Nghề nghiệp Tỷ lệ (%)
Công chức 7,1
Công nhân, thợ cơ khí 28,6
Giảng viên, giáo viên 28,6
Kế toán, kinh doanh, ngân hàng 21,4
Nhân viên văn phòng 14,3
100
Như vậy, phải chăng thu nhập có mối liên quan đến sự hài lòng với hôn nhân. Câu hỏi này sẽ được chúng tôi trả lời ở nội dung phần các yếu tố liên quan đến sự hài lòng với hôn nhân của trí thức trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Một kết quả khá thú vị mà chúng tôi ghi nhận được đó là nhóm khách thể không hài lòng họ sống riêng hai vợ chồng chiếm 60% và 30 % họ sống cùng bố mẹ chồng (xem biểu đồ 3.5)
Biểu đồ 3 5 Hoàn cảnh sống của nhóm khách thể “không hài lòng” với hôn nhân.
Nếu như nhóm giảng viên, giáo viên có thu nhập cao, sống riêng hai vợ chồng đánh giá hôn nhân ở mức “rất hài lòng” trong khi nhóm khách thể có thu nhập thấp, sống riêng hai vợ chồng lại đánh giá hôn nhân của họ ở mức “không hài lòng”. Phải chăng thu nhập là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt đó, khi sống riêng hai vợ chồng họ không nhận được sự chia sẻ nhiều ở phía bố mẹ từ các công việc nhà, nuôi dạy con cái, đến kinh tế. Do vậy họ gặp nhiều áp lực, căng thẳng và không hài lòng với hôn nhân?
Vậy khoảng thời gian mà nhóm khách thể này sử dụng cho gia đình ngoài thời gian dành cho cơ quan được thể hiện như thế nào? Kết quả phân tích số liệu cho phép chúng tôi ghi nhận số liệu trong bảng 3.13 sau đây
Bảng 3 13 Việc sử dụng thời gian ngoài giờ làm việcở cơ quan của nhóm khách thể “không hài lòng” với hôn nhân.
Item Tỷ lệ (%)
Tham gia hoạt động thể thao hoặc giải trí của cá nhân 14,3 Dành thời gian ở nhà với vợ/ chồng, con cái 42,9
Làm các công việc nhà 42,9
100
Dựa vào bảng 3.13 có thể thấy phần lớn nhóm khách thể được hỏi, ngoài thời gian dành cho công việc ở cơ quan, họ dành thời gian ở nhà với vợ/chồng và con cái (40%) và làm các công việc nhà (40%). Chỉ có 13,3% dành thời gian cho hoạt động thể thao hoặc giải trí của cá nhân. Như vậy, có thể thấy đặc trưng của nhóm “không hài lòng” này là dành thời gian cho hoạt động của cá nhân nhiều hơn hẳn so với nhóm rất hài lòng và hài lòng, thu nhập của họ thấp hơn và đặc biệt, họ không hề dành thời gian cho đối tác của mình. item “cùng vợ/chồng đi chơi, xem phim” không hề được nhóm khách thể lựa chọn, trong khi nhóm rất hài lòng (có số người lựa chọn cao nhất) và hài lòng (có số lượng người lựa chọn thấp hơn) đều lựa chọn item này. Liệu đây có phải là nguyên nhân khiến một số cặp vợ chồng trí thức cảm thấy không hài lòng với hôn nhân của họ. Trong quá trình tìm hiểu thực trạng hài lòng của trí thức trẻ với các bình diện của hôn nhân, thì bình diện cố kết vợ chồng cũng được đánh giá khá thấp so với các bình diện khác của hôn nhân. Điều này cho thấy có sự đồng nhất trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nhóm khách thể tham gia trả lời cũng hoàn toàn chân thực.
Tóm lại, phần lớn các cặp vợ chồng rất hài lòng với hôn nhân, thuộc nhóm nghề giáo viên, có thu nhập cao, sống riêng hai vợ chồng, dành nhiều thời gian cho người bạn đời và con cái, cũng như thời gian riêng cho hoạt động giải trí của hai vợ chồng. Thu nhập dường như là yếu tố dự báo có liên quan đến sự hài lòng với hôn nhân của vợ chồng trí thức trẻ.
3.2. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng với hôn nhân của trí thức trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội. bàn thành phố Hà Nội.
Như đã trình bày ở trên, các yếu tố hoàn cảnh sống, thu nhập, và đời sống tình dục sẽ được xem xét là những yếu tố có liên quan đến sự hài lòng với hôn nhân của nhóm khách thể.
3.2.1 Yếu tố thu nhập.
Trong nội dung này chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu mối liên quan giữa thu nhập với hài lòng chung và từng bình diện của hôn nhân.
Kết quả kiểm định Chi-Square Tests về mối liên quan giữa thu nhập và hài lòng chung với hôn nhân ( χ2(4) = 13,166, p<0,05), cho thấy thu nhập có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với hài lòng chung của trí thức trẻ.
Với phép tính Crosstabs, cho chúng tôi thu được: Trong số những người tham gia trả lời, đánh giá hôn nhân của họ ở mức “không hài lòng” có tới 72,2% thuộc nhóm thu nhập thấp và 27,8%, thuộc nhóm những người có thu nhập trung bình và cao. Điều đó cho thấy những người có thu nhập thấp thường không hài lòng với hôn nhân hơn so với nhóm người có thu nhập trung bình và thu nhập cao. Phải chăng những người có thu nhập cao cũng sẽ hài lòng với hôn nhân? Một kết quả khác thu được chỉ ra trong số những người có thu nhập cao, có tới 62% đánh giá hôn nhân của họ ở mức “rất hài lòng”. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế cuộc sống, nhóm có thu nhập cao họ không phải chịu sức ép từ vấn đề chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày, ngoài ra họ còn được sử dụng các dịch vụ giải trí đáp ứng được nhu cầu hay có khả năng mua những món đồ có giá trị dành cho bản thân hoặc cho người bạn đời.. . Qua đó tăng sự hài lòng về đời sống tình cảm cũng như sự cố kết vợ chồng, giúp họ dễ hài lòng với hôn nhân.
Các kết quả mà chúng tôi đã phân tích trên đây cho thấy rằng, “thu nhập” có ảnh hưởng đến hài lòng chung của hôn nhân cũng như một số bình diện của hôn nhân. Trên cơ sở mối liên quan giữa “thu nhập” với hài lòng chung của hôn nhân, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn liệu thu nhập có khả năng dự báo cho sự thay đổi điểm số của hài lòng chung như thế nào. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy thu nhập có khả năng dự báo cho sự thay đổi hài lòng chung của hôn nhân là 5,36% (bảng 3.14)
Bảng 3.14. Hệ số hồi quy giữa yếu tố thu nhập với hài lòng chung của hôn nhân
Hài lòng chung của hôn nhân R2 F β t
Thu nhập 0,536 6,007 0,163 19,455***
Ghi chú: ***p<0,001 Những thông số ở bảng 3.14 cho thấy hệ số về độ dốc trong phương trình hồi quy giữa thu nhập với hài lòng chung là 0,163. Điều này có nghĩa là cứ mỗi khi điểm thu nhập tăng lên 1 điểm thì ĐTB của hài lòng chung sẽ tăng thêm 0,163 điểm.
Ngoài ra, kết quả kiểm định Chi-Square Tests cũng cho biết thu nhập có mối liên quan có ý nghĩa với bình diện hỗ trợ và chia sẻ trong đời sống tình cảm (χ2(4) = 13,166, p<0,05). Trong số người được hỏi có thu nhập thấp thì có tới 71,1% đánh giá “không hài lòng” về sự hỗ trợ, chia sẻ trong đời sống tình cảm, bên cạnh đó những người được hỏi có thu nhập cao thì có tới 54,2% trả lời họ “rất hài lòng” về việc hỗ trợ, chia sẻ của người bạn đời trong cuộc sống tình cảm. Như đã trình bày ở trên, những người có thu nhập cao, thường có điều kiện làm nhiều việc thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần cho bản thân và người bạn đời, Có lẽ vậy nên bình diện “hỗ trợ và chia sẻ trong đời sống tình cảm” được trí thức đánh giá ở mức “rất hài lòng” (ĐTB = 3,56) đặc biệt là các item “người bạn đời chăm sóc anh chị”, “cảm nhận được tình cảm của người bạn đời dành cho mình”. Như vậy, có thể nói thu nhập có mối liên quan với hỗ trợ và chia sẻ trong đời sống tình cảm. Những người có thu nhập cao hài lòng về đời sống tình cảm hơn những người có thu nhập thấp.
Để tìm hiểu kỹ hơn liệu “thu nhập” có khả năng dự báo cho sự thay đổi điểm số của hài lòng về sự “hỗ trợ và chia sẻ trong đời sống tình cảm” chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính, kết quả cho thấy thu nhập có khả năng dự báo cho sự thay đổi hài lòng về sự “hỗ trợ và chia sẻ trong đời sốn tình cảm” khá thấp là 5,03%. Tuy nhiên sự thay đổi này cũng mang ý nghĩa thông kê nhất định.
Bình diện cuối cùng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với yếu tố thu nhập là phân chia trách nhiệm và việc nhà ( χ2(4) = 11,072, p<0,05).
Nhóm thu nhập thấp có 72,4% số người đánh giá không hài lòng với sự phân chia trách nhiệm và việc nhà và nhóm thu nhập cao có hơn 60% số người
đánh giá họ hài lòng và rất hài lòng với sự phân chia trách nhiệm và việc nhà. Kết quả này chỉ ra nhóm thu nhập cao thường hài lòng với sự phân chia trách nhiệm và việc nhà hơn nhóm thu nhập thấp, hay nói cách khác thu nhập càng cao, thì càng dễ hài lòng với việc phân chia trách nhiệm và việc nhà, thu nhập càng thấp thì càng không hài lòng với việc phân chia trách nhiệm và việc nhà. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho biết thu nhập có khả năng dự báo sự thay đổi của hài lòng về “phân chia trách nhiệm và việc nhà” là 4,58%.
Ở các bình diện hài lòng về con cái, ra quyết định và quản lý tài chính, cố kết vợ chồng chúng tôi không nhận thấy có mối liên quan với yếu tố thu nhập.
3.2.2 Hoàn cảnh sống
Hoàn cảnh sống gồm việc trí thức trẻ sống cùng ai, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ, hay sống riêng hai vợ chồng hoặc sống cùng người thân. Chúng tôi tìm hiểu yếu tố hoàn cảnh sống với hài lòng chung, hài lòng trên từng diện. Tuy nhiên kết cho thấy, yếu tố hoàn cảnh sống chỉ có mối liên quan với bình diện ra quyết định và quản lý tài chính (χ2(6) = 15,070, p<0,05)
Để tìm hiểu kỹ hơn hoàn cảnh sống có khả năng dự báo sự hài lòng ra quyết định và quản lý tài chính, chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính, kết quả cho thấy, hoàn cảnh sống có khả năng dự báo thay đổi sự hài lòng ra quyết định và quản lý tài chính, tuy nhiên tác động của hoàn cảnh sống đến mức độ thay đổi của ra quyết định và quản lý tài chính là khá nhỏ, chỉ có 5,7% (bảng 3.15)
Bảng 3.15 Hệ số hồi quy giữa yếu tố hoàn cảnh sống với ra quyết định và quản lý tài chính
Ra quyết định và quản lý tài chính R2 F β t
Hoàn cảnh sống 0,557 10,316 0,195 31,216***
Ghi chú: ***p<0,001 Dựa vào bảng 3.15, hoàn cảnh sống có ảnh hưởng đến ra quyết định và quản lý tài chính theo hướng, khi điểm của hoàn cảnh sống tăng thì điểm ra quyết định và quản lý tài chính cũng tăng và ngược lại. Cụ thể là khi hoàn cảnh sống tăng 1 điểm thì điểm ra quyết định và quản lý tài chính tăng 0,195 điểm.
3.2.3. Yếu tố tình dục.
Để tìm hiểu sự hài lòng về tình dục có tương quan như thế nào với hài lòng hôn nhân, chúng tôi tiến hành phân tích tương quan Pearson. Kết quả phân tích số
liệu cho thấy tồn tại mối tương quan thuận khá chặt giữa yếu tố tình dục và sự hài lòng chung với đời sống hôn nhân của trí thức được hỏi (r = 5,18, p<0,001 ).
Khi tìm hiểu mối liên quan giữa hài lòng về đời sống tình dục và hài lòng với hôn nhân, chúng tôi tiến hành phép chạy Crosstabs kết quả thu được: Trong số những người được hỏi có 65,5 % số người vừa hài lòng với đời sống tình dục thì cũng hài lòng với hôn nhân. Như vậy yếu tố tình dục có mối liên quan với sự hài lòng chung về đời sống hôn nhân của trí thức trẻ. Để tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn liệu yếu tố tình dục có khả năng dự báo cho sự thay đổi điểm số của hài lòng chung như thế nào. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy tình dục có khả năng dự báo cho sự thay đổi của hài lòng chung ở mức khá 24,4%. (xem thêm bảng 3.16)
Bảng 3 16: Hệ số hồi quy giữa tình dục và hài lòng chung với hôn nhân
Hài lòng chung R2 F β t
Tình dục 0,244 23,593 0,195 31,216***
Ghi chú: ***p<0,001 Từ bảng 3.16 có thể thấy, tình dục ảnh hưởng đến hài lòng với hôn nhân theo hướng khi hài lòng về tình dục tăng thì ĐTB hài lòng với hôn nhân của trí thức trẻ sẽ tăng và ngược lại. Cụ thể là khi hài lòng với đời sống tình dục của trí thức tăng lên 1 điểm thì hài lòng với hôn nhân của họ sẽ tăng lên 0,402 điểm.
Tiểu kết chƣơng 3
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn trí thức trẻ hài lòng với đời sống hôn nhân. Có 58 cặp đôi đánh giá hôn nhân ở mức “rất hài lòng”, 17 cặp đôi đánh giá ở mức “hài lòng” và 15 cặp đôi đánh giá hôn nhân ở mức “không hài lòng”. Khi nghiên cứu hài lòng với hôn nhân, chúng tôi đi sâu tìm hiểu 5 bình diện là “hỗ trợ và chia sẻ trong đời sống tình cảm”; “phân chia trách nhiệm và công việc nhà”; “ra quyết định và quản lý tài chính”; “cố kết vợ chồng” và “con cái”. Tất cả các bình diện đều được nhóm khách thể đánh giá ở mức hài lòng và rất hài lòng. Cụ thể bình diện “con cái” có ĐTB là 3,98 và “hỗ trợ, chia sẻ trong đời sống tình cảm” ĐTB là 3,55, là những bình diện có ĐTB cao, bình diện “phân chia trách nhiệm và việc nhà” với “cố kết vợ chồng” có ĐTB thấp, với ĐTB lần lượt là 3,20 và 3,24. Người chồng có mức độ hài lòng với hôn nhân hơn người vợ, tuy nhiên ĐTB hài lòng giữa vợ và chồng không có sự chênh lệch đáng kể. Nhóm khách thể làm giảng viên, giáo viên, thu nhập cao, sống riêng hai vợ chồng, dành nhiều thời gian cho vợ/chồng con cái và khoảng thời gian riêng hai vợ chồng cùng tham gia hoạt động vui chơi, giải trí “rất hài lòng” với hôn nhân. Nhóm khách thể làm kế toán, kinh doanh, ngân hàng và nhân viên văn phòng, thu nhập ở mức trung bình, sống cùng bố mẹ chồng, dành thời gian cho người bạn đời, con cái, làm các việc nhà, cùng vợ chồng đi chơi, xem phim… có “hài lòng” với hôn nhân. Bên cạnh đó, nhóm khách thể thuộc nhiều ngành nghề khác, thu nhập thấp, sống riêng hai vợ chồng, ngoài thời gian làm việc ở cơ quan, phần lớn thời gian dành cho vợ/chồng, con cái và làm việc nhà thì “không hài lòng” với hôn nhân.
Các yếu tố có liên quan đến sự hài lòng với hôn nhân gồm: thu nhập, hoàn cảnh sống và tình dục. Trong đó, thu nhập có mối liên quan có ý nghĩa thông kê với hài lòng chung và trên bình diện “hỗ trợ, chia sẻ trong đời sống tình cảm” cùng với “phân chia trách nhiệm và việc nhà”. Phân tích hồi quy giải thích được 5,36% sự thay đổi điểm số của hài lòng chung. Và 5,03% sự
thay đổi của điểm số của “hỗ trợ, chia sẻ trong đời sống tình cảm”. Hoàn cảnh sống có mối tương quan có ý nghĩa thông kê với bình diện ra quyết định và quản lý tài chính (χ2(6) = 15,070, p<0,05). Phân tích hồi quy giải thích được 5,7% sự thay đổi điểm số của ra quyết định và quản lý tài chính. Yếu tố tình dục, có mối tương quan khá mạnh với hài lòng chung (r = 5,18, p<0,001). Phân tích hồi quy giải thích được 24,4% sự thay đổi của hài lòng chung.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong chương này chúng tôi sẽ đưa ra các kết luận và đề xuất một số kiến nghị giúp nâng cao hài lòng với đời sống hôn của trí thức trẻ trên cơ sở lý luận và điều tra thực tiễn mà chúng tôi đã trình bày trong các chương trước.
I. Kết luận
1. Về mặt lý luận
Trên cơ sở hệ thống hóa các lý luận nghiên cứu về hôn nhân trên thế giới và trong nước, luận văn xác định sự hài lòng về hôn nhân của các cặp vợ chồng trí thức trẻ chính là phản ứng về mặt cảm xúc của các cặp vợ chồng trí