Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng sự hài lòng với hôn nhân của trí thức trẻ trên địa bàn
3.1.1. Thực trạng hài lòng với hôn nhân nói chung
Hài lòng hôn nhân giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống gia đình của mỗi người. Vì vậy, chúng tôi cho rằng tìm hiểu một cách tổng thể về mức độ hài lòng hôn nhân của trí thức trên địa bàn thành phố Hà Nội là quan trọng và cần thiết. Kết quả phân tích số liệu cho phép chúng tôi ghi nhận thực trạng hài lòng với hôn nhân của nhóm khách thể này như sau:
Bảng 3.1. Thực trạng hài lòng với hôn nhân của trí thức trẻ.
Các nhân tố về hài lòng chung ĐTB ĐLC
1. Hỗ trợ chia sẻ trong đời sống tình cảm 3,55 0,742 2. Phân chia trách nhiệm và việc nhà. 3,20 0,913
3. Con cái 3,98 0,755
4. Ra quyết định và quản lý tài chính. 3,49 0,720
5. Cố kết 3,24 1,042
Kết quả hài lòng chung 3,55 0.587
Kết quả của bảng số liệu 3.1 cho thấynhìn chung các cặp vợ chồng trí thức trẻ được hỏi hài lòng với cuộc sống hôn nhân của họ với ĐTB là 3,55; ĐLC là 0,587. Chúng tôi cho rằng đây là một dấu hiệu đáng mừng khi những năm gần đây
số lượng vụ ly hôn có xu hướng ngày càng tăng. Theo viện Nghiên cứu gia đình và Giới (2017), cả nước trung bình có trên 60.000 vụ ly hôn/năm, tỉ lệ 30% tức là cứ 10 cặp vợ chồng kết hôn thì có 3 cặp ly hôn. Xu hướng này tiếp tục tăng ở cả thành phố và nông thôn. Trong đó, 70% số vụ ly hôn thuộc về các gia đình trẻ, vợ hoặc chồng trong độ tuổi từ 18-30, tỷ lệ ly hôn ở trí thức cao hơn so với nông dân, công nhân [69].
Trong 5 bình diện của hôn nhân, hài lòng về con cái và hài lòng về đời sống tình cảm được trí thức đánh giá ở mức hài lòng cao nhất với ĐTB lần lượt là 3,98 và 3,55 cao hơn ĐTB của hài lòng chung. Kết quả này phải chăng do trí thức là những người có tri thức, có trình độ hiểu biết về những khía cạnh của cuộc sống, nên khi bước vào cuộc sống hôn nhân họ dễ trở thành những người cha, mẹ tốt, có phương pháp giáo dục con khoa học và nhận được sự đồng tình cao từ phía người bạn đời. Đồng thời họ cũng có sự nhạy bén nhận ra những cảm xúc, những vấn đề khó khăn của người bạn đời và có cách ứng xử phù hợp. Do vậy họ hài lòng ở những bình diện này cũng là điều hợp lý. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương đồngvới đánh giá của người dân Việt Nam nói chung về mức độ hài lòng cao nhất ở lĩnh vực quan hệ cha mẹ - con cái, hôn nhân mà tác giả Hoàng bá Thịnh đã ghi nhận trong công trình nghiên cứu của mình [29].
Tiếp theo hai bình diện hài lòng về đời sống tình cảm và con cái, bình diện hài lòng về việc ra quyết định và quản lý tài chính có ĐTB là 3,49; ĐLC = 0,720. Theo điều tra của viện nghiên cứu Gia đình và Giới cho biết mâu thuẫn về lối sống và kinh tế là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn ở các cặp vợ chồng. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi trí thức trẻ được hỏi đánh giá sự hài lòng của họ ở bình diện này là khá cao gần bằng ĐTB của hài lòng chung (ĐTB = 3,55). Đây là dấu hiệu tốt cho thấy họ có sự đồng thuận về lối sống, họ tin tưởng vào người bạn đời, cùng trao đổi, thống nhất trước khi ra quyết định. Điều đó đảm bảo cho cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền vững.
Hai bình diện “cố kết vợ chồng” và “phân chia trách nhiệm và việc nhà” có ĐTB thấp hơn so với ba bình diện “hài lòng về con cái”; “hỗ trợ và chia sẻ trong đời sống tình cảm” và “ra quyết định và quản lý tài chính” với ĐTB lần lượt là 3,24; ĐLC = 1,042 và ĐTB = 3,20; ĐLC = 0,913. Có lẽ do nghề nghiệp của vợ chồng trí thức có sự khác nhau, thời gian làm việc, tính chất công việc chịu nhiều áp lực nên trí thức không có nhiều thời gian để cùng nhau làm một kế hoạch, hay chia sẻ
những công việc liên quan đến việc nhà. Dù vậy, khi được hỏi thì các trí thức vẫn đánh giá hài lòng ở hai bình diện này. Điều đó cho thấy họ có sự cảm thông, chia sẻ với nhau trong cuộc sống hôn nhân.
Mối tƣơng quan giữa các nhân tố của sự hài lòng với hôn nhân. Trong phần này, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích mối tương quan của 5 bình diện của hôn nhân. Kết quả phân tích cho thấy giữa các bình diện này có mối tương quan thuận chiều, có những cặp bình diện tương quan khá mạnh với nhau. Điều này được chúng tôi khái quát ở bảng sau.
Bảng 3 2 Mối tƣơng quan giữa các nhân tố của sự hài lòng.
(1) (2) (3) (4) (5) (6) Hỗ trợ và chia sẻ trong
đời sống tính cảm (1)
r 1
p Phân chia trách nhiệm và việc nhà (2) r 0,470 1 p 0,000 Con cái (3) r 0,406 0,379 1 p 0,000 0,000 Ra quyết định và quản lý tài chính (4) r 0,448 0,370 0,430 1 p 0,000 0,000 0,000 Cố kết vợ chồng (5) r 0,241 0,210 0,239 0,374 1 p 0,000 0,000 0,000 0,000 Hài lòng chung (6) r 0,709 0,706 0,676 0,736 0,648 1 p 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 Dựa vào kết quả bảng số liệu trên ta thấy các nhân tố có mối tương quan khá chặt chẽ và thuận chiều với nhau. Như vậy, có thể nói nếu một trong các bình diện nào đó của hôn nhân không hài lòng sẽ có thể ảnh hưởng tới các bình diện khác nói riêng cũng như chất lượng hôn nhân nói chung và ngược lại, nếu trí thức hài lòng trên một hay một số bình diện nào đó thì cũng có thể kéo theo sự hài lòng trên các bình diện còn lại.
Tóm lại, kết quả phân tích chỉ ra nhìn chung, trí thức được hỏi rất hài lòng về đời sống hôn nhân của họ. Có 2 trên 5 bình diện được trí thức trẻ đánh giá ở mức “rất hài lòng” và 3 trên 5 bình diện được đánh giá ở mức “hài lòng”. Điều đó cho thấy trí thức trẻ đều hài lòng với cuộc sống hôn nhân cũng như hài lòng với các bình diện của hôn nhân.
Để tìm hiểu kỹ hơn thực trạng hài lòng với nhân của trí thức trẻ, chúng tôi tiến hành tìm hiểu trên 5 bình diện của hôn nhân. Kết quả cụ thể của từng bình diện được trình bày ở phần tiếp theo.