(Tỷ lệ:%)
(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)
Từ biểu đồ trên ta thấy tất cả các người nhà bệnh nhân trả lời phỏng vấn đều trả lời họ gặp các vấn đề tâm lý ngay khi phát hiện con bị bệnh và các vấn đề tâm lý trong quá trình chăm sóc (77%). Một số vấn đề tâm lý của người nhà bệnh nhân gặp phải: ngay khi biết con bị bệnh thì với họ, đa số là cảm thấy lo lắng (76%), như một cú sốc tinh thần thấp nhất (45%), còn lại hầu hết đều có tâm lý bất ngờ, lo lắng. Trong quá trình chăm sóc thì họ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, buồn chán khi nhìn thấy con đau đớn. Một số ắt người nhà bệnh nhân có con bị bệnh nan y trả lời là do mấy năm nuôi con như vậy nên bây giờ họ đã quen hơn, cảm thấy bình thường hơn hồi đầu rồi.
ỘLúc mới phát hiện cháu bị bệnh, ban đầu cứ tưởng cháu bị muối đốt hay
sao thôi chứ ngờ đâu cháu lại bị như vậy. Lúc đó chị như tuyệt vọng, buồn chán lắm, lúc nào cũng hốt hoảng, lo lắng suy nghĩ quẩn quanh là con mình
10 phần chết 9. Bây giờ cháu điều trị cũng đến gần chục năm nên nó cũng quen hơn rồi chứ hồi đầu thì chán lắmẦỢ
(PVS, Nữ, mẹ bệnh nhân- Khoa Ung bướu). Những gia đình khi mới biết tin con bị bệnh, nhất là mắc căn bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y thì đối với họ là một cú sốc tinh thần to lớn. Ngoài việc buồn, thương con thì còn thêm những lo lắng về tiền chữa bệnh. Họ lo lắng và mơ hồ về tình trạng bệnh, về mạng sống của con cái mình trong suốt quá trình điều trị, khi bản thân không thể làm cách nào để giúp cho con.
Ộ Lúc cháu kêu đau chân, đưa cháu vào viện, cứ ngỡ cháu ngã ở đâu chứ
ai ngờ đâu đến nông nỗi này. Gia đình còn không tin kết quả chuẩn đoán của bác sĩ, xin về để khám lại, nhưng lúc kết luận cháu bị ung thư máu thì lúc ấy thực sự quá sốc với gia đình. Ngày đầu cháu mới bị bệnh chị khóc suốt, cả đêm không ngủ được, chỉ ngồi nhìn con mà lau nước mắt thôiẦHồi đầu chị còn như bị thần kinh ấy, cứ đi ra đi vào, đầu óc không biết gì. Họ hàng, làng xóm mọi người đến động viên, rồi thì chị em giúp đỡ thì chị mới vượt qua đượcẦđến bây giờ thì lúc nào cũng lo lắng, hoang mang, nửa đêm ngủ cũng nằm mơ, giật mình thon thótẦỢ
(PVS Mẹ bệnh nhân Ờ Khoa Ung bướu). Từ lòng thương con, khi con cái bị bệnh đối với cha mẹ là một nỗi buồn lớn. Nhất là lại chứng kiến con cái còn nhỏ mà phải đối trọi với những nỗi đau đơn do bệnh tật gây ra thì càng làm cho họ đau xót hơn. Tinh thần suy sụp, buồn chán, hoang mang là tâm lý của gia đình người bệnh. Họ cần sự động viên, khắch lệ từ người thân, bạn bè, hàng xóm và trong bệnh viện.
Ngoài các vấn đề trên, một số người nhà bệnh nhân cũng nêu lên những khó khăn khác của họ đó là về việc điều kiện cơ sở vật chất tại bệnh viện, như thiếu giường cho người nhà chăm sóc, thiếu quạt, thiếu ti viẦ
Tiểu kết: Như vậy theo kết quả nghiên cứu, người nhà của họ gặp rất nhiều những khó khăn kể từ khi phát hiện bệnh, điều trị bệnh. Trong đó bên cạnh những khó khăn về mặt vật chất bởi kinh phắ điều trị, chi phắ sinh hoạt tốn kém, trong khi phần lớn họ đều từ nông thôn lên điều trị, hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Họ cũng gặp những khó khăn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, do không được hướng dẫn về cách chăm sóc bệnh nhân, hướng dẫn các thủ tục hành chắnh. Đặc biệt những vấn đề về tâm lý khi con em bị bệnh và điều trị dài ngày tại bệnh viện. Do vậy sự hỗ trợ về mặt tâm lý - xã hội là một việc làm hết sức cần thiết đối với cả các bệnh nhi và người nhà bệnh nhi trong suốt thời gian điều trị, hỗ trợ cho họ ổn định tâm lý, an tâm chăm sóc, điều trị cho con theo đúng phác đồ của bác sĩ.
2.2.2. Nhu cầu của bệnh nhi và người nhà bệnh nhi về vai trò của nhân
viên CTXH
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhu cầu cơ bản của từng nhóm đối tượng tại bệnh viện Nhi Trung ương như sau:
-Nhu cầu của nhóm bệnh nhi:
Nhu cầu giúp đỡ về vật chất: các bệnh nhi tại bệnh viện mong muốn được hỗ trợ về mặt vật chất để điều trị bệnh, bồi dưỡng sức khỏe. Nhất là đối với các bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các em gầy yếu, đau đớn về thể xác thì các em càng mong muốn nhận được hỗ trợ. Các em cần được đáp ứng về mặt ăn uống, chế độ dinh dưỡng để điều trị và phục hồi sức khỏe.
Nhu được hướng dẫn: đã là người bệnh khi điều trị tại bệnh viện thì ai cũng mong muốn được khỏi bệnh, được sống khỏe mạnh như những người bình thường khác. Vì vậy họ mong muốn nhận được những hướng dẫn điều trị hiệu quả từ các y bác sĩ, mong muốn nhận được những lời động viên, khắch lệ tinh thần từ phắa các nhân viên y tế và người thân. Một số bệnh nhân có vấn đề về tâm lý tình cảm có thể ảnh hưởng đến kết quả
chăm sóc y tế và can thiệp của y học, nên cần có nhân viên CTXH làm việc với kỹ năng khéo léo. Nhiều em bị bệnh trở nên hay cáu gắt, trầm cảm, nổi giậnẦ
Nhu cầu được hòa nhập: ngoài những đợt điều trị tại bệnh viện, khi trở về nhà các em cũng mong muốn được học tập, được đến lớp với các bạn bè, thầy cô giáo. Chắnh vì thế các em rất cần được hỗ trợ để có thể hòa nhập lại với cuộc sống.
ỘLâu lắm rồi em mới được đến lớp. Khoảng thời gian nằm viện khá lâu, cho nên em rất nhớ trường, nhớ lớp. Nhờ có các cô nhân viên CTXH hàng ngày lên gọi em xuống lớp học hy vọng mà em lại được đến lớp, em thắch lắm! Ợ
( PVS: bệnh nhi, Nữ, Khoa Ung bướu).
Các bệnh nhi khi vào viện, bệnh tật, sức khỏe yếu phải điều trị nội trú khiến cho quá trình học tập của các em ở trường lớp bị gián đoạn. Nhưng khi kết thúc thời gian điều trị các em luôn có mong muốn tiếp tục đi học, đến trường đến lớp với bạn bè, thầy cô giáo. Tại bệnh viện Nhi có hoạt động của lớp học hy vọng dành cho các bệnh nhân tại bệnh viện, đây là hoạt động xuất phát từ chắnh nhu cầu này của bệnh nhân.
ỘCháu thắch xuống lớp học hy vọng lắm, có hôm sau khi tiêm thuốc, mệt
quá, không đi được, nhưng cháu vẫn cố ngồi dậy nhờ mẹ cõng xuống lớp, nghe giảng bài, gặp các bạn cho vui. Hôm nào đau quá, không đi học được, cháu lại nằm đợi đến khi các bạn cùng phòng đi học về để hỏi thăm: "Hôm nay lớp học có đông không?", "Học môn gì?", "Cô giáo hay thầy giáo dạyẦỢ
( PVS, Nữ, mẹ bệnh nhi, quê Hưng Yên, Khoa Ung bướu). Có nhiều bệnh nhi bị bệnh nan y phải nghỉ hẳn việc học tập ở trường lớp, thế nhưng mong muốn được đến trường vẫn là mong muốn của tất cả các em. Có nhiều em vì lý do sức khỏe vẫn đòi người nhà cõng xuống lớp học.
ỘCháu vẫn thắch đi học lắm, về nhà là đòi đi học chứ không chịu ở nhà
đâu. Với lại cháu vẫn học được, vẫn theo được các bạn, vừa rồi cháu còn được giấy khen nữa, các bạn và thầy cô luôn động viên cháuẦỢ
(PVS, Nữ, Mẹ bệnh nhi) Nhu cầu học tập, nhu cầu được hòa nhập khi ra viện là mong muốn của hấu hết các bệnh nhi. Bản thân các em phải chiến đấu với bệnh tật, chiến đấu với những đau đớn về thể xác do bệnh tật gây nên, thế nhưng những nhu cầu đó vẫn luôn tồn tại và cần được đáp ứng.
-Nhu cầu của gia đình bệnh nhi:
Để xác định nhu cầu của gia đình bệnh nhi tôi đặt ra những nội dung câu hỏi trực tiếp về nhu cầu của họ mong muốn được hỗ trợ những gì, về vật chất, về tinh thần, về hướng dẫn...Kết quả khảo sát thu được dữ liệu và biểu đồ hóa như sau: