Thực trạng tự đánh giá chung của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự đánh giá của học sinh trường trung học phổ thông chuyên khoa học tự nhiên đại học quốc gia hà nội (Trang 67 - 69)

Bảng 3.8 : Tự đánh giá của học sinh theo khối lớp

9. Cấu trúc luận văn:

3.1. Thực trạng chung về tự đánh giá của học sinh trƣờng trung học phổ thơng

3.1.1. Thực trạng tự đánh giá chung của học sinh

Trong phần này chúng tơi tiến hành phân tích TĐG của học sinh trƣờng THPT chuyên KHTN- ĐHQGHN dựa trên kết quả thang đo tự đánh giá mà chúng tơi đã thu đƣợc qua khảo sát thực tế trên 5 bình diện: TĐG về gia đình, xã hội, thể chất, cảm xúc và học đƣờng-tƣơng lai. Kết quả phân tích đƣợc trình bày kết hợp với những thơng tin thu đƣợc từ phỏng vấn sâu học sinh.

Khi tiến hành xử lý số liệu chúng tơi đã mã hĩa lại các mệnh đề phủ định để thống nhất chiều hƣớng phân tích các kết quả. Trƣớc khi tìm hiểu từng mặt tự đánh giá của học sinh trƣờng THPT chuyên KHTN- ĐHQGHN, chúng tơi tìm hiểu đánh giá chung các mặt của học sinh, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: 4.29 2.78 3.36 3.92 3.5 3.57 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5

Cái tơi gia đình Cái tơi thể chất Cái tơi cảm xúc Cái tơi học đường-tương lai

Cái tơi xã hội Tự đánh giá chung

Biểu đồ 3.1: Điểm trung bình tự đánh giá của học sinh THPT chuyên KHTN-ĐHQGHN

Số liệu ở biểu đồ 3.1 cho thấy nhìn chung học sinh trƣờng THPT chuyên KHTN-ĐHQGHN tự đánh giá khá tích cực với ĐTB bằng 3.57. Dựa trên cách quy ƣớc điểm mà chúng tơi đã trình bày ở chƣơng 2, chúng tơi ghi nhận 58.7% số học sinh đƣợc hỏi cĩ mức độ tự đánh giá nằm trong khoảng tự đánh giá trung bình chung của nhĩm. Bên cạnh 20.9% số học sinh cho biết các em cĩ mức độ tứ đánh giá cao hơn hẳn so với mức tự đánh giá trung bình của nhĩm thì chúng tơi cũng ghi nhận tới 20.4% học sinh cĩ mức độ tự đánh giá thấp hơn so với mức tự đánh giá trung bình này:

Bảng 3.1 : Mức độ tự đánh giá của học sinh

Mức thấp Mức chuẩn Mức cao SL % SL % SL % TĐG về thể chất 44 19.1 159 69.1 27 11.7 TĐG về cảm xúc 63 27.4 126 54.8 41 17.8 TĐG về học đƣờng tƣơng lai 40 17.4 145 63.0 45 19.6 TĐG về gia đình 33 14.3 180 78.3 17 7.4

TĐG về giao tiếp xã hội 32 13.9 167 72.6 31 13.5

TĐG chung 47 20.4 135 58.7 48 20.9

Nhƣ vậy, rõ ràng là nhìn chung mức độ tự đánh giá của học sinh trƣờng THPT chuyên KHTN-ĐHQGHN là khá cao, song mức độ này cũng cĩ sự phân hĩa khá rõ giữa các em.

Cũng ở biểu đồ 3.1, chúng tơi nhận thấy mức độ TĐG cao nhất thuộc về cái tơi gia đình với ĐTB bằng 4.29. Khoảng điểm trung bình mà học sinh đánh giá về bình diện này dao động từ 3.89 đến 4.68 điểm với tỷ lệ 78.3% học sinh lựa chọn ( bảng 3.1). Nhƣ vậy cĩ thể thấy rằng đối với các em gia đình là một khía cạnh chiếm vị trí quan trọng rất đƣợc các em quan tâm và các em cũng đánh giá cao bản thân trong vai trị là một ngƣời con, ngƣời anh/chị/em,..trong gia đình.

Đứng thứ hai sau cái tơi gia đình là cái tơi học đƣờng- tƣơng lai với ĐTB là 3.92. Điều này cho thấy các em cĩ nhận thức, năng lực và thái độ tích cực trong học tập cũng nhƣ tƣơng lai các em đều cĩ nhiều mong chờ và kỳ vọng. Với các em thuộc khối trƣờng THPT chuyên vốn đã đều cĩ thành tích học tập tốt, ý chí quyết tâm trong học tập cũng thƣờng rất cao nên TĐG về mặt học đƣờng của các em ở mức cao là điều cũng khá dễ hiểu.

Cuối cùng chúng tơi ghi nhận mức độ tự đánh giá thấp nhất của học sinh ở bình diện thể chất với ĐTB bằng 2.78, điều này chứng tỏ mức độ hài lịng của các em đối với những vấn đề liên quan đến thể chất chƣa cao.Các em cĩ thể đánh giá cao bản thân trong gia đình hay đối với học tập- tƣơng lai nhƣng lại khắt khe hơn khi đánh giá về các vấn đề thể chất. Chúng tơi sẽ bàn luận sâu hơn về các nhận định này trong phần viết cụ thể về các bình diện tự đánh giá dƣới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự đánh giá của học sinh trường trung học phổ thông chuyên khoa học tự nhiên đại học quốc gia hà nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)