.2 Thực trạng hài lòng về sự cố kết vợ chồng của trí thức trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hài lòng với hôn nhân của các cặp vợ chồng trí thức trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 70)

Từ biểu đồ 3.2 ta thấy ĐTB giữa các item cũng có sự chênh lệch đáng kể. Item “cười cùng nhau” có ĐTB cao nhất là 4,17, cao hơn ĐTB chung của cả bình diện hài lòng về sự cố kết. Tiếp theo đó item “trao đổi với nhau về các ý tưởng” cũng được trí thức trẻ đánh giá khá cao có ĐTB = 3,16. Hai item “tranh luận một cách điềm đạm” và “cùng nhau làm một kế hoạch” có ĐTB thấp hơn cả, với ĐTB lần lượt là 2,67 và 2,96. Như đã trình bày ở trên nhóm khách thể mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu có nghề nghiệp, công việc khác nhau, do vậy họ không có nhiều thời gian chung để cùng nhau thực hiện một kế hoạch. Dường như việc người bạn đời quan tâm đến các con; làm nhiều việc thể hiện sự yêu thương, tôn trọng hay tin tưởng và các quyết định họ, khiến cho cuộc sống hôn nhân của trí thức cũng có ít bất đồng, mâu thuẫn hơn, đồng thời họ cũng là những người có những kỹ năng sống, sự kiểm soát cảm xúc tốt, nên họ không thường xuyên xảy ra tranh luận.

Như vậy ở bình diện hài lòng về sự cố kết, chúng tôi nhận thấy mặc dù các trí thức trẻ không thường cùng nhau làm một kế hoạch, nhưng họ vẫn trao đổi thường xuyên về các ý tưởng và “cười cùng nhau”.

Cũng tương tự như nhân tố hài lòng về sự cố kết, nhân tố tiếp theo đây mà chúng tôi đề cập cũng có ĐTB trong mức “hài lòng” là phân chia trách nhiệm và việc nhà.

3.1.2.5 Thực trạng hài lòng về phân chia trách nhiệm và việc nhà

Phân chia trách nhiệm và việc nhà là bình diện cuối cùng của hôn nhân mà chúng tôi tìm hiểu có ĐTB chung là 3,20 và (ĐLC = 0,913) (bảng 3.5). Trong bình diện này chúng tôi tìm hiểu hai khía cạnh trách nhiệm và việc nhà, thể hiện ở việc tham gia vào các quyết định trong các công việc quan trọng của gia đình, thời gian đối với con cái, làm các công việc nhà.

Bảng 3.5. Thực trạng hài lòng về việc phân chia trách nhiệm và việc nhà của trí thức trẻ

Item hài lòng về phân chia trách nhiệm và việc nhà ĐTB ĐLC

1. Nhận thấy không công bằng cho anh chị trong việc phân chia công việc nhà (*)

2,81 1,628

2. Người bạn đời là người quyết định mua các vật dụng trong gia đình (*)

3,38 1,451

ý kiến anh chị (*)

4. Cho rằng người bạn đời chưa dành nhiều thời gian cho con (*)

3,17 1,388

5. Trong gia đình anh/chị người vợ hầu như làm tất công việc nhà (*)

3,56 1,317 6. Trong gia đình anh/chị người chồng hầu như không để ý

đến việc nhà (*)

3,45 1,129 7. Trong gia đình, người chồng là người quyết định cuối

cùng (*)

3,27 1,301

Trung bình chung 3,20 0,913

(*) những item được đổi điểm.

Từ bảng 3.5 cho thấy, nhìn chung trí thức trong diện khảo sát của đề tàicó sự hài lòng với việc phân chia trách nhiệm và việc nhà. Dù khi xem xét từng item cụ thể chúng tôi có ghi nhận sự khác biệt nhất định. Nổi bật hơn cả là hai item “trong gia đình người vợ hầu như không phải làm tất cả các công việc nhà”, và “người chồng để ý đến công việc nhà” với ĐTB lần lượt là 3,56; ĐLC = 1,317 và ĐTB = 3,45; ĐLC = 1,129 cao hơn cả ĐTB chung của toàn bình diện. Điều này cho thấy trong gia đình người chồng đã có sự chia sẻ công việc nhà với người vợ, đây cũng là một dấu hiệu rất tốt cho thấy sự bình đẳng giới trong hôn nhân gia đình của trí thức trẻ. Theo Kok Mun Ng (2009), người phụ nữ khi tham gia vào lực lượng lao động, thì vai trò của họ là vai trò kép, vì họ vừa phải hoàn thành công việc vừa phải hoàn thành vai trò với gia đình. Điều đó khiến họ luôn bị căng thẳng và không hài lòng với cuộc sống hôn nhân của họ[49]. Do vậy nếu trong gia đình người chồng có sự chia sẻ trách nhiệm và công việc nhà với người vợ thì họ sẽ không bị căng thẳng và cảm thấy hài lòng với hôn nhân hơn.

Các mệnh đề có ĐTB cao hơn ĐTB chung tiếp theo là “người bạn đời không tự quyết định mua các vật dụng trong gia đình” và “người chồng không phải là người quyết định cuối cùng” có ĐTB khá cao là 3,38 và 3,27. Như vậy trong gia đình trí thức người vợ và người chồng có quyền quyết định như nhau, họ tôn trọng nhau, cùng nhau trao đổi, bàn bạc trước khi đưa ra các quyết định của gia đình.

Item “người bạn đời dành thời gian cho con” có ĐTB = 3,17; ĐLC = 1,388. Dường như dù công việc có bận rộn, thì trong gia đình trí thức trẻ, họ

cùng người bạn đời cũng có sự phân công trách nhiệm nhất định trong việc dành thời gian chăm sóc con cái. Phải chăng vậy nên họ cũng khá hài lòng với item này.

“Người bạn đời quyết định việc nhà thường hỏi ý kiến anh chị” và “nhận thấy công bằng trong việc phân chia việc nhà”, có ĐTB thấp nhất trong tổng số các item của bình diện, với ĐTB là 2,74 và 2,81.

Như vậy mặc dù trí thức đánh giá hài lòng cao ở các item “người vợ không phải làm tất cả việc nhà”; “người chồng có sự để ý đến công việc nhà” và “người bạn đời không tự quyết định mua các vật dụng trong gia đình” nhưng các item “người bạn đời quyết định việc nhà thường hỏi ý kiến anh chị” và “nhận thấy công bằng trong việc phân chia việc nhà” lại ở mức “không hài lòng”. Theo chúng tôi có sự mâu thuẫn này phải chẳng là do trong gia đình người chồng cũng đã tham gia vào chia sẻ các công việc nhà, nhưng chỉ ở mức còn hạn chế, hỗ trợ, chưa thực sự công bằng, người vợ vẫn làm phần lớn các công việc nhà. Trong phân chia trách nhiệm, tuy có sự bàn bạc, trao đổi nhưng khi quyết định thì thường thiên về ý kiến chủ quan của vợ hoặc chồng, chưa thực sự có sự thống nhất giữa hai vợ chồng. Thiết nghĩ cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để có thể đưa ra được các kết luận khách quan hơn cho vấn đề này.

3.1.3 Thực trạng hài lòng với hôn nhân của trí thức trẻ xét trên phương diện cặp đôi.

Trong phần nội dung này, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu thực trạng hài lòng chung với hôn nhân của các cặp vợ chồng trí thức trẻ, đặc điểm của các cặp vợ chồng cùng nhìn nhận là “hài lòng” và “không hài lòng” về đời sống hôn nhân của họ.

3.1.3.1 Thực trạng hài lòng chung với hôn nhân của các cặp vợ chồng.

Thực trạng hài lòng chung với hôn nhân của vợ và chồng được trình bày trong bảng 3.6 sau:

Bảng 3.6 Thực trạng hài lòng chung với hôn nhân của vợ và chồng.

Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

Hài lòng chung của vợ 3,46 0,577

Từ bảng 3.6 cho thấy, trong cuộc khảo sát của chúng tôi những người chồng được hỏi đánh giá hài lòng với hôn nhân cao hơn người vợ, ĐTB chung của người chồng là 3,51; ĐLC = 0,522. Khi so sánh kết quả nghiên cứu này của chúng tôi với nghiên cứu “các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần” của tác giả Dương Thu Hương (2012) về đánh giá của nam giới và nữ giới, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt giữa hai nghiên cứu. Cụ thể tác giả chỉ ra nam giới có xu hướng hài lòng cao về đời sống tinh thần hơn so với nữ giới [13].

Bên cạnh đó, ĐTB hài lòng chung của những người chồng không có sự chênh lệch nhiều so với ĐTB của những người vợ (ĐTB của vợ là 3,46; ĐLC = 0,577). Vậy liệu giữa các cặp vợ chồng này về mức độ hài lòng với hôn nhân hay không? chúng tôi đã tiến hành kiểm định Paired Samples t-test và có kết quả như sau: t(125) = -1,972, p>0,05. Điều này có nghĩa rằngkhông có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa vợ và chồng về mức độ hài lòng với đời sống hôn nhân của họ

Nói một cách khác, nhìn chung, người vợ và chồng có sự đồng thuận khá cao khi tự đánh giá về đời sống hôn nhân của mình, nếu vợ đánh giá hài lòng với hôn nhân thì chồng cũng có đánh giá tương tự và ngược lại (bảng 3.7)

Bảng 3.7 Mức độ đồng thuận của các cặp vợ chồng về sự hài lòng hôn nhân

Hài lòng chung chồng Tổng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng Hài lòng chung vợ Không hài lòng Số lượng 15 6 2 23 % hài lòng chung vợ 65.2% 26.1% 8.7% 100.0% % Hài lòng chung chồng 83.3% 18.8% 2.9% 19.2% Hài lòng Số lượng 3 17 10 30 % Hài lòng chung vợ 10.0% 56.7% 33.3% 100.0% % Hài lòng chung chồng 16.7% 53.1% 14.3% 25.0% Rất hài lòng Số lượng 0 9 58 67 % hài lòng chung vợ .0% 13.4% 86.6% 100.0% % Hài lòng chung chồng .0% 28.1% 82.9% 55.8% Tổng Số lượng 18 32 70 120

% hài lòng chung vợ 15.0% 26.7% 58.3% 100.0% % Hài lòng chung

chồng 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

Từ bảng 3.7 có thể thấy phần lớn các cặp vợ chồng trí thức trẻ “rất hài lòng” với hôn nhân (58 cặp vợ chồng), không có sự chênh lệch nhiều giữa nhóm đánh giá “hài lòng” (17 cặp vợ chồng) và “không hài lòng” với hôn nhân (15 cặp vợ chồng). Để hiểu hơn về thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành phân tích các đặc điểm nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn, hoàn cảnh sống, số con, số năm kết hôn, thời gian sử dụng ngoài giờ làm việc ở quan. Kết quả cho thấy các yếu tố nghề nghiệp, thu nhập, hoàn cảnh sống, thời gian ngoài làm việc ở cơ quan đã chỉ ra sự khác biệt giữa nhóm “rất hài lòng”, “hài lòng” và “không hài lòng”. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích cụ thể trên từng nhóm khách thể với từng yếu tố liên quan trên.

a) Nhóm các cặp đôi đánh giá rất hài lòng với hôn nhân.

Có 58 cặp đôi tự đánh giá hôn nhân của họ ở mức rất hài lòng, nghề nghiệp chủ yếu của nhóm này là giảng viên, giáo viên (xem bảng 3.8)

Bảng 3.8. Nghề nghiệp của nhóm khách thể “rất hài lòng” về đời sống hôn nhân. nhân.

Nhóm nghề Tỷ lệ (%)

Bác sĩ, y sĩ, y tá

Bộ đội, công an, quân nhân 5,2

Công chức 3,4

Kĩ sư, kiến trúc sư, xây dựng, công nghệ thông tin 5,2

Công nhân, thợ cơ khí 17,2

Nhân viên du lịch 3,4

Giảng viên, giáo viên 37,9

Nhân viên văn phòng 8,6

Kế toán, kinh doanh, ngân hàng. 17,2

Nghiên cứu viên 1,7

Tổng 100

So với các nhóm nghề khác, chúng tôi nhận thấy, dường như giảng viên, giáo viên có nhiều thời gian dành cho gia đình và người bạn đời hơn so với các nhóm nghề khác. Ngoài ra, đạo đức nghề cũng ảnh hưởng tới đặc điểm nhân cách của họ, giúp họ khéo léo hơn trong cư xử và dễ dàng giải quyết, tháo gỡ xung đột, đồng thời kỹ năng sư phạm giúp họ dễ trở thành những người bố, mẹ tốt. Do vậy họ dễ hài lòng với hôn nhân ở mức cao hơn so với các nhóm ngành nghề khác.

Thu nhập trung bình của nhóm đánh giá hôn nhân ở mức rất hài lòng thuộc khoảng thu nhập khá cao (12,55 triệu/tháng). Và một điều nữa mà chúng tôi ghi nhận ở nhóm khách thể này đó là phần lớn trong số họ hiện đang ở riêng hai vợ chồng (chiếm 52.2%):

Biểu đồ 3 3 Hoàn cảnh sống của nhóm khách thể “rất hài lòng” về đời sống hôn nhân.

Như vậy ngày nay với sự phát triển về kinh tế, sự giao lưu văn hóa, xu thế toàn cầu hóa, mô hình gia đình truyền thống ở Việt Nam cũng có nhiều biến đổi, và gia đình hạt nhân ngày càng phát triển, nhiều cặp đôi sau khi kết hôn không bắt buộc phải sống cùng bố mẹ. Phải chăng việc sống riêng của các cặp đôi khiến họ không gặp nhiều áp lực trong mối quan hệ với bố mẹ chồng,vợ. Mọi vấn đề liên quan đến hôn nhân, họ cùng chia sẻ và đưa ra cách giải quyết, bố mẹ hai bên cũng không can thiệp quá sâu và cuộc sống riêng của họ nênhọ hài lòng với hôn nhân hơn?

Bên cạnh những đặc điểm về nghề nghiệp, thu nhập hay hoàn cảnh sống, điều mà chúng tôi quan tâm tìm hiểu nữa là ngoài thời gian làm việc ở cơ quan, nhóm khách thể được hỏi thường dành thời gian cho vợ/chồng, con cái và cùng vợ/chồng tham gia vào các hoạt động giải trí như thế nào? Kết quả thu được được trình bày trong bảng 3.9 dưới đây:

Bảng 3.9 Việc sử dụng thời gian ngoài giờ làm việc ở cơ quan của các cặp vợ chồng trí thức “rất hài lòng” về đời sống hôn nhân

Item Tỷ lệ (%)

Tham gia hoạt động thể thao hoặc giải trí của cá nhân 8.6 Dành thời gian ở nhà với vợ/ chồng, con cái 48.3

Cùng vợ/chồng đi chơi, xem phim 25.9

Làm các công việc nhà 17.2

Ngoài thời gian dành cho công việc ở cơ quan, nhóm khách thể đều dành thời gian cho vợ/chồng, con cái, cùng vợ chồng tham gia hoạt động mang tính cố kết, làm các công việc nhà và dành thời gian giải trí cá nhân. Trong đó 48,3% nhóm khách thể dành thời gian ở nhà với vợ/chồng con cái. Chỉ có 8,6% dành thời gian tham gia hoạt động giải trí cá nhân. Điều đó cho thấy họ có trách nhiệm trong cuộc sống hôn nhân, gia đình, họ sẵn sàng hy sinh thời gian giải trí cá nhân để dành cho gia đình. Đây cũng là một dấu hiệu rất tốt đối với cuộc sống hôn nhân, khi người vợ và người chồng có trách nhiệm với gia đình, chia sẻ, quan tâm đến người bạn đời và con cái, sẽ dự báo cho một cuộc hôn nhân bền vững. item “cùng vợ/chồng đi chơi, xem phim” là một trong những item biểu hiện cố kết vợ chồng cũng được nhóm khách thể đánh giá cao thứ hai sau item “dành thời gian ở nhà với vợ chồng, con cái”. Kết quả này cho thấy, trong nhóm khách thể đã có sự cố kết với người bạn đời. Họ dành thời gian cho nhau, và qua đó họ hiểu nhau hơn, hài lòng hơn với cuộc sống hôn nhân.

Như vậy, 58 cặp vợ chồng trí thức trẻ đánh giá rất hài lòng với hôn nhân có những đặc điểm: phần lớn nghề nghiệp là giáo viên, thu nhập bình quân trên tháng khá cao 12,55 triệu, đa phần sống riêng hai vợ chồng. Ngoài thời gian dành cho công việc ở cơ quan, họ đều dành thời gian cho con cái và người bạn đời.

Tiếp theo đây chúng tôi sẽ trình bày, đặc điểm nhóm khách thể hài lòng với hôn nhân, liệu họ có sự khác biệt so với nhóm rất hài lòng với hôn nhân?

b) Nhóm các cặp vợ chồng hài lòng với hôn nhân

Có 17 cặp đôi đánh giá hôn nhân của họ ở mức hài lòng, phần lớn nhóm khách thể có nghề nghiệp liên quan đến kinh doanh, kế toán, ngân hàng, (xem bảng 3.10).

Bảng 3 10. Nghề nghiệp nhóm khách thể “hài lòng” với hôn nhân

Nghề nghiệp Tỷ lệ (%)

Bác si, y tá, y sĩ 5.9

Bộ đội, công an, quân nhân 11.8

Giảng viên, giáo viên 11.8

Họa sĩ 5.9

Kế toán, kinh doanh, ngân hàng 29.4

Lái xe, nội trợ, lao động tự do 5.9

Nhân viên văn phòng 29.4

Dựa vào bảng 3.10 có thể thấy nhóm khách thể làm kế toán, kinh doanh, ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất (29,4%), thấp nhất thuộc nhóm nghề bác sĩ, y tá, y sĩ (5,9%).

Thu nhập bình quân trên tháng của nhóm khách thể này cũng khá cao (11.27 triệu đồng) Tuy thấp hơn so với nhóm rất hài lòng với hôn nhân nhưng không có sự chênh lệch nhiều, mặc dù vậy đây cũng là một dấu hiệu cần lưu ý, liệu thu nhập có mối liên quan với sự hài lòng?

Nếu nhóm rất hài lòng với hôn nhân, hoàn cảnh sống của họ ở riêng hai vợ chồng chiếm tỷ lệ cao nhất (52,2 %), sau đó đến sống cùng bố mẹ chồng (39,7 %). thì nhóm khách thể hài lòng với hôn nhân lại có kết quả ngược lại, phần lớn họ sống cùng bố mẹ chồng chiếm 52,9%, sau đó là sống riêng hai vợ chồng chiếm 41,2 %

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự hài lòng với hôn nhân của các cặp vợ chồng trí thức trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)