Biện pháp chuyên nghiệp hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay ( nghiên cứu tại bệnh viện nhi trung ương hà nội) (Trang 99 - 167)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.3. Biện pháp chuyên nghiệp hóa

Từ kết quả khảo sát người nhà bệnh nhi thì 82% số người trả lời cho rằng việc có mặt nhân viên CTXH trong bệnh viện là cần thiết. Phỏng vấn sâu 5 nhân viên y tế, 7 nhân viên CTXH đều cho rằng vai trò của nhân viên CTXH là cần thiết. Tuy nhiên phân tắch và biểu đồ trên cho thấy sự hài lòng về hoạt động CTXH trong bệnh viện hiện nay vẫn chưa được cao. Thể hiện ở mức độ rất hài lòng còn thấp, hài lòng và không ý kiến là chủ yếu. Vì vậy, để chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương hiện nay cần thực hiện 4 giải pháp chắnh như sau:

Thứ nhất, về tài chắnh: cần đảm bảo chế độ tiền lương, thưởng cho đội ngũ nhân viên CTXH đang làm việc hiện nay để đảm bảo cuộc sống của họ có

thể đảm bảo. Từ đó, nhân viên CTXH mới yên tâm công tác, hỗ trợ cho các đối tượng. Bởi trước khi muốn làm tốt việc giúp cho người khác thì bản thân họ phải có cuộc sống của mình được đảm bảo. Tăng cường hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phắ hoạt động cho phòng CTXH.

Thứ hai, về giáo dục: cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo và tăng cường nhân lực cho hoạt động CTXH. Đào tạo, tái đào tạo và thường xuyên cập nhật, tăng cường bổ sung kiến thức, kỹ năng cho nhân viên CTXH.

Ộ Hiện nay thì phòng CTXH thì cũng có chức năng như các phòng khác, nếu con người nhiều lên, được đào tạo bài bản hơn thì cái đóng góp của CTXH sẽ được nhiều hơn chứ không dừng lại như hiện nayỢ

(PVS, Nữ, Lãnh đạo phòng CTXH).

Không chỉ được quan tâm đào tạo, đào tại lại mà các nhân viên CTXH cần đào tạo nâng cao, được tham quan học hỏi kinh nghiệm. Được học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình CTXH trong bệnh viện trong nước và cả các nước trên thế giới như Mỹ, Singapo...Được tham gia bồi dưỡng về mặt kiến thức, kỹ năng để nâng cao năng lực, chuyên môn và hiệu quả trợ giúp.

ỘMô hình học thì chưa hình dung được vì hiện nay chưa được tiếp xúc cụ thể để được biết học cái gì. Còn tham quan thì mình thấy rất hữu ắch. Mình đi nước ngoài thấy người ta làm tốt công tác quyên góp ngày thứ 6 mới thấy rất tuyệt vời. Đi tham quan về mới rút kinh nghiệm vận dụng từ trong giao tiếp, vận động. Mình vẫn nói với các bạn là mình đi gặp bệnh nhân đừng có nghĩ mình cao hơn họ, nhiều người họ còn hơn cả mìnhỢ.

(PVS, Nữ, nhân viên CTXH)

Thứ ba, về chắnh sách của bệnh viện: bệnh viện cần có các chắnh sách để tăng cường cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ, quan tâm đến nhân viên CTXH và nhận thứa đầy đủ tầm quan trọng về vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện

Cô mong muốn là công tác xã hội trong bệnh viện sẽ ngày càng được chú trọng và đầu tư hơn. Các cán bộ y bác sĩ hiểu rõ về tầm quan trọng, các chức năng của CTXH trong bệnh viện từ đó thì các y, bác sĩ sẽ có sự hợp tác, trợ giúp tốt hơn cho các nhân viên công tác xã hội trong các bệnh viện. Và tiến xa hơn thì trong tương lai gần cô mong muốn mô hình này sẽ được nhân rộng trong tất cả các bệnh viện trong cả nướcỢ.

(PVS, Nữ, lãnh đạo phòng CTXH) Phải có chắnh sách quan tâm từ lãnh đạo bệnh viện. Phòng CTXH nên có vị thế độc lập (ngay với khoa phòng, để kết nối công việc). Tiếp tục được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo bệnh viện. Các cán bộ CTXH phải là chuyên trách và được đào tạo về chuyên ngành CTXH, luật, tâm lý. Thành lập mạng lưới CTXH tại các khoa phòng trong bệnh viện để có thể hỗ trợ tới bệnh nhân khó khăn một cách nhanh chóng nhất. Phải có chắnh sách, phải có hệ thống cứng trong ngành để đảm bảo quyền lợi cho các nhân viên CTXH làm việc trong bệnh viện.

ỘNếu có chắnh sách tốt thì họ thấy yêu nghề, học có việc làm và họ có động lực học tiếp. Hiện có nhiều em học xong không có việc làm thì các em cũng không thể học theo ngành này. Nếu có chắnh sách luôn thì tốt nhấtỢ.

(PVS, Nữ, Lãnh đạo phòng CTXH) Thứ năm, về giáo dục nhận thức, nâng cao hiểu biết của các đối tượng và của xã hội về vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện. Nếu nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện thì sự phối hợp thực hiện sẽ tốt hơn, mang lại hiệu quả trợ giúp cao hơn. Nhân viên CTXH phải ý thức đầy đủ về giá trị, nguyên tắc đạo đức của nghề.

Theo cô để mô hình này được nhân rộng ra khắp các bệnh viện trong cả

nước thì trước hết các cấp, các ngành và xã hội cần có nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác xã hội. Khẳng định công tác xã

hội là một nghề chuyên môn với những chức danh nghiệp vụ mang tắnh chuyên nghiệp ở từng cấp bậc từ thấp đến cao. Cần phải đào tạo nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và xây dựng chương trình phát triển kinh tế Ờ xã hội của đất nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế. Tiếp đến là cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống cơ chế, chắnh sách, tiến tới luật hóa các lĩnh vực của an sinh xã hội. Sớm kiện toàn đội ngũ cán bộ, nhân viên, mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở tất cả các cấp, từ trung ương đến địa phương và cơ sởỢ.

(PVS, Nữ, Lãnh đạo phòng CTXH) Các đối tượng phải được nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức được tầm quan trọng, vai trò của nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện, phối hợp chặt chẽ để hoạt động trợ giúp đạt đến chuyên nghiệp hơn.

Bản thân người nhân viên CTXH phải ý thức, nắm rõ và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp khi hoạt động CTXH.

Tiểu kết chƣơng 2

Kết quả nghiên cứu về vai trò của nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay (Nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Trung ương) cho thấy sự có mặt của đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay là vô cùng quan trọng. Từ nhu cầu của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế mong muốn nhận được sự hỗ trợ để đáp ứng những nhu cầu về vật chất cũng như những nhu cầu tinh thần. Đội ngũ nhân viên CTXH sẽ đóng vai trò trong tiến trình thúc đẩy hiệu quả chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện bằng việc thực hiện tốt những vai trò của mình. Trong đó nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện vai trò là người hỗ trợ, vai trò là người môi giới trung gian, vai trò là người giáo dục hướng dẫn với các nhóm đối tượng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế.

Tuy nhiên, hoạt động CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó lớn nhất là thiếu nguồn nhân lực, nhu cầu của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế thì lớn trong khi số lượng nhân viên CTXH còn ắt, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng. Nhận thức của các đối tượng người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế về CTXH còn hạn chế đã phần nào làm cho hoạt động này mang tắnh chuyên nghiệp chưa cao.

Để phát huy hết vai trò của đội ngũ nhân viên CTXH trong bệnh viện Nhi Trung ương hiện nay, cũng như để đẩy mạnh, phát triển nhân rộng mô hình hoạt động này cần có những giải pháp chuyên nghiệp hóa hoạt động và để xuất vai trò của nhân viên CTXH theo hướng chuyên nghiệp bằng việc thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó giải pháp hàng đầu là tăng cường nhân lực về số lượng, chất lượng đội ngũ nhân viên CTXH thự hiện các vai trò một cách chuyên nghiệp. Thực hiện các giải pháp chắnh sách nhằm chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân viên CTXH.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Xã hội Việt Nam đã và đang thực hiện những bước chuyển mình lớn không chỉ về kinh tế mà cả về mọi mặt văn hóa Ờ xã hội. Cùng với sự phát triển đó thì cũng còn nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết, trong đó có vấn đề chăm sóc sức khỏe. Do vậy ngành CTXH hơn lúc nào hết cần xuất hiện vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện hướng đến sự hỗ trợ can thiệp và hỗ trợ hệ thống y tế cũng như người bệnh trong chăm sóc sức khỏe. Việc đào tạo và triển khai đội ngũ nhân viên CTXH trong các bệnh viện đã, đang và sẽ trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với xã hội Việt Nam hiện nay.

Trong bối cảnh sự phát triển của xã hội, nhu cầu về các dịch vụ CTXH ngày càng tăng lên, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, vì vậy khi vai trò của nhân viên CTXH trong các bệnh viện được triển khai nhân rộng, sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung. Đồng thời đó cũng là cơ hội để phát triển và chuyên nghiệp hóa nghề CTXH.

Đề tài nghiên cứu ỘVai trò của nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nayỢ (Nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Trung ương) tuy được thực hiện trên quy mô không lớn song đã thu được một số kết quả mang tắnh phát hiện. Qua những phân tắch và đánh giá trên đây, đề tài đi đến một số kết luận sau đây:

Thứ nhất, sự có mặt của đội ngũ nhân viên CTXH trong bệnh viện Nhi

Trung ương là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ thực tế nhu cầu thực tế của bệnh viện, của nhân viên y tế, người bệnh, gia đình bệnh nhân và của chắnh những nhân viên CTXH. Các nhóm đối tượng đều mong muốn và có nhu cầu hỗ trợ của đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp. Có mặt đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp sẽ giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại trong bệnh viện hiện nay đó là giải quyết mâu thuẫn giữa đội ngũ nhân viên y tế với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân, nâng cao hiệu quả chăm sóc, điều trị tại bệnh viện.

Thứ hai, đội ngũ nhân viên CTXH trong bệnh viện Nhi Trung ương là một mô hình hoạt động dịch vụ mang tắnh chất CTXH chuyên nghiệp. Sự có mặt nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương đã có hoạt động cung cấp dịch vụ hiệu quả trong việc hỗ trợ những bệnh nhân và gia đình bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại bệnh viện. Đội ngũ này đã và đang cung cấp hệ thống dịch vụ trợ giúp tương đối toàn diện về tinh thần và vật chất tới các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để họ có thể khắc phục những khó khăn, vượt qua những trở ngại phần nào hỗ trợ cho quá trình điều trị được thực hiện tốt hơn. Ngoài việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ chắnh các đối tượng yếu thế là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thì mô hình CTXH bệnh viện Nhi Trung ương cũng có những đóng góp trong việc hỗ trợ đắc lực, giúp giảm bớt căng thẳng cho đội ngũ y tế trong bệnh viện, quảng bá hình ảnh, kêu gọi nguồn đầu tư phát triển bệnh viện nói chung và mô hình CTXH tại bệnh viện nói riêng. Họ đã thực hiện được những vai trò của nhân viên CTXH chuyên nghiệp, đó là vai trò là người hỗ trợ, vai trò trung gian, vai trò hướng dẫn, vai trò môi giới và vai trò giáo dục.

Thứ ba, bên cạnh những vai trò đã thực hiện tốt, đội ngũ nhân viên CTXH

bệnh viện Nhi Trung ương vẫn còn có những mặt hạn chế. Số lượng nhân viên CTXH chưa đáp ứng được nhu cầu của đông đảo đối tượng. Hệ thống cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Sự hợp tác và phối hợp của nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân còn chưa cao. Vì vậy cần thực hiện nhiều biện pháp để khắc phục những hạn chế đó, hướng đến sự chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi trung ương hiện nay cần thực hiện tốt 4 giải pháp chắnh. Trong đó biện pháp thứ nhất là về đào tạo, tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ nhân viên CTXH; Thứ hai là giáo dục nhận thức của các đối tượng lãnh đạo bệnh viện, nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân về vai trò của nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện; Thứ ba là các nhân viên CTXH phải nắm rõ nguyên tắc đạo đức của nghề; Thứ tư là

phải có hệ thống các chắnh sách hợp lý, khuyến khắch, tạo điều kiện và an tâm cho nhân viên CTXH về chế độ tiền lương, thưởng, đào tạo.

Trong điều kiện hoạt động nghiên cứu và xây dựng mô hình hoạt động Công tác xã hội tại Việt Nam còn mới ở những bước đầu, nhất là việc phát triển mô hình CTXH trong các bệnh viện. Nghiên cứu của tôi đã góp phần hoàn thiện việc thực hiện vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện vừa sát thực, phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Đó là vai trò của nhân viên Công tác xã hội chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho các bệnh nhân, gia đình người bệnh và đội ngũ y tế trong bệnh viện.

Do đặc thù của địa bàn nghiên cứu và số lượng mẫu chưa đủ lớn nên các kết luận chỉ có ý nghĩa trên địa bàn nghiên cứu mà không suy rộng cho tổng thể. Tuy nhiên, các kết quả và phát hiện của đề tài có thể là một nguồn thông tin thực tiễn có tắnh thao khảo và hữu ắch cho các nghiên cứu liên quan.

2. Khuyến nghị

2.1. Khuyến nghị với nhân viên CTXH

Trước tiên, các nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương phải tắch cực trau dồi, tự nâng cao kiến thức, kỹ năng về CTXH trong bệnh viện để có ngày càng chuyên nghiệp trong hoạt động hỗ trợ các nhóm đối tượng. Có những khuyến nghị với lãnh đạo bệnh viện để phát triển mô hình. Nắm rõ và nghiêm túc thực hiện các quy điều đạo đức nghề CTXH trong thực hành nghề, trong trợ giúp các nhóm đối tượng.

2.2. Khuyến nghị với nhóm đối tượng hưởng lợi

Đối với nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân, cần nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò của hoạt động CTXH trong bệnh viện, phối hợp, giúp đỡ để các nhân viên CTXH có hoạt động trợ giúp đạt hiệu quả tốt nhất.

2.3. Khuyến nghị với bệnh viện Nhi Trung ương

Cần tăng số lượng nhân viên CTXH trong các phòng ban chức năng để đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của các đối tượng. Đồng thời cần tiếp tục đào tạo, trao đổi kinh nghiệm CTXH với các chuyên gia quốc tế để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên phòng CTXH, bệnh viện Nhi Trung ương, củng cố chất lượng phục vụ.

Chú trọng hơn nữa việc truyền thông về các dịch vụ hỗ trợ của phòng CTXH bệnh viện Nhi Trung ương qua các phương tiện truyền thông đại chúng, thông qua các cuộc hội thảo, thảo luận của phòng CTXH bệnh viện Nhi Trung ương với các lãnh đạo, nhân viên y tế, bệnh nhân tại các bệnh viện nhằm nâng cao hiểu biết của lãnh đạo, nhân viên y tế, cộng đồng về vai trò và chức năng, tầm quan trọng của nhân viên CTXH trong bệnh viện.

Cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nhân viên y tế tại khoa phòng trong bệnh viện để làm tốt hơn công tác tiếp nhận và trợ giúp đối tượng. Vì các nhân viên y tế là người trực tiếp điều trị và theo dõi quá trình điều trị của các bệnh nhân cũng như việc chi trả viện phắ của họ. Xây dựng được mối quan hệ hợp tác với nhân viên y tế tại các khoa phòng trong bệnh viện, điều này sẽ thuận lợi hơn cho phòng CTXH trong việc đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đối tượng khi đang điều trị tại bệnh viện.

2.4. Khuyến nghị với bộ y tế.

Xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động CTXH trong lĩnh vực y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay ( nghiên cứu tại bệnh viện nhi trung ương hà nội) (Trang 99 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)