Những khó khăn về kinh tế của gia đình BN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay ( nghiên cứu tại bệnh viện nhi trung ương hà nội) (Trang 67 - 71)

(Tỷ lệ: %)

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Kết quả khảo sát và biểu đồ trên cho thấy hầu hết người nhà bệnh nhân trả lời phỏng vấn đều trả lời họ gặp khó khăn nhất định về mặt kinh tế. Bản thân gia đình thu nhập thấp, vợ chồng còn trẻ, trong khi lại phải có một người phải chăm sóc bệnh nhi nên họ gặp những khó khăn về tiền chữa bệnh cho con, thiếu tiền mua thuốc, bồi dưỡng sức khỏe cho con và tiền sinh hoạt hằng ngày của người chăm sóc.

ỘGia đình cháu nghèo lắm, đã vậy cháu bị bệnh phải điều trị lâu ngày lại càng không ngóc lên được. Nhà cháu hộ nghèo, lên đây điều trị thuốc men được bảo hiểm chi trả rồi nhưng chi phắ sinh hoạt cũng khó khăn lắmẦỢ

(PVS, Nữ, 29 tuổi, Người nhà bệnh nhi) Đây là trường hợp một gia đình bệnh nhi bị bệnh ung thư, phải hóa trị tại bệnh viện. Gia đình đã nghèo trong khi con cái phải đối đầu với căn bệnh nan y nên việc lo tiền chạy chữa, chăm sóc cho con là một gánh nặng lớn đối với gia đình.

ỘHoàn cảnh gia đình tôi thì khó khăn lắm, hai vợ chồng có vài sào ruộng, chi phắ chữa bệnh cho con thì vay chạy từng ngày, nay cả hai vợ chồng ở đây

chăm sóc con cũng tốn kém lắm. Hai vợ chồng ngày chỉ dám ăn 1 bữa còn dành tiền bồi dưỡng cho con. Nhìn con mà tôi không cầm được nước mắtẦỢ

( PVS, Nữ, 28 tuổi, Người nhà bệnh nhân tại phòng 6 - Khoa Ung bướu). Họ không chỉ khó khăn trong việc lo chi phắ điều trị cho con mà khoản kinh phắ ăn ở của người chăm sóc cũng là một nỗi lo lớn. Họ nhịn ăn hoặc chỉ mong được hỗ trợ những bữa ăn miễn phắ. Quả thực đối với họ thì sự khó khăn về kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị. Vì nhiều gia đình không đủ tiềm lực kinh tế mà đã bỏ điều trị, đưa con về đầu hàng bệnh tật.

ỘTôi thì cả hai vợ chồng đều làm ruộng thôi, trước mẹ cháu ở đây chăm thì tôi đi phụ vữa kiếm thêm tiền gửi lên nuôi cháu, nhưng chị mới sinh, tôi ở đây chăm cháu thì không có tiền nữa. Chi phắ ăn uống thì gia đình tự lo thôi, cháu cũng có bảo hiểm học sinh, cũng được chi trả 80% viện phắ, còn lại gia đình vay mượn để điều trị cho cháu, biết đến ngày nào thì hay ngày đấy thôi chứ biết làm thế nào. Mà bây giờ cũng sắp không vay đâu được nữa rồiẦỢ

(PVS, Nam, 33 tuổi, Bố bệnh nhân tại phòng 415 - A11). Có nhiều gia đình người chồng là lao động chắnh tạo ra thu nhập trong gia đình nhưng vì lý do con bệnh tật nằm viện, vợ không đủ sức khỏe ở dài ngày trong viện mà phải nghỉ việc để chăm sóc con cái. Do đó, kinh tế gia đình đã khó khăn, khi mất đi nguồn thu từ lao động chắnh lại càng khó khăn hơn. Họ vay mượn từ gia đình, người thân, cắm sổ đỏ, bán hết tài sản có giá trị trong gia đìnhẦnhưng không phải ai cũng vay mượn và có tài sản để bán. Rồi cuối cùng họ cũng đầu hàng bệnh tật vì không đủ khả năng kinh tế.

Nói thật gia đình chị thì éo le lắm, ngày trước cũng có chị về viết báo

ủng hộ cho cháu rồi đấy. Cả hai vợ chồng chỉ làm ruộng, anh thì đi phụ hồ thêm để lấy tiền. Mà bệnh này của cháu điều trị thì tốn kém lắm, đợt 1 cháu điều trị có 8 hôm bên viện Nhi mất 10 triệu, sau chuyển sang viện Huyết học 1tháng mất 60 triệu, đợt 2 cháu có bảo hiểm học sinh thì mất 28 triệu, đợt 3 mất 90 triệu. Nói thật gia đình chị bây giờ chẳng còn gì, tất cả đều là đi vay

chạy chưa cho cháu. Khó khăn lắm nhưng các bác sĩ cứ động viên chạy chữa cho cháu nên chị phải cố, thi thoảng cũng có các nhà hảo tâm đến hỗ trợ cho cháu 1 vài triệu, rồi bác trưởng khoa Mai Lan cũng có lần gọi cháu ra cho 2 triệu. tiền bồi dưỡng cho cháu thì không có đâu, ăn uống của mẹ cũng hạn chế, nhiều khi có phiếu cơm mới dám ăn trong bệnh viện, còn bình thường chỉ dám ra ngoài ăn, mua 15 nghìn suất cơm thì nhường con thức ăn. ở nhà chị còn có 1 cháu đang học lớp 6 nữaẦỢ

(PVS, Nữ, 31 tuổi, mẹ bệnh nhân phòng 417- A11). Nói tóm lại một gia đình có người ốm đau thì hầu hết hoạt động của cả nhà đều xoay quanh bệnh nhân. Cuộc sống của gia đình có khi phải tổ chức lại hay phải thay đổi nếu ai đó trong nhà đau ốm. Chắnh vì vậy các bệnh nhi và gia đình họ rất mong muốn nhận được sự hỗ trợ về vật chất, cần vai trò kết nối của nhân viên CTXH với các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội.

-Khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm các

thủ tục tại bệnh viện:

Để tìm hiểu những khó khăn của người nhà bệnh nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm thủ tục tại bệnh viện, tôi đặt ra các câu hỏi sau: thứ nhất là họ gặp những khó khăn gì trong việc tiếp cận thông tin, thứ hai là khó khăn trong khâu thủ tục hành chắnh. Kết quả khảo sát tôi thu được bảng dữ liệu sau đây:

Bảng 2.1:Ý kiến của người nhà bệnh nhân về những khó khăn khi đến điều trị tại bệnh viện:

Khó khăn N

(N=100)

Tỷ lệ (%)

1. Không biết cách làm các thủ tục khám chữa bệnh 33 33 2. Không tìm được chỗ ở để chăm sóc bệnh nhân 46 46

Nhìn vào bảng dữ liệu ta thấy đa số người nhà bệnh nhân trả lời họ có gặp khó khăn nhất định. Trong đó chủ yếu gặp những khó khăn trong việc làm các thủ tục khám và điều trị cho bệnh nhi. Đã có 46% trả lời không tìm được chỗ ở để chăm sóc cho bệnh nhân. 1/3 (33%) số người trả lời phỏng vấn cho biết khi đến bệnh viện họ lúng túng trong cách làm các thủ tục khám chữa bệnh vì không được hướng dẫn, thời gian chờ đợi lâu. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy họ cần có nhu cầu được hướng dẫn về mặt thủ tục và các dịch vụ khác trong quá trình chăm sóc người bệnh.

-Những vấn đề tâm lý xã hội do bệnh tật gây nên cho bệnh nhi và gia đình họ.

Để hiểu được những khó khăn về mặt tâm lý do bệnh tật gây nên cho bệnh nhi và người nhà của họ tôi hỏi những vấn đề tâm lý nào mà họ gặp phải như lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, buồn chán, thất vọng, cú sốc tinh thầnẦKết quả khảo sát được thể hiện trong bảng dữ liệu như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay ( nghiên cứu tại bệnh viện nhi trung ương hà nội) (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)