, thuộc nhóm những người có thu nhập trung bình và cao. Điều đó cho thấy những người có thu nhập thấp thường không hài lòng với hôn nhân hơn so với nhóm người có thu nhập trung bình và thu nhập cao. Phải chăng những người có thu nhập cao cũng sẽ hài lòng với hôn nhân? Một kết quả khác thu được chỉ ra trong số những người có thu nhập cao, có tới 62% đánh giá hôn nhân của họ ở mức “rất hài lòng”. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế cuộc sống, nhóm có thu nhập cao họ không phải chịu sức ép từ vấn đề chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày, ngoài ra họ còn được sử dụng các dịch vụ giải trí đáp ứng được nhu cầu hay có khả năng mua những món đồ có giá trị dành cho bản thân hoặc cho người bạn đời.. . Qua đó tăng sự hài lòng về đời sống tình cảm cũng như sự cố kết vợ chồng, giúp họ dễ hài lòng với hôn nhân.

Các kết quả mà chúng tôi đã phân tích trên đây cho thấy rằng, “thu nhập” có ảnh hưởng đến hài lòng chung của hôn nhân cũng như một số bình diện của hôn nhân. Trên cơ sở mối liên quan giữa “thu nhập” với hài lòng chung của hôn nhân, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn liệu thu nhập có khả năng dự báo cho sự thay đổi điểm số của hài lòng chung như thế nào. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy thu nhập có khả năng dự báo cho sự thay đổi hài lòng chung của hôn nhân là 5,36% (bảng 3.14)

Bảng 3.14. Hệ số hồi quy giữa yếu tố thu nhập với hài lòng chung của hôn nhân

Hài lòng chung của hôn nhân R2 F β t

Thu nhập 0,536 6,007 0,163 19,455***

Ghi chú: ***p<0,001 Những thông số ở bảng 3.14 cho thấy hệ số về độ dốc trong phương trình hồi quy giữa thu nhập với hài lòng chung là 0,163. Điều này có nghĩa là cứ mỗi khi điểm thu nhập tăng lên 1 điểm thì ĐTB của hài lòng chung sẽ tăng thêm 0,163 điểm.

Ngoài ra, kết quả kiểm định Chi-Square Tests cũng cho biết thu nhập có mối liên quan có ý nghĩa với bình diện hỗ trợ và chia sẻ trong đời sống tình cảm (χ2(4) = 13,166, p<0,05). Trong số người được hỏi có thu nhập thấp thì có tới 71,1% đánh giá “không hài lòng” về sự hỗ trợ, chia sẻ trong đời sống tình cảm, bên cạnh đó những người được hỏi có thu nhập cao thì có tới 54,2% trả lời họ “rất hài lòng” về việc hỗ trợ, chia sẻ của người bạn đời trong cuộc sống tình cảm. Như đã trình bày ở trên, những người có thu nhập cao, thường có điều kiện làm nhiều việc thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần cho bản thân và người bạn đời, Có lẽ vậy nên bình diện “hỗ trợ và chia sẻ trong đời sống tình cảm” được trí thức đánh giá ở mức “rất hài lòng” (ĐTB = 3,56) đặc biệt là các item “người bạn đời chăm sóc anh chị”, “cảm nhận được tình cảm của người bạn đời dành cho mình”. Như vậy, có thể nói thu nhập có mối liên quan với hỗ trợ và chia sẻ trong đời sống tình cảm. Những người có thu nhập cao hài lòng về đời sống tình cảm hơn những người có thu nhập thấp.

Để tìm hiểu kỹ hơn liệu “thu nhập” có khả năng dự báo cho sự thay đổi điểm số của hài lòng về sự “hỗ trợ và chia sẻ trong đời sống tình cảm” chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính, kết quả cho thấy thu nhập có khả năng dự báo cho sự thay đổi hài lòng về sự “hỗ trợ và chia sẻ trong đời sốn tình cảm” khá thấp là 5,03%. Tuy nhiên sự thay đổi này cũng mang ý nghĩa thông kê nhất định.

Bình diện cuối cùng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với yếu tố thu nhập là phân chia trách nhiệm và việc nhà ( χ2(4) = 11,072, p<0,05).

Nhóm thu nhập thấp có 72,4% số người đánh giá không hài lòng với sự phân chia trách nhiệm và việc nhà và nhóm thu nhập cao có hơn 60% số người

đánh giá họ hài lòng và rất hài lòng với sự phân chia trách nhiệm và việc nhà. Kết quả này chỉ ra nhóm thu nhập cao thường hài lòng với sự phân chia trách nhiệm và việc nhà hơn nhóm thu nhập thấp, hay nói cách khác thu nhập càng cao, thì càng dễ hài lòng với việc phân chia trách nhiệm và việc nhà, thu nhập càng thấp thì càng không hài lòng với việc phân chia trách nhiệm và việc nhà. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho biết thu nhập có khả năng dự báo sự thay đổi của hài lòng về “phân chia trách nhiệm và việc nhà” là 4,58%.

Ở các bình diện hài lòng về con cái, ra quyết định và quản lý tài chính, cố kết vợ chồng chúng tôi không nhận thấy có mối liên quan với yếu tố thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hài lòng với hôn nhân của các cặp vợ chồng trí thức trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)