Lý thuyết về thang bậc nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay ( nghiên cứu tại bệnh viện nhi trung ương hà nội) (Trang 46 - 49)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.2.2. Lý thuyết về thang bậc nhu cầu

Abraham Maslow (1908- 1970), nhà tâm lý học người Mỹ, được thế giới biết đến như là nhà tiên phong trong trường phái tâm lý học nhân văn (Humanistic psychology) bởi hệ thống lý thuyết về thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Ngày từ khi ra đời, lý thuyết này có tầm ảnh hưởng khá rộng rãi và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học [7].

Thuyết thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của Maslow sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc. Trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.

Vào thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo năm cấp bậc:

Nhu cầu cơ bản ( basic needs): bao gồm các nhu cầu cơ bản của con

người như ăn, uống, ngủ, không khắ để thở, tình dụcẦĐây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người.

Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety needs): Nhu cầu an toàn và an ninh

này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm.

Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu

mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh.

Nhu cầu về được tôn trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi

là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chắnh bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.

Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs): Đây chắnh là nhu

cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.

Hình 1.1. Sơ đồ cấp bậc nhu cầu theo Maslow

(Nguồn www.ship.edu)

Hệ thống nhu cầu của Maslow được thể hiện dưới dạng kim tự tháp. Nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp ở phắa dưới. Các nhu cầu trên luôn tồn tại và đan xen lẫn nhau. Thang bậc nhu cầu này của Maslow ứng dụng vào đề tài để tìm hiểu và xác định hệ thống nhu cầu của người bệnh và gia đình bệnh nhân, đội ngũ y tế. Nhu cầu về vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện, những mong muốn nhận được hỗ trợ từ nhân viên CTXH. Từ đó đối chiếu với những dịch vụ mà nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi đã cung cấp, xem xét mức độ thắch hợp và khả năng đáp ứng của các dịch vụ đó với những nhu cầu của nhóm đối tượng. Không chỉ xác định nhu cầu của đối tượng hưởng lợi thuần túy, việc sử dụng lý thuyết nhu cầu còn để xác định nhu cầu của chắnh nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi trong quá trình trở nên chuyên nghiệp hóa hay không.

Trong nghiên cứu sử dụng lý thuyết nhu cầu là một trong hai lý thuyết có ý nghĩa rất quan trọng. Bản chất của lý thuyết: nhu cầu là động cơ của hành động. Vì vậy khi nhân viên CTXH hiểu được nhu cầu của chắnh họ, đó là

nhu cầu được sống bằng lương, nhu cầu chuyên nghiệp hóa thì họ sẽ hành động để đạt tới sự chuyên nghiệp. Họ sẽ tự có ý thức tăng cường năng lực, kỹ năng về CTXH thông qua đào tạo hay tự học hỏi, đề xuất những giải pháp về chắnh sách, tiền lương, chế độẦđể đội ngũ này ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay ( nghiên cứu tại bệnh viện nhi trung ương hà nội) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)