.Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay ( nghiên cứu tại bệnh viện nhi trung ương hà nội) (Trang 25)

8.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận nhu cầu của bệnh viện và của các đối tượng được hưởng lợi. Đối với bệnh viện, sự quá tải bệnh nhân khiến cho chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân bị giảm đi, có mặt đội ngũ nhân viên CTXH sẽ góp phần trong việc trợ giúp cho nhân viên y tế giảm bớt được những áp lực công việc, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh tại bệnh

viện. Xuất phát từ nhu cầu của các nhóm đối tượng là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mong muốn được trợ giúp về mặt vật chất và tinh thần, được hướng dẫn, giáo dụcẦTrên cơ sở đó, tôi thấy được rằng bệnh viện Nhi Trung ương cũng là một trong những bệnh viện đầu tiên sử dụng đội ngũ nhân viên CTXH, từ đó tôi tìm hiểu, đánh giá vai trò của nhân viên CTXH chuyên nghiệp tại bệnh viện Nhi Trung ương hiện nay.

8.2. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin 8.2.1. Phƣơng pháp phân tắch tài liệu

Tôi tiến hành tổng hợp, phân tắch và tìm hiểu các tài liệu liên quan nhằm mang lại một cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề nghiên cứu. Bao gồm các tài liệu sau:

Các bài viết, các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực CTXH trong y tế, trong chăm sóc sức khỏe, trong bệnh viện. Những kết quả phân tắch tài liệu này được sử dụng trong phần tổng quan nghiên cứu để xác định những nghiên cứu thuộc phạm vi của đề tài các tác giả đã đưa ra những kết quả nghiên cứu gì, chưa làm được gì để có cái nhìn tổng quan, phát hiện vấn đề.

Các chắnh sách, văn bản, tài liệu về nội dung CTXH trong y tế nhằm mang lại cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề nghiên cứu hiện nay có quan trọng và cần được quan tâm hay không, phục vụ cho việc xác định tắnh cấp thiết, lý do chọn đề tài nghiên cứu.

Sử dụng Đề án ỘGiảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2012 Ờ 2020Ợ của Bộ Y tế; Đề án ỘPhát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế giai đoạn

2011 -2020Ợ của Bộ Y tế để đánh giá thực trạng quá tải bệnh viện hiện nay,

những giải pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề quá tải bệnh viện, trong đó có giải pháp quan trọng là đưa và phát triển CTXH trong lĩnh vực y tế nói chung và trong các bệnh viện nói riêng.

Nghiên cứu còn sử dụng ỘBáo cáo hoạt động từ năm 2008 đến năm 2014Ợ

của phòng CTXH bệnh viện Nhi Trung ương. Trong đó tổng kết những kết quả hỗ trợ của nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi để phân tắch, đánh giá những kết quả đạt được, chưa đạt được của hoạt động CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương.

8.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

Trong nghiên cứu tôi đã tiến hành 27 cuộc phỏng vấn sâu. Kết quả phỏng vấn sâu được ghi âm và viết biên bản. Sau đó kết quả phỏng vấn sâu được xử lý bằng cách gỡ băng ghi âm, kết hợp biên bản và phân tắch theo từng chủ đề.

Tôi tiến hành phỏng vấn sâu theo cơ cấu đối tượng như sau:

Bảng 1.1. Đối tƣợng phỏng vấn sâu của đề tài

STT Đối tƣợng phỏng vấn Số lƣợng 1 Nhân viên CTXH 7 2 Nhân viên y tế 5 3 Người nhà bệnh nhi 10 4 Bệnh nhi 5 Tổng cộng 27

Địa bàn phỏng vấn: Tại bệnh viện Nhi Trung ương (Phòng CTXH, tại các khoa phòng điều trị và tại lớp học hy vọng). Trong đó:

- Phỏng vấn sâu nhân viên CTXH: Tiến hành phỏng vấn sâu tất cả 7 nhân viên CTXH của bệnh viện Nhi Trung ương. Các thông tin được thu thập, bao gồm: nhu cầu có mặt nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay; tìm hiểu các hoạt động của nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương trong việc trợ giúp các đối tượng hưởng lợi; Cách thức tiếp cận thân chủ của nhân viên CTXH; Vai trò của nhân viên CTXH trong thực hiện các vai trò trợ giúp

các đối tượng là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế (vai trò hỗ trợ, vai trò môi giới và trung gian, vai trò biện hộ, vai trò giáo dục); Thái độ của những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế đối với nhân viên CTXH; Những khó khăn trong quá trình hoạt động và giải pháp đưa ra của chắnh những người làm CTXH để phát huy hiệu quả của mô hình CTXH tại bệnh viện.

Những nội dung này nhằm phục vụ cho phần nội dung chắnh của nghiên cứu. Nhu cầu của chắnh đối ngũ nhân viên CTXH về sự có mặt nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay. Về giải pháp được đề xuất từ nhân viên CTXH để chuyên nghiệp hóa đội ngũ này.

Cách chọn mẫu: những nhân viên CTXH được phỏng vấn, họ là những người có ắt nhất thâm niên 2 năm kinh nghiệm công tác tại phòng CTXH trong bệnh viện, được đào tạo chắnh quy, hoặc không chắnh quy, được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng về CTXH. Hiện nay, trong số 7 nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương có 3 người là cử nhân được đào tạo chắnh quy về CTXH, 4 người còn lại thì 1 người là cử nhân văn hóa, 1 người cử nhân ngoại ngữ, 1 người cử nhân y tế công cộng, 1 người cử nhân kinh tế, nhưng tất cả đều được tham gia các khóa tập huấn kiến thức, kỹ năng về CTXH và có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này.

- Phỏng vấn sâu đối tượng nhân viên y tế: tôi tiến hành phòng vấn sâu 5 nhân viên y tế, đây là những người điều dưỡng trưởng của các khoa điều trị nội trú, có hợp tác chặt chẽ phối hợp hoạt động với nhân viên CTXH. Các thông tin được thu thập, bao gồm: nhu cầu của đội ngũ nhân viên y tế về sự cần thiết có mặt vai trò nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện; Tìm hiểu những khó khăn của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thường gặp khi điều trị tại bệnh viện; Những khó khăn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân của nhân viên y tế; Đánh giá những hoạt động của đội ngũ nhân viên CTXH tại bệnh viện đã trợ giúp được gì cho nhân viên y tế và cho bệnh

nhân; Những mong muốn được đội ngũ nhân viên CTXH trợ giúp; Đóng góp ý kiến để giúp phát triển đội ngũ nhân viên CTXH làm việc tại bệnh viện.

Những nội dung phỏng vấn sâu nhân viên y tế được sử dụng trong phần đánh giá nhu cầu cần có vai trò của nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện. Về những kết quả trợ giúp của nhân viên CTXH đối với nhân viên y tế, sự hài lòng của nhân viên y tế với việc thực hiện vai trò của nhân viên CTXH hiện nay. Những giải pháp được đề xuất để chuyên nghiệp hóa đội ngũ.

Cách chọn mẫu phỏng vấn: Họ là những người thường xuyên, trực tiếp làm việc hợp tác với với nhân viên CTXH trong việc trợ giúp cho bệnh nhi, người nhà bệnh nhi và cũng là đối tượng được hưởng lợi từ sự trợ giúp của nhân viên CTXH.

- Đối tượng bệnh nhi: tiến hành phỏng vấn sâu 5 bệnh nhi. Các nội dung thu thập, bao gồm: vì đối tượng bệnh nhi nên nội dung phỏng vấn chỉ nhằm thu thập các thông tin về tâm lý, mong muốn của các em, những nhận xét về hoạt động CTXH tại lớp học hy vọng.

Những nội dung phỏng vấn được sử dụng để xác định nhu cầu cần có vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện, đánh giá sự hài lòng của nhóm đối tượng bệnh nhi với việc thực hiện vai trò của nhân viên CTXH hiện nay.

Cách chọn mẫu: đây đều là những bệnh nhi được ắt nhất một sự trợ giúp từ hoạt động CTXH tại bệnh viện, tham gia lớp học hy vọng. Các bệnh nhi được phỏng vấn trong độ tuổi ắt nhất từ 10 đến 15 tuổi do các đối tượng nhỏ tuổi hơn sẽ khó trả lời, cộng với sức khỏe yếu sẽ không đảm bảo được trả lời phỏng vấn.

- Đối tượng phỏng vấn sâu người nhà bệnh nhi: tôi tiến hành phỏng vấn sâu 10 người. Các thông tin thu thập, bao gồm: nhu cầu cần có nhân viên CTXH trong bệnh viện; Tìm hiểu được vấn đề tâm lý - xã hội, mong muốn và những lo lắng của người nhà bệnh nhi, những nỗi đau về thể xác và tinh thần do bệnh tật gây nên cho bệnh nhi; Những khó khăn của gia đình trong

quá trình chăm sóc bệnh nhân, những mong muốn nhận sự giúp đỡ của nhân viên CTXH với bệnh nhân và gia đình họ.

Những nội dung phỏng vấn sâu người nhà bệnh nhân được sử dụng trong xác định nhu cầu của người nhà bệnh nhân cần có mặt vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện, sự hài lòng của người nhà đối với việc thực hiện vai trò của nhân viên CTXH hiện nay.

Cách chọn mẫu: đây là những người có quan hệ chăm sóc với bệnh nhi, chăm sóc thường xuyên bệnh nhi và nhận được ắt nhất một sự trợ giúp của nhân viên CTXH.

Tất cả những kết quả phỏng vấn sâu đều có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu, những nội dung thu được từ phỏng vấn sâu phục vụ cho việc phân tắch, đánh giá vai trò của nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương một cách khách quan, chắnh xác nhất.

8.2.3. Phƣơng pháp quan sát:

Những nội dung quan sát, bao gồm: Trong nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp quan sát để quan sát những hoạt động trợ giúp đối tượng của nhân viên CTXH, thái độ của nhân viên CTXH khi tiếp xúc với các bệnh nhi, người nhà bệnh nhi có ân cần, chu đáo hay không (thăm hỏi, tặng quà,Ầ); Quan sát thái độ, cử chỉ của nhân viên y tế khi chăm sóc bệnh nhân; Quan sát thái độ của các nhóm đối tượng khi được hỏi về sự hài lòng đối với đội ngũ y tế và nhân viên CTXH. Trong nghiên cứu để thu được kết quả khách quan, chắnh xác, tôi tiến hành quan sát tham dự, trực tiếp tham gia vào các hoạt động của nhân viên CTXH trong trợ giúp các đối tượng, tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp bệnh nhi, người nhà bệnh nhi tại khoa phòng để tiến hành quan sát.

Những tình huống đáng quán sát nhất là những cảm xúc của người nhà bệnh nhi khi chia sẻ về những khó khăn họ gặp phải trong quá trình chăm sóc người bệnh. Những kết quả quan sát được sử dụng làm tăng thêm tắnh khách quan cho kết quả nghiên cứu của đề tài.

8.2.4. Phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Hiện tại, tổng số nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương là 7 người. Do đó tôi tiến hành phỏng vấn sâu tất cả 7 người và số lượng mẫu không đủ lớn để thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi đối với nhân viên CTXH. Về đối tượng hưởng lợi là bệnh nhi, do các bệnh nhân là trẻ em và phải điều trị bệnh thường xuyên, sức khỏe yếu nên không đủ khả năng và sức khỏe để thực hiện khảo sát bảng hỏi, người nhà chăm sóc cũng có thể nắm rõ các quyền lợi mà con em được hưởng nên tôi không phỏng vấn bằng bảng hỏi với bệnh nhi mà phỏng vấn người nhà bệnh.

Trong nghiên cứu này, tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi theo mẫu thiết kế dành cho người nhà bệnh nhân. Các thông tin thu thập, bao gồm: khảo sát nhu cầu của nhóm đối tượng; Đánh giá vai trò của đội ngũ nhân viên CTXH trong bệnh viện qua việc đánh giá những dịch vụ hỗ trợ họ đang được hưởng, mức độ hài lòng với các dịch vụ đó; Những mong muốn, kỳ vọng của nhóm đối tượng đối với đội ngũ nhân viên CTXH hiện nay.

Cơ cấu mẫu: do tắnh chất điều trị của bệnh nhi tại bệnh viện không thường xuyên. Vào và ra viện bất thường nên tôi tiến hành khảo sát theo mẫu cộng dồn từ mẫu của 10 khoa, mỗi khoa 10 người. Tiến hành phát bảng hỏi ở 10 khoa điều trị mà ở các khoa đó bệnh nhi điều trị nội trú, tắnh chất điều trị ổn định hơn. Đó là: khoa A3, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11, A12, A13. Mỗi khoa khảo sát 10 đối tượng theo sự giới thiệu của nhân viên CTXH. Cho đến khi đủ 100 người.

Cách chọn mẫu: Tiêu chắ lựa chọn các đối tượng người nhà bệnh nhân được tiến hành phỏng vấn là:

-Đã nhận được ắt nhất một sự trợ giúp của nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương trong quá trình điều trị.

-Đang điều trị nội trú tại bệnh viện.

Cách thức xây dựng bảng hỏi: từ việc xác định nội dung nghiên cứu gồm bốn nội dung chắnh sau: thứ nhất là nhu cầu của các nhóm đối tượng về

vai trò của nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện; Thứ hai là những kết quả thực hiện vai trò của nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương; Thứ ba là sự hài lòng của các nhóm đối tượng với việc thực hiện vai trò của nhân viên CTXH; Thứ tư là những giải pháp chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân viên CTXH hiện nay. Từ đó, nội dung bảng hỏi với người nhà bệnh nhân thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu được xác định dựa trên nhu cầu của người nhà bệnh nhi về vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện; kết quả thực hiện vai trò trợ giúp của nhân viên CTXH đối với bệnh nhân và người nhà; mức độ hài lòng của người nhà bệnh nhân về vai trò của nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi. Bảng hỏi định lượng được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết kết hợp với kết quả phỏng vấn sâu để tạo nên bộ câu hỏi hoàn chỉnh. Gồm: 35 câu hỏi, với 3 phần chắnh sau: thông tin chung về người trả lời, những khó khăn của họ trong chăm sóc bệnh nhân, nhu cầu được hỗ trợ từ nhân viên CTXH, những dịch vụ trơ giúp nhận được từ nhân viên CTXH, những đề xuất phát triển đội ngũ nhân viên CTXH.

Hình thức khảo sát bằng bảng hỏi cầm tay: Để hoàn thành phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, tôi thực hiện trong 10 ngày từ ngày 5/4/2015 đến ngày 15/4/2015. Mỗi ngày tiến hành khảo sát ở 1 khoa. Tôi trực tiếp lên các khoa phòng thăm hỏi bệnh nhân cùng với sự giới thiệu và chỉ dẫn của nhân viên phòng CTXH để lựa chọn mẫu khảo sát đạt 2 tiêu chắ đã nêu. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi đối với người nhà bệnh nhân được tiến hành theo phương pháp hỏi Ờ đáp (tôi hỏi, người nhà bệnh nhân trả lời) và cầm phiếu đi hỏi trực tiếp và mang phiếu ngay khi kết thúc phỏng vấn, kết hợp với phương pháp quan sát.

Về mặt thống kê, cơ cấu mẫu như trên không đủ lớn để có thể rút ra những kết luận trên bình diện vĩ mô. Tuy nhiên, xét riêng ở phạm vi nghiên cứu là bệnh viện Nhi Trung ương, cơ cấu mẫu như vậy có thể được xem là đảm bảo

tắnh đại diện và độ tin cậy cho những kết luận rút ra thuộc phạm vi địa bàn. Do nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định tắnh, phương pháp định lượng chỉ là bổ trợ, hơn nữa đây là nghiên cứu chuyên ngành CTXH nên tôi chỉ sử dụng mẫu là 100 bảng hỏi .

Kết quả thu được từ phỏng vấn định lượng bằng bảng hỏi với người nhà bệnh nhân được xử lý bằng phần mềm SPSS 16 for Windows.

8.3. Giới thiệu mẫu khảo sát định lƣợng

Việc bệnh nhi và người nhà bệnh nhi vào bệnh viện không phải là nơi cư trú ổn định, chắnh vì vậy tôi đã lựa chọn mẫu bằng phương pháp cộng dồn. Chọn mẫu khảo sát tại 10 khoa điều trị nội trú, tiến hành từ ngày 5/4/2015 đến ngày 15/4/2015, mỗi ngày tiến hành khảo sát đủ 10 người trên 1 khoa cho đến khi đủ 100 đơn vị mẫu. Kết quả thu được là 100 phiếu khảo sát từ 10 khoa A3, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11, A12, A13. Kết quả mẫu khảo sát như sau:

9. Khung nghiên cứu

Nhu cầu của bệnh viện Nhi Trung ương về vai trò của nhân viên CTXH Vai trò của nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay ( nghiên cứu tại bệnh viện nhi trung ương hà nội) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)