Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệubằng thống kê toán học qua phần
spss.
Các dữ liệu từ bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0. Các phép phân tích được dùng trong nghiên cứu này là:
1/ Phân tích thống kê mô tả: Gồm có các phép tính tần suất, điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (SD).
Kiểm tra phân bố chuẩn của các thang đo sau khi chúng tôi đã tiến hành lọc item (qua phép phân tích nhân tố), chúng tôi nhận thấy dữ liệu thu được có phân bố tiệm cận của phân bố chuẩn (xem phụ lục)
Vì vậy điểm trung bình chung (ĐTB) và độ lệch chuẩn (ĐLC) của toàn thang đo được sử dụng để phân hạng các mức độ đánh giá của khách thể về sự hài lòng với hôn nhân (bảng 2.4):
Bảng 2.3. ĐTB của từng bình diện và điểm xếp hạng giá trị trung bình của các biến. biến.
Bình diện ĐTB/
ĐLC
Mức xếp hạng giá trị trung bình của các biến Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng Hài lòng về sự hỗ trợ và chia sẻ trong đời sống tình cảm. 3,55/0,73 0,89 – 2,81 2,82 – 3,56 3,57 – 5
Hài lòng về phân chia trách nhiệm và việc nhà.
3,18/0,91 0,29 – 2,28 2,29 – 3,20 3,21 – 5
Hài lòng về con cái. 3,97/0,73 1,83 – 3,24 3,25 – 3,99 4,00 – 5 Hài lòng về ra quyết định và quản
lý tài chính.
3,49/0,72 1 – 2,77 2,78 – 3,5 3,51 – 5
Hài lòng về cố kết vợ chồng 3,23/1,04 0,25 – 2,19 2,20 – 3,25 3,26 – 5 hài lòng với hôn nhân nói chung 3,48/0,57 1,21 – 2,91 2,92 – 3,5 3,51 – 5 2/ Phân tích tương quan nhị biến: Nghiên cứu quan tâm đến mối tương quan giữa sự hài lòng với hôn nhân với yếu tố thu nhập, hoàn cảnh sống, tình dục.
3/ Phân tích nhân tố: Phép phân tích này được áp dụng để tập hợp các item có liên quan với nhau thành một yếu tố. Trong phạm vi của nghiên cứu này, phép phân tích nhân tố đã cho chúng tôi thu được 5 nhân tố với hệ số KMO = 0,87 giải thích được 53,24% sự biến thiên của dữ liệu. Các nhân tố này đã được trình bày trong bảng 2.2 ở trên.
4/ Phân tích so sánh: So sánh giá trị trung bình bằng phép kiểm định T – test và phân tích phương sai một yếu tố (On way - Anova) khi các biến có ba phương án trả lời trở lên. Cụ thể, trong quá trình phân tích, tất cả những biến: giới tính, hoàn
cảnh sống, thu nhập, và tình dục là biến độc lập, hài lòng chung với hôn nhân của trí thức trẻ và các bình diện của hôn nhân là những biến phụ thuộc. Những biến độc lập gồm có hai phương án trả lời sẽ sử dụng kiểm định T – test, những biến độc lập có ba phương án trả lời trở lên sử dụng cách thức tiến hành phân tích phương sai ANOVA và với những biến dài chúng tôi sử dụng phân tích tương quan Pearson.
5/ Phân tích hồi quy: Phép phân tích này được sử dụng để đo mức độ dự báo ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Nghiên cứu này sử dụng phép phân tích hồi quy để xem xét ảnh hưởng của các biến tình dục, hoàn cảnh sống, thu nhập đến sự hài lòng chung với hôn nhân của trí thức .
Tiểu kết chƣơng 2
Như đã trình bày, địa bàn mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu là Hà Nội. Đây là nơi có nhiều lao động là trí thức, đặc biệt là các cặp vợ chồng trí thức trẻ, rất thích hợp cho việc triển khai nghiên cứu. Cụ thể hơn, chúng tôi nghiên cứu trên 289 vợ chồng trí thức trẻ có độ tuổi từ 25 đến 40 trên nhiều ngành nghề khác nhau như: giảng viên, giáo viên; bộ đội, công an; bác sỹ, kế toán, kinh doanh, ngân hàng... Nghiên cứu được tiến hành theo ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận của đề tài. Giai đoạn thứ hai là xây dựng phiếu điều tra, tiến hành điều tra thử và điều tra thực tiễn. Giai đoạn thứ ba là xử lý số liệu thu được và viết kết quả nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu được chúng tôi sử dụng với phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi, phương pháp phân tích dữ liệu.
Trên cơ sở các tiêu chí đã đưa ra và sử dụng các phương pháp nghiên cứu Tâm lý học để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã thu được kết quả. Kết quả này được thể hiện ở chương tiếp theo.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỰ HÀI LÒNG VỚI HÔN NHÂN CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG TRÍ THỨC TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN