Khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay ( nghiên cứu tại bệnh viện nhi trung ương hà nội) (Trang 35 - 40)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1. Khái niệm công cụ

1.1.1.1.Vai trò

Vai trò là một khái niệm được sử dụng nhiều trong xã hội học và CTXH, nó bao gồm một hệ thống kỳ vọng xã hội về một cá nhân nào đó, về các hành vi, hành động xã hội bởi chắnh họ và những thành viên khác trong xã hội.

ỘVai trò là tập hợp hành vi hoặc các mô hình hành vi gắn với vị thế cá nhân để khẳng định bản sắc cá nhân và thuộc phạm trù của một quá trình tương

tác giữa cá nhân và cấu trúc xã hộiỢ. [24].

Vai trò được định nghĩa là một tập hợp những chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị trắ cụ thể quy định những hoạt động nhất định của vị trắ đó. Tập hợp các hoạt động với một vị trắ cụ thể là vai trò của nó [29].

Định nghĩa vai trò của ROCHEBLAVE-SPENLÉ như sau: ỘVai trò là một mô hình hành vi có tổ chức tương ứng với vị thế của cá nhân trong một tập

hợp tương tácỢ (1995: 35) [33].

Từ các định nghĩa trên cho thấy khái niệm vai trò bao hàm ý nghĩa là những hành vi gắn với vị trắ, chức năng, vị thế của một cá nhân trong tập thể tương tác xã hội.

Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng khái niệm ỘVai trò của cán sự xã hội bao gồm hàng loạt các hành vi bao gồm việc thực hiện các dịch vụ xã hội trực tiếp cho các thân chủ hoặc giúp đỡ các cá nhân khác tham gia vào các

dịch vụ xã hộiỢ [24]. Vì vai trò gắn với chức năng, trong nghiên cứu tôi sẽ

nghiên cứu các vai trò của nhân viên CTXH gồm: vai trò hỗ trợ, vai trò môi giới trung gian, vai trò giáo dục hướng dẫn, vai trò biện hộ gắn với các chức năng tương ứng.

1.1.1.2 Vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện

Trong bệnh viện, nhân viên CTXH đóng vai trò là nhân viên tâm sinh học trong việc khuyến khắch, động viên, trao quyềnẦ cho bệnh nhân và để họ tự quyết định các vấn đề về sức khoẻ từ đó làm tăng sự hài lòng của bệnh nhân và nâng cao hiệu quả điều trị; rút ngắn thời gian điều trị (từ đó giúp giảm chi phắ điều trị) và giúp bệnh viện cung cấp những dịch vụ có chất lượng, đáp ứng nhu cầu người bệnh. Nhân viên CTXH còn hỗ trợ tâm lắ cho người nhà bệnh nhân, cung cấp thông tin, hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân trong quá trình điều trị cũng như hỗ trợ người nhà bệnh nhân giải quyết các vấn đề tâm lý sau khi bệnh nhân ra viện.

Vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện đặc biệt quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư hoặc nhóm yếu thế (trẻ em, vị thành niên, phụ nữ, người giàẦ) và hỗ trợ sau điều trị bệnh nhân.

Chức năng của nhân viên CTXH tại bệnh viện là giúp các bệnh nhân và gia đình họ hiểu một căn bệnh cụ thể, chẩn đoán và khuyên nhủ về các quyết định cần thiết. Nhân viên CTXH cũng là thành viên quan trọng của nhóm điều trị, làm việc cùng bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên y tế khác. Nhân viên CTXH giúp những nhà cung cấp dịch vụ y tế hiểu hơn về các khắa cạnh xã hội và tình cảm của người bệnh [38].

Vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện: Mối quan tâm chắnh của nhân viên xã hội là tạo ra sự tương tác của các yếu tố kinh tế, xã hội và tâm lý trong chăm sóc người bệnh tại cở sở chăm sóc y tế, và nhân viên xã hội tìm kiếm hoặc phát triển các cách thức và công cụ để giải quyết vấn đề đi kèm với chữa trị bệnh tật [2].

Các nhân viên CTXH đóng vai trò là người hỗ trợ (Người tạo điều kiện

Ờ Enabler): Các nhân viên CTXH trong bệnh viện sẽ đóng vai trò là những

người hỗ trợ tâm lý, họ tìm đến với các bệnh nhân, lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng của bệnh nhân. Bởi bản thân người bệnh thì không chỉ phải chịu những nỗi đau do bệnh tật gây nên mà còn có nhiều vấn đề tâm lý kéo theo, họ rất dễ bị tổn thương, nhất là với trường hợp mắc các bệnh hiểm nghèo. Nếu không có sự hỗ trợ về tâm lý thì người bệnh rất dễ bị rơi vào khủng hoảng, suy sụp. Có cái nhìn bi quan về cuộc sống và không chấp nhận những hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Vì vậy rất cần các nhân viên CTXH đóng vai trò là những người hỗ trợ người bệnh về mặt tâm lý.

Để thực hiện vai trò hỗ trợ tâm lý,trước tiên nhân viên CTXH sẽ đánh giá toàn diện về tâm lý bệnh nhân. Tiếp đó là giúp họ trấn tĩnh về mặt tinh thần, lấy lại bình tĩnh, thay đổi trạng thái tiêu cực, giúp người bệnh có cái nhìn lạc quan hơn vào cuộc sống. Đáp ứng những nhu cầu của bệnh nhân, nhất là nhu cầu tôn trọng. Để thực hiện được nhiệm vụ này thì nhân viên CTXH phải vận dụng các kỹ năng chuyên nghiệp như lắng nghe tắch cực, kỹ năng cảm thông, khắch lệ. Đội ngũ nhân viên CTXH cũng phối hợp nhiều hệ thống xung quanh thân chủ như gia đình, bạn bè, các bác sĩ, y tá để phối kế hợp trợ giúp thân chủ.

Nhân viên CTXH hỗ trợ các bệnh nhân tăng cường sự hiểu biết về chắnh bản thân mình hay còn gọi là sự củng cố năng lực của thân chủ. Tức là giúp cho bệnh nhân hiểu được hoàn cảnh của mình. Các nhân viên CTXH thông qua việc sàng lọc những nguyện vọng của thân chủ, xem xét bệnh nhân có những nhu cầu, nguyện vọng nào là phù hợp và có thể thực hiện thì sẽ cùng thân chủ lập ra kế hoạch và trợ giúp thân chủ từng bước thực hiện.

Giúp bệnh nhân đưa ra các quyết định lành mạnh, đó là có nên tiếp tục điều trị bằng phương pháp nào, điều trị tại bệnh viện hay tại nhà.

Hướng dẫn bệnh nhân thi hành quyết định của họ. Nếu thân chủ quyết định điều trị tại bệnh viện thì nhân viên CTXH phải tư vấn cho thân chủ các

thủ tục nhập viện, các quyền được hưởngẦNếu thân chủ quyết định điều trị tại nhà thì tư vấn cho thân chủ các dịch vụ chăm sóc tại nhà.

Vai trò là người môi giới, trung gian (Mediator):

Nhân viên CTXH giúp kết nối các bệnh nhân với các dịch vụ hay nguồn lực của cộng đồng có thể hỗ trợ thân chủ. Nhất là kết nối những bệnh nhân không nơi nương tựa, không ai chăm sóc hoặc người thân trong gia đình thiếu hụt các thông tin về các chắnh sách, dịch vụ.

Giới thiệu và hướng dẫn họ sử dụng các chắnh sách, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thực tế của bản thân như điều trị nội trú, ngoại trú hay chăm sóc tại nhà, những chắnh sách về bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội của nhà nước đối với từng loại hình điều trị tại bệnh viện.

Nhân viên CTXH cũng có thể cung ứng các dịch vụ cứu trợ kịp thời cho họ. Nhân viên CTXH có nhiệm vụ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, phương pháp chữa trị qua việc thu thập thông tin về điều kiện sống, thói quen, cá tắnh, đặc điểm tâm lý của bệnh nhân và thực hiện các trợ giúp về tâm lý cho người bệnh. Trong những trường hợp để lại tác động lâu dài, nhân viên xã hội sẽ cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội cho quá trình xã hội của bệnh nhân. Kết nối bệnh nhân đến với các dịch vụ xã hội, vận động xã hội tham gia vào việc hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân.

Nhân viên CTXH đóng vai trò là cầu nối giữa đối tượng cần trợ giúp với các dịch vụ hỗ trợ khác, với các nhà tài trợ. Cán bộ CTXH có thể tiếp xúc với các dịch vụ khác của bệnh viện có thể sử dụng được, vắ dụ dịch vụ đời sống hoặc Khoa dinh dưỡng. Đóng vai trò là người tư vấn, vận động chắnh sách nhằm đẩy mạnh hoạt động của mô hình, từ đó lại mang tới hiệu quả trợ giúp đối tượng được nâng cao hơn.

Đồng thời nhân viên CTXH làm nhiệm vụ kết nối với hệ thống trợ giúp thân chủ sau khi ra viện: Một phần công việc của nhân viên CTXH y tế là hỗ trợ đánh giá bệnh nhân để cho ra viện hoặc xem xét nhu cầu của họ, của gia đình bệnh nhân trong quá trình bệnh nhân nằm viện. Họ cũng là người cung

cấp các dịch vụ đa dạng không chỉ trong quá trình bệnh nhân nằm viện mà cả trước hoặc sau khi bệnh nhân ra viện. vì vậy mà cần có sự liên kết, phối hợp giữa phòng CTXH với địa phương nơi người bệnh sinh sống để có các biện pháp hỗ trợ hòa nhập cho đối tượng sau khi xuất viện.

Vai trò trung gian của các nhân viên CTXH trước hết, đó là kết nối chắnh các bệnh nhân với nhau, giúp họ tạo nên những nhóm đồng đẳng để cùng chia sẽ, động viên, giúp đỡ nhau vượt qua bệnh tật, tránh những mâu thuẫn trong chắnh phòng bệnh.

Thứ hai là trung gian giữa bệnh nhân với nhân viên y tế: do các bác sĩ trong bệnh viện phải đảm nhận việc chăm sóc cho quá nhiều bệnh nhân nên không thể có thời gian để quan tâm đến các tâm tư nguyện vọng của từng bệnh nhân, trong khi đó các nhân viên CTXH lại là những người có điều kiện để quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của từng bệnh nhân, họ chắnh là những người giúp cho bác sĩ hiểu bệnh nhân hơn, là cầu nối giúp giải tỏa các tâm tư của người bệnh với bác sĩ [41].

Các nhân viên CTXH đóng vai trò là người giáo dục, hướng dẫn

(Teacher):

Tức là nhân viên CTXH là người truyền tải thông tin một cách tốt nhất đến bệnh nhân, các thông tin này bao gồm: Thông tin về bệnh tật, thông tin về các phương pháp điều trị bệnh. Đặc biệt là giáo dục cho người bệnh các cách thức ứng xử, xử lý căng thẳng do những nguyên nhân bệnh tật gây nên.

Giúp bệnh nhân hiểu về căn bệnh và các biện pháp điều trị, cũng như kết quả của các biện pháp điều trị khác nhau hoặc khước từ điều trị.

Giúp bệnh nhân điều chỉnh để nhập viện; thay đổi vai trò; phát hiện các đáp ứng về tình cảm/xã hội đối với bệnh tật và điều trị;

Giáo dục bệnh nhân về vai trò của các thành viên nhóm chăm sóc y tế; hỗ trợ bệnh nhân và gia đình trong việc giao tiếp với một hành viên nhóm chăm só y tế khác; truyền đạt thông tin;

Giáo dục bệnh nhân về các mức độ chăm sóc y tế (vắ dụ cấp tắnh, cận cấp tắnh, chăm sóc tại nhà); quyền lợi; các nguồn lực cộng đồng; và các tiền chỉ dẫn [41].

Vai trò là người biện hộ (Advocate): đây là vai trò của nhân viên CTXH

làm việc với bệnh nhân khi mà bệnh nhân và người nhà của họ không thể hành động theo ý mình và họ cần giải thắch các nhu cầu của mình cho các thành viên khác trong gia đình và đội ngũ nhân viên y tế.

Thúc đẩy việc ra quyết định thay mặt cho bệnh nhân và gia đình họ. Đặc biệt vai trò biện hộ của nhân viên CTXH sẽ trở nên cần thiết với các bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo, nan y.

Bảo vệ quyền chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân thông qua vận động chắnh sách [41].

Như vậy, nhân viên CTXH trong bệnh viện có vai trò quan trọng. Họ thực hiện rất nhiều vai trò, trong đó có 4 vai trò chắnh là đó là vai trò là người hỗ trợ; vai trò là người môi giới, trung gian; vai trò là người giáo dục, hướng dẫn; vai trò là người biện hộ. Trong nghiên cứu vai trò của nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương tôi chỉ tập trung nghiên cứu 3 vai trò : vai trò hỗ trợ; vai trò môi giới trung gian; vai trò giáo dục, hướng dẫn. Vai trò biện hộ không nghiên cứu vì thực tế vai trò được thực hiện còn rất mờ nhạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay ( nghiên cứu tại bệnh viện nhi trung ương hà nội) (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)