Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay ( nghiên cứu tại bệnh viện nhi trung ương hà nội) (Trang 42)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.2. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.1.2.1. Lý thuyết vai trò

Đây là một trong những quan điểm lý thuyết quan trọng được sử dụng trong CTXH, đặc biệt khi đánh giá về vị trắ, vai trò của những nhân viên CTXH trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung và trong bệnh viện nói riêng. Xem họ đã thực hiện đầy đủ những vai trò của mình trong chăm sóc, hỗ trợ đối tượng hay chưa.

Đại diện cho lý thuyết vai trò là nhà nhân học Ralph Linton đã có công đầu trong việc xác định nội dung xã hội học của khái niệm vị thế và vai trò. Mỗi cá nhân có nhiều vị thế khác nhau, ở mỗi vị thế lại gắn với một vai trò nhất định. Theo nghĩa này, một người phải thực hiện nhiều vai trò cụ thể tương ứng với những vị thế cụ thể mà người đó chiếm giữ. Nhưng theo một nghĩa khác, vai trò của một người là tổng hợp các vai trò mà người đó thực hiện, nhờ vậy mà vai trò của một người sẽ xác định người đó làm gì cho xã hội và có thể mong chờ gì ở xã hội. Với quan niệm như vậy, các cá nhân và nhóm người thông qua vị thế và vai trò gắn kết với nhau và gắn kết với toàn bộ xã hội của họ. Do đó, các cá nhân trong xã hội càng học hỏi và thực hiện đúng vị thế và vai trò của họ bao nhiêu thì xã hội càng vận hành một cách trật tự và hài hòa bấy nhiêu [1].

Lý thuyết vai trò là một hệ thống lý thuyết có rất nhiều lý thuyết. Trong các khoa học xã hội nói chung và xã hội học nói riêng, có bốn hướng tiếp cận lý thuyết về vai trò.

Theo hướng tiếp cận tâm lắ học xã hội của MAISONNEUVE Jean (1973), khi bàn đến vai trò thì cần bàn đến ba khắa cạnh hay ba cấp độ: (1) cấp độ thiết chế; (2) cấp độ cá nhân và (3) cấp độ tương tác giữa thiết chế và cá nhân.

-Ở cấp độ thiết chế, Ộvai trò là toàn thể các hành vi mang tắnh chuẩn mực của một tác nhân khi tác nhân ấy có một địa vị xã hội. Những chuẩn mực hành vi ấy phù hợp với các biến số tuổi, giới tắnh, nghề nghiệp, vị thế gia

đình và vị thế chắnh trịỢ (1973: 72). Dựa vào định nghĩa vai trò ở cấp độ thiết

chế như vậy, tác giả này phân biệt vai trò mang tắnh thiết chế và vai trò mang tắnh chức năng. Ở nghĩa vai trò mang tắnh thiết chế, tác giả nhấn mạnh yếu tố chuẩn mực hành vi trong thiết chế của các chủ thể, trong khi đó, ở nghĩa vai trò mang tắnh chức năng, tác giả nhấn mạnh đến hoạt động của các tác nhân ở trong các nhóm xã hội thuộc thiết chế. Trên cơ sở này, Bales đã mô tả mô hình hành vi của các tác nhân trong các nhóm nhỏ là thường định hướng hoạt động của mình theo nhiệm vụ chung của nhóm. Trong trường hợp ấy, vai trò mang tắnh chức năng thường được phân tắch ở cấp độ liên cá nhân, ở cấp độ xúc cảm tắch cực hay tiêu cực. Bên cạnh đó, một vài tác giả khác như BENNET và SHEATS tập trung phân tắch định hướng hành vi của các tác nhân đến nhiệm vụ của nhóm mà họ là thành viên để duy trì sự cố kết nhóm và mức độ đáp ứng nhu cầu cho các thành viên nhóm

-Ở cấp độ cá nhân, nhờ có vai trò mà cá nhân có thể diễn đạt được nhân cách và bản sắc của bản thân.

-Ở cấp độ tương tác giữa cấu trúc xã hội và cá nhân, MAISONNEUVE nêu lên khái niệm vai trò kì vọng và sự tiến triển bên trong của vai trò. Trên cơ sở ấy, Ộvai trò kì vọng là quá trình mường tượng trước các mô hình hành vi của tác nhân khác theo các vị thế xã hội và tình huống xã hội [Ầ]. Căn cứ

theo quá trình phát triển các tương tác giữa cá nhân và cấu trúc xã hội, có thể có sự biến đổi mô hình hành vi hướng đến người khácỢ (1973: 78).

Theo hướng tiếp cận chức năng trong xã hội học của FILLOUX, vai trò được hiểu theo cách của MERTON như sau: ỘCấu trúc xã hội là sự sắp xếp các vai trò và vị thế, tức là tổng thể vai trò và vị thế gắn kết với nhau và

những chuỗi hành vi được sinh ra từ sự gắn kết ấyỢ (1993: 15). Cũng trên

tinh thần ấy, khi bàn đến nền tảng văn hóa của con người, LINTON đã đưa ra quan niệm như sau về vai trò: ỘVai trò là khái niệm để chỉ thái độ, giá trị và

hành vi mà xã hội gán cho một người có một địa vịỢ (1993: 15). Cũng cần

phải lưu ý rằng, ở một địa vị xã hội tương đương với không chỉ một vai trò, mà là nhiều chuỗi vai trò phối hợp. Như vậy, vai trò thể hiện tắnh chức năng và luôn luôn động.

Theo tiếp cận tắch hợp tâm lắ học xã hội và xã hội học của CHAPUIS và THOMAS (1995), những tác giả rất bị ảnh hưởng của JAMES, BALDWIN, LINTON, MEAD, MORENO, GOFFMAN, vai trò gắn với ba nhóm chỉ báo gồm nhân cách, chuẩn mực và giá trị. ỘVai trò là tổng thể các mô hình hành vi văn hóa tắch hợp ở một địa vị xã hội [Ầ] Đây là quá trình nhập tâm hay nội hóa các giá trị chung của xã hội và của các nhóm thuộc tắnh cho phép cá

nhân phối hợp các hoạt động khác nhauỢ (1995: 8). Các tác giả này phân

biệt ba cấp độ vai trò:

Vai trò được quy định hoặc vai trò gán cho tương ứng với vai trò kì vọng; Vai trò chủ quan hay quan niệm của chủ thể về vai trò và đánh giá của chủ thể về hoạt động thực hiện vai trò của mình theo kì vọng;

Vai trò thực tiễn hay vai trò khách quan.

Do cá nhân có nhiều vai trò nên khả năng xuất hiện xung đột các vai trò là rất cao bởi vì vào cùng một thời gian và không gian, cá nhân khó có thể hài hòa được mọi vai trò của mình. Hơn nữa, đặt trong chiều cạnh động học, vai trò luôn luôn tiến triển nên nó bị ảnh hưởng bởi các tâm tắnh văn hóa khác.

CHAPUIS và THOMAS đã dẫn lại định nghĩa vai trò của ROCHEBLAVE- SPENLÉ như sau: ỘVai trò là một mô hình hành vi có tổ chức tương ứng với

vị thế của cá nhân trong một tập hợp tương tácỢ (1995: 35). Như vậy, định

nghĩa này biểu hiện một sự thỏa hiệp giữa một bên là vai trò Ộgán choỢ, vai trò quy định đối với một địa vị xã hội và bên kia là cá nhân tìm cách hành động phù hợp với mô hình hành vi chuẩn mực ấy. ROCHBLAVE-SPENTÉ không chỉ nhấn mạnh đến sự tiến triển của các vai trò do có những biến đổi kinh tế - xã hội, mà tác giả này còn phân tắch những biến đổi chuẩn mực và giá trị xã hội do có những thay đổi vai trò.

Ở một khắa cạnh khác, khi đề cập đến mối quan hệ giữa địa vị và vai trò, CHAPUIS và THOMAS cho rằng, địa vị là yếu tố cốt lõi của quá trình tổ chức các quan hệ xã hội và vai trò là yếu tố cốt lõi của quá trình tiến triển tâm tắnh và giá trị văn hóa. Thực vậy, các vai trò bị ảnh hưởng bởi hệ quả của khủng hoảng các nền văn minh.

Hướng tiếp cận lắ thuyết thứ tư mang tắnh chất tương tác theo quan niệm của MONTMOLLIN (1965). Vai trò có ba ngữ nghĩa rất rõ: (1)ỘVai trò là tổng thể những đòi hỏi và quy định (chuẩn mực, kì vọng, trách nhiệm, sự gán choẦ) xuất phát từ cấu trúc xã hội và được tắch hợp ở một vị thế nào đó trong cấu trúc xã hộiỢ; (2) ỘVai trò là toàn thể hành vi mà cá nhân thực hiện với tư cách là cá nhân ấy có một vị thế trong một cấu trúc xã hộiỢ; (3) ỘVai trò là định hướng và quan niệm về hành động mà một cá nhân có được khi cá nhân ấy là thành viên của một tổ chức, tức là hệ thống thái độ và giá trị

của cá nhân ấyỢ (1977: 184). Theo GOFFMAN, vai trò tương ứng với một

mô hình hành động được quy định trước: ỘVai trò là quá trình cập nhật

quyền và nghĩa vụ gắn với một địa vị xã hộiỢ (1973: 24) [33].

Từ bốn hướng tiếp cận ấy, trong luận văn này, tôi lựa chọn hướng tiếp cận lắ thuyết của MAISONNEUVE kết hợp với hướng tiếp cận lắ thuyết của CHAPUIS và THOMAS để xác định ba loại vai trò như sau:

-Vai trò được thiết chế hóa của nhân viên công tác xã hội tức là những vai trò đã được thừa nhận. Ở đây, luận văn tập trung xem xét những vai trò cốt lõi của nhân viên công tác xã hội được thực hiện như thế nào trong bệnh viện Nhi Trung ương. Những vai trò này hiện nay đang được thực hiện như thế nào và kết quả ra sao?...

-Vai trò kì vọng hay vai trò mong đợi của những người hưởng lợi đối với nhân viên công tác xã hội. Những đối tượng này có hài lòng về việc thực hiện vai trò của các nhân viên CTXH hay không? Hay họ kì vọng có những nhân viên công tác xã hội thực hiện vai trò ngày càng chuyên nghiệp hơn?

-Vai trò khách quan của nhân viên công tác xã hội ở đây chắnh là sự đánh giá của những đối tượng hưởng lợi (của bệnh nhi, người nhà bệnh nhi và nhân viên y tế). Sự đánh giá này nhằm mục tiêu chỉ ra những thiếu hụt vai trò của nhân viên công tác xã hội cần bổ sung trong việc phát huy vai trò của nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện.

Trong nghiên cứu, ứng dụng lý thuyết vai trò tôi tìm hiểu những chức năng, vị thế của nhân viên CTXH. Trong quá trình trợ giúp đối tượng họ đã làm được những gì, họ còn thiếu hụt những gì để nghiên cứu, đề xuất bồi đắp những thiếu hụt đó cho họ.

1.1.2.2. Lý thuyết về thang bậc nhu cầu

Abraham Maslow (1908- 1970), nhà tâm lý học người Mỹ, được thế giới biết đến như là nhà tiên phong trong trường phái tâm lý học nhân văn (Humanistic psychology) bởi hệ thống lý thuyết về thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Ngày từ khi ra đời, lý thuyết này có tầm ảnh hưởng khá rộng rãi và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học [7].

Thuyết thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của Maslow sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc. Trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.

Vào thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo năm cấp bậc:

Nhu cầu cơ bản ( basic needs): bao gồm các nhu cầu cơ bản của con

người như ăn, uống, ngủ, không khắ để thở, tình dụcẦĐây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người.

Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety needs): Nhu cầu an toàn và an ninh

này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm.

Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu

mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh.

Nhu cầu về được tôn trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi

là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chắnh bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.

Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs): Đây chắnh là nhu

cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.

Hình 1.1. Sơ đồ cấp bậc nhu cầu theo Maslow

(Nguồn www.ship.edu)

Hệ thống nhu cầu của Maslow được thể hiện dưới dạng kim tự tháp. Nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp ở phắa dưới. Các nhu cầu trên luôn tồn tại và đan xen lẫn nhau. Thang bậc nhu cầu này của Maslow ứng dụng vào đề tài để tìm hiểu và xác định hệ thống nhu cầu của người bệnh và gia đình bệnh nhân, đội ngũ y tế. Nhu cầu về vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện, những mong muốn nhận được hỗ trợ từ nhân viên CTXH. Từ đó đối chiếu với những dịch vụ mà nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi đã cung cấp, xem xét mức độ thắch hợp và khả năng đáp ứng của các dịch vụ đó với những nhu cầu của nhóm đối tượng. Không chỉ xác định nhu cầu của đối tượng hưởng lợi thuần túy, việc sử dụng lý thuyết nhu cầu còn để xác định nhu cầu của chắnh nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi trong quá trình trở nên chuyên nghiệp hóa hay không.

Trong nghiên cứu sử dụng lý thuyết nhu cầu là một trong hai lý thuyết có ý nghĩa rất quan trọng. Bản chất của lý thuyết: nhu cầu là động cơ của hành động. Vì vậy khi nhân viên CTXH hiểu được nhu cầu của chắnh họ, đó là

nhu cầu được sống bằng lương, nhu cầu chuyên nghiệp hóa thì họ sẽ hành động để đạt tới sự chuyên nghiệp. Họ sẽ tự có ý thức tăng cường năng lực, kỹ năng về CTXH thông qua đào tạo hay tự học hỏi, đề xuất những giải pháp về chắnh sách, tiền lương, chế độẦđể đội ngũ này ngày càng chuyên nghiệp hơn.

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.2.1.1. Bệnh viện Nhi Trung ương

Về lịch sử hình thành, Bệnh viện Nhi Trung ương được thành lập từ năm 1969 với tên gọi là Viện Bảo vệ Sức khoẻ Trẻ em, năm 1997 được đổi tên là Viện Nhi, tên gọi hiện nay có quyết định chắnh thức vào tháng 06 năm 2003. Trong khoảng giữa các giai đoạn trên Viện còn có các tên gọi không chắnh thức là: Bệnh viện Nhi Việt Nam Ờ Thuỵ Điển, Viện Nhi Olof Palmer. Bệnh Viện được thành lập trên cơ sở khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai. Năm 1972 cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nặng do bị ném bom. Với sự giúp đỡ của Chắnh phủ và nhân dân Thuỵ Điển, Viện được xây dựng lại, khởi công từ năm 1975 và bắt đầu hoạt động từ năm 1981.

Về cơ cấu tổ chức, Bệnh viện có 22 chuyên khoa lâm sàng bao gồm: Thần kinh, Hô hấp, Dinh dưỡng, Ung bướu, Thận, Nội tiết, Máu, Tim mạch, Tiêu hoá, Ngoại khoa, Sơ sinh, Điều trị tắch cực, Hồi sức ngoại, Phẫu thuật Chỉnh hình Nhi, Liên khoa Tai mũi họng - Mắt- Răng hàm mặt, Cấp cứu, Lây, Tâm bệnh, Phẫu thuật gây mê - Hồi sức, Đông y, Khoa khám bệnh, Phục hồi chức năng.

Tổng số cán bộ hiện nay là 1023 người. BV Nhi Trung ương được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là đơn vị đầu ngành của hệ thống Nhi khoa toàn quốc. Bệnh viện là trung tâm viện trường và là tuyến điều trị cao nhất về Nhi khoa trong cả nước.

Về tầm nhìn, sứ mạng, Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện Nhi khoa tốt nhất Việt Nam và là một trong 3 bệnh viện hàng đầu khu vực trong lĩnh vực Nhi khoa. Bệnh viện Nhi Trung ương cam kết: Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em tốt nhất Việt nam; Đầu tư, ứng dụng các công nghệ cao và hiện đại để đạt được kết quả ngày một tốt hơn cho sức khoẻ trẻ em; Phát triển trung tâm đào tạo và nghiên cứu Nhi khoa; Chỉ đạo phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong cả nước; Duy trì các mối quan hệ và hợp tác quốc tế; Cung cấp môi trường và điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ viên chức của bệnh viện; Lợi ắch của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu.

1.2.1.2. Phòng CTXH bệnh viện Nhi Trung ương

Lịch sử hình thành, Ngày 28/9/2008 Lãnh đạo Bệnh viện Nhi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay ( nghiên cứu tại bệnh viện nhi trung ương hà nội) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)