Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng sự hài lòng với hôn nhân của trí thức trẻ trên địa bàn
3.1.2. Thực trạng hài lòng với hôn nhân của trí thức trẻ xét trên từng bình diện
Như đã trình bày ở trên, 5 bình diện của hôn nhân mà chúng tôi sẽ lần lượt tìm hiểu bao gồm: con cái; hỗ trợ và chia sẻ trong đời sống tình cảm; ra quyết định và quản lý tài chính; cố kết; và phân chia trách nhiệm và việc nhà.
3.1.2.1 Thực trạng sự hài lòng về con cái.
Con cái là một trong những bình diện không thể thiếu trong đời sống hôn nhân của các cặp vợ chồng. Hài lòng về con cái được thể hiện ở sự đồng thuận về thời gian khi nào nên có con, giới tính của con hay các quyết định liên quan đến con cái, hoặc cách người bạn đời thể hiện sự quan tâm đến các con…Kết quả trình bày trong biểu đồ 3.1 cho thấy bình diện con cái được trí thức tự đánh giá ở mức “rất hài lòng” với ĐTB = 3,98; ĐLC = 0,755.
Biểu đồ 3.1. Sự hài lòng về khía cạnh con cái của trí thức trẻ.
Khi xem xét biểu đồ 3.1 ta thấy ĐTB của các item đều đạt mức “rất hài lòng” dao động trong khoảng từ 3,63 đến 4,36. Trong đó các item “việc có con
là sự đồng thuận của cả hai vợ chồng anh/chị”; “con cái giúp cho quan hệ vợ/chồng của anh/chị tốt đẹp hơn”; “người bạn đời là người bố/mẹ tốt và “người bạn đời tôn trọng anh/chị trong các quyết định liên quan đến con cái” có ĐTB đều trên 4,0 cao hơn những item liên quan đến các quyết định về con cái như “người bạn đời trao đổi kỹ với anh/chị trước khi đưa ra các quyết định liên quan tới con cái” (ĐTB = 3,63; ĐLC = 1,181) và “cùng thống nhất trong các quyết định của gia đình về con cái” (ĐTB = 3,70; ĐLC =1,179).
“Việc có con là sự đồng thuận của cả hai vợ chồng anh/chị” là item có ĐTB cao nhất với ĐTB = 4,36; ĐLC = 0,95 cao hơn trung bình chung của hài lòng về con cái. Đây cũng là một dấu hiệu tốt trong khi thực tế nền văn hóa Việt Nam dường như việc có con không chỉ là quyết định, mong muốn của hai vợ chồng mà nó là vấn đề của cả bố mẹ, gia đình hai bên từ việc khi nào nên có con, đến giới tính của con, cách thức nuôi dạy con…Việc trí thức trẻ đánh giá cao ở item này cho thấy trí thức đã là người chủ động trong việc có con, do vậy họ sẽ có sự chuẩn bị về mọi mặt từ tâm lý, kinh tế đến kiến thức nuôi dạy con cái, họ không bị động hay chịu sự tác động từ phía gia đình. Do vậy họ không gặp phải nhiều áp lực từ những việc liên quan đến con cái và dễ hài lòng hơn ở phương diện này.
Item được đánh giá cao thứ hai là “con cái giúp cho mối quan hệ vợ chồng anh/chị tốt đẹp hơn” (ĐTB = 4,18; ĐLC = 0,908). Đây cũng là một tín hiệu tốt, khi so sánh giữa kết quả nghiên cứu này của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của Belsky & Rovine, 1990; Waite & Lillard, 1991, cho thấy có sự khác biệt, các tác giả chỉ ra rằng con cái chính là yếu tố đảm bảo cho độ bền lâu của hôn nhân, tuy nhiên nó lại cũng chính là yếu tố làm giảm chất lượng hôn nhân, đặc biệt là khi tuổi đời của các cặp đôi còn trẻ [36]. Lý giải sự khác biệt này chúng tôi tiến hành tìm hiểu dưới góc độ: nền văn hóa; đối tượng khách thể; đặc điểm nhân cách nhóm khách thể... nghiên cứu của nhóm tác giả được tiến hành trong nền văn hóa phương Tây với 128 cặp đôi lần đầu nuôi con, trong nền văn hóa phương tây chủ nghĩa cá nhân được đề cao, tôn trọng cái tôi, Chính điều đó cũng ảnh hưởng đến đặc điểm nhân cách của họ, những vấn đề của cá nhân, cá nhân sẽ tự giải quyết do vậy sự xuất hiện thành viên mới ( con cái) đã làm đảo lộn mọi trật tự trong gia đình, làm xuất hiện
các xung đột và căng thẳng vai trò, áp lực đặt ra với các vợ chồng trẻ khiến cho mối quan hệ của họ cũng bị ảnh hưởng bởi con cái.
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trong nền văn hóa phương Đông đề cao tính cộng đồng, tập thể, mỗi cá nhân không thể tách rời tập thể, do vậy họ cũng có những đặc điểm tính cách biết nhường nhịn, quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau. Theo Bradbury, khi sự xuất hiện của con cái trong các nền văn hoá cộng đồng họ dễ nhận được sự hỗ trợ từ họ hàng và người thân trong việc chăm sóc trẻ, điều đó đã làm giảm đi áp lực đặt ra đối với vợ và chồng, khiến cho mối quan hệ của họ không bị ảnh hưởng nhiều bởi con cái [38]. Hơn nữa trong nền văn hóa Việt Nam một trong những chức năng của gia đình là sinh sản, mỗi cặp vợ chồng kết hôn việc sinh con không chỉ là trách nhiệm với gia đình, dòng tộc mà còn là một nghĩa vụ. Với trí thức trẻ họ cũng nhận thức rất rõ điều đó hơn nữa việc có con lại là sự đồng thuận của cả hai vợ chồng, do đó con cái giúp cho mối quan hệ của họ trở nên tốt đẹp hơn là điều hoàn toàn hợp lý.
Hai item “người bạn đời là người bố, mẹ tốt” và “người bạn đời tôn trọng anh/chị trong các quyết định liên quan đến con cái” đều có ĐTB là 4,0 cao hơn ĐTB chung hài lòng về con cái (3,98). Trí thức đều là những người có trình độ học vấn cao, có kỹ năng sống, ứng xử khéo léo trong cuộc sống nên họ dễ khiến cho người bạn đời cảm nhận được sự tôn trọng và họ là người bố, mẹ tốt.
“cùng thống nhất trong các quyết định về con cái” và “người bạn đời trao đổi kỹ trước khi đưa ra các quyết định liên quan đến con cái” có ĐTB thấp hơn so với các item khác trong bình diện hài lòng về con cái, với ĐTB lần lượt là 3,70; ĐLC = 1,179 và ĐTB = 3,63; ĐLC = 1,181. Tuy nhiên vẫn nằm trong khoảng đánh giá rất hài lòng (từ 3,52 đến 4,79). Điều đó cho thấy, trong gia đình trí thức đã có sự trao đổi, thống nhất các quyết định liên quan đến con cái nhưng dường như sự trao đổi thống nhất đó vẫn chưa được diễn ra thường xuyên, chưa thực sự khiến họ hài lòng so với các item khác trong bình diện con cái.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng nhìn chung trí thức trẻ rất hài lòng về bình diện con cái. Bình diện tiếp theo chúng tôi đi sâu phân tích là hỗ trợ và chia sẻ tình cảm.
Tương tự như bình diệnhài lòng về con cái, bình diện hỗ trợ và chia sẻ tình cảm cũng có ĐTB cao 3,56 (ĐLC = 0,742), (bảng 3.3) thuộc mức đánh giá rất hài lòng.
Bảng 3.3 Sự hài lòng về sự hỗ trợ, chia sẻ trong đời sống tình cảm của trí thức trẻ.
Các item về hỗ trợ chia sẻ trong đời sống tình cảm ĐTB ĐLC
1. Người bạn đời chăm sóc anh/chị 3,69 1,057 2. Người bạn đời đồng cảm với anh/chị khi anh/chị phải
chịu áp lực
3,43 1,096
3. Người bạn đời hiểu anh/chị 3,56 1,013
4. Người bạn đời hỗ trợ anh/chị trong việc anh/chị đang cố gắng làm.
3,43 1,026
5. Người bạn đời làm rất nhiều thứ để anh/chị thấy rằng họ yêu anh/chị
3,52 1,061
6. Cảm nhận được tình cảm của người bạn đời dành cho mình.
3,62 0,964
7. Tin tưởng vào cách người bạn đời nuôi dạy con cái 3,52 0,954 8. Người bạn đời thể hiện sự quan tâm, yêu thương tới các
con
3,82 0,930
9. Hài lòng với cách người bạn đời hỗ trợ anh/chị trong các công việc thường ngày của gia đình.
3,38 1,049
Trung bình trung 3,56 0,742
Khi xem xét bảng 3.3 ta thấy, Sự hỗ trợ và chia sẻ của người bạn đời trong đời sống tình cảm được các cặp vợ chồng đánh giá đạt mức “hài lòng” và “rất hài lòng”, không có item nào được đánh giá ở mức “không hài lòng”. Đây cũng là một tín hiệu tốt cho thấy dường như các cặp đôi có mối quan hệ gần gũi và cởi mở, bởi lẽ, theo Caughlin (2002) cả hai bên trong giao tiếp gần gũi và cởi mở với nhau thì mối quan hệ cũng sẽ tốt hơn, bớt mâu thuẫn hơn, là điều cốt lõi của hôn nhân thành công [40]. Các nghiên cứu trong những năm 1970 thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia
đình cũng chỉ ra những hành vi giao tiếp tiêu cực và né tránh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại trong hôn nhân của các cặp đôi [46]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả thu được cho thấy sự tương tác giữa vợ chồng trí thức trẻ là những tương tác tích cực và không hề có mẫu thuẫn hay sự né tránh. Điều đó được thể hiện ở sự đồng tình cao với các item: “người bạn đời chăm sóc anh chị”; “cảm nhận được tình cảm của người bạn đời dành cho mình”; “người bạn đời làm rất nhiều thứ để anh/chị thấy rằng họ yêu anh/chị”…
Những item liên quan đến sự chia sẻ ĐTB có xu hướng cao hơn những item liên quan đến sự hỗ trợ ở bình diện tình cảm, chẳng hạn như những item “người bạn đời thể hiện sự quan tâm, yêu thương các con” “cảm nhận được tình cảm của người bạn đời dành cho mình” và “người bạn đời hiểu anh chị” có ĐTB cao, với ĐTB lần lượt là 3,82; 3,62 và 3,56. Mặc dù những item liên quan đến sự hỗ trợ “hài lòng với cách người bạn đời hỗ trợ anh/chị trong các công việc thường ngày của gia đình” và “người bạn đời hỗ trợ anh/chị trong việc anh chị cố gắng làm” có ĐTB thấp hơn các item khác ở khía cạnh tình cảm (ĐTB = 3,38; ĐLC = 1,049 và ĐTB = 3,43; ĐLC = 1,026), nhưng khi so với thang điểm quy ước về mức hài lòng (2,92 – 3,51) thì item này vẫn có ĐTB khá cao.
Trí thức trẻ được hỏi trong nghiên cứu của chúng tôi cho biết họ đều có khoảng thời gian yêu, tìm hiểu khá dài trước khi kết hôn (ít nhất 1 năm). Do vậy họ khá hiểu người bạn đời của mình và sẵn sàng chia sẻ cùng nhau mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên do nghề nghiệp và tính chất công việc có sự khác nhau, họ không có nhiều thời gian cùng ở cùng nhau, do vậy việc hỗ trợ người bạn đời trong các công việc nhà hay công việc mà người bạn đời muốn làm cũng gặp nhiều khó khăn và không dễ dàng thực hiện.
Như vậy ở bình diện hài lòng về hỗ trợ và chia sẻ trong đời sống tình cảm cũng được trí thức trẻ đánh giá ở mức “rất hài lòng”. Bình diện tiếp theo mà chúng tôi đề cập đến là ra quyết định và quản lý tài chính.
Hài lòng về việc ra quyết định và quản lý tài chính có ĐTB = 3,49 và ĐLC = 0,720 (xem bảng 3.4) là một trong những bình diện được đánh giá ở mức “hài lòng”.
Bảng 3.4. Sự hài lòng về việc ra quyết định và quản lý tài chính của trí thức trẻ.
Item về ra quyết định và quản lý tài chính. ĐTB ĐLC
1. Đồng thuận trong việc đưa ra các quyết định quan trọng
3,96 0,858
2. Các quyết định liên quan đến sự nghiệp. 3,95 0,942 3. Tranh luận (thậm chí gay gắt) về các quyết định người
bạn đời đưa ra (*)
3,27 0,962
4. Anh/chị và người bạn đời luôn thống nhất trong các chi tiêu của gia đình.
3,50 1,090
5. Anh chị và người bạn đời tự quản lý thu nhập riêng của mỗi người (*)
3,02 1,673
6. Trong gia đình anh/chị tất cả thu nhập đều được quy về một mối (chồng hoặc vợ giữ)
3,31 1,479
7. Tin tưởng vào các quyết định của người bạn đời 3,43 1,002
Điểm trung bình 3,49 0,720
(*) những item được đổi điểm.
Ra quyết định và quản lý tài chính được biểu hiện ở sự tin tưởng, đồng thuận về những quyết định của người bạn đời và trong gia đình không có sự phân biệt rạch ròi về phương diện quản lý tài chính. Kết quả bảng 3.4 cho thấy ĐTB giữa các item có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể các item liên quan đến việc ra quyết định như “đồng thuận trong việc đưa ra các quyết định quan trọng”; “các quyết định liên quan đến sự nghiệp” được trí thức đánh giá ở mức “rất hài lòng” với ĐTB là 3,96 và 3,95 trong khi item “không có sự tranh luận gay gắt về quyết định của người bạn đời” hay “tin tưởng vào quyết định của người bạn đời” chỉ được đánh giá ở mức “hài lòng” và có ĐTB là 3,27 và 3,43. Có thể thấy với trí thức trẻ trong các quyết định quan trọng hay liên quan đến sự nghiệp, cần có sự đồng thuận, trao đổi của hai người thì họ có sự hài lòng hơn so với khía cạnh tin tưởng vào quyết định của người bạn đời.
Các item liên quan đến việc quản lý tài chính có sự đồng nhất, chặt chẽ với nhau, trong gia đình trí thứcđược hỏi dường như không có sự tự quản lý thu nhập riêng của mỗi người mà tất cả thu nhập đều được quy về một mối do chồng giữ hoặc vợ giữ có ĐTB gần bằng nhau (ĐTB là 3,02 và 3,31). Trong đó item anh chị và người bạn đời luôn thống nhất trong các chi tiêu của gia đình có ĐTB khá cao là 3,50.
Tóm lại ở bình diện ra quyết định và quản lý tài chính được trí thức nhìn nhận hài lòng cao ở những item đòi hỏi sự đồng thuận, trao đổi giữa hai người với nhau như: “đồng thuận trong việc đưa ra các quyết định quan trọng”; “các quyết định liên quan đến sự nghiệp” và “anh chị và người bạn đời luôn thống nhất trong các chi tiêu của gia đình” có ĐTB lần lượt là 3,96, 3,95 và 3,50. Kết quả trên cho thấy trong gia đình trí thức người phụ nữ đã có vị trí quan trọng và tham gia vào các vấn đề của gia đình như nam giới.
Bình diện tiếp theo chúng tôi tìm hiểu là sự hài lòng về mức độ cố kết giữa vợ và chồng.
3.1.2.4. Thực trạng hài lòng về sự cố kết vợchồng.
Một trong những bình diện của hôn nhân đó chính là sự cố kết giữa vợ và chồng. Sự cố kết đó được thể hiện ở việc vợ và chồng cười cùng nhau, trao đổi với nhau về các ý tưởng, cùng nhau làm một kế hoạch hay tranh luận một cách điềm đạm về một vấn đềnào đó. Kết quả xử lý số liệu cho thấy, nhìn chung trí thức trẻ tự đánh giá sự cố kết giữa họ với người bạn đời ở mức hài lòng với ĐTB chung là 3,24 và ĐLC là 1,042 (biểu đồ 3.2)
Từ biểu đồ 3.2 ta thấy ĐTB giữa các item cũng có sự chênh lệch đáng kể. Item “cười cùng nhau” có ĐTB cao nhất là 4,17, cao hơn ĐTB chung của cả bình diện hài lòng về sự cố kết. Tiếp theo đó item “trao đổi với nhau về các ý tưởng” cũng được trí thức trẻ đánh giá khá cao có ĐTB = 3,16. Hai item “tranh luận một cách điềm đạm” và “cùng nhau làm một kế hoạch” có ĐTB thấp hơn cả, với ĐTB lần lượt là 2,67 và 2,96. Như đã trình bày ở trên nhóm khách thể mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu có nghề nghiệp, công việc khác nhau, do vậy họ không có nhiều thời gian chung để cùng nhau thực hiện một kế hoạch. Dường như việc người bạn đời quan tâm đến các con; làm nhiều việc thể hiện sự yêu thương, tôn trọng hay tin tưởng và các quyết định họ, khiến cho cuộc sống hôn nhân của trí thức cũng có ít bất đồng, mâu thuẫn hơn, đồng thời họ cũng là những người có những kỹ năng sống, sự kiểm soát cảm xúc tốt, nên họ không thường xuyên xảy ra tranh luận.
Như vậy ở bình diện hài lòng về sự cố kết, chúng tôi nhận thấy mặc dù các trí thức trẻ không thường cùng nhau làm một kế hoạch, nhưng họ vẫn trao đổi