nhân trả lời PV(Tỷ lệ:%)
Từ kết quả khảo sát của đề tài và được thể hiện qua biểu đồ trên cho thấy người nhà bệnh nhân chăm sóc bệnh nhi chủ yếu là nữ (mẹ bệnh nhi), và độ tuổi chủ yếu là từ 18- 30 tuổi. Có nghĩa đa số người nhà bệnh nhi trẻ và có con nhỏ bị bệnh phải vào chăm sóc. Kết quả khảo sát trong số những người nhà bệnh nhân được phỏng vấn phỏng vấn trong số này đa phần là có nghiệp của họ chủ yếu là làm trồng trọt, chiếm 70%, số rất ắt là công chức, chiếm 5%, còn lại là làm công nhân, và nghề tự do 25%. Tỷ lệ người nhà bệnh nhân cư trú ở nông thôn và miền núi cao hơn hẳn so với thành thị: 88% nông thôn, miền vúi và 12 % là thành thị. Phần lớn số họ hiện có mức sống Nghèo: 47 % , cận nghèo: 23% và chi trả phắ khám chữa bệnh bằng thẻ Bảo hiểm.
Từ những đặc điểm nhân khẩu, xã hội của bệnh nhi và người nhà bệnh nhi, tôi thấy các đối tượng nhận được sự trợ giúp của nhân viên CTXH tại bệnh Viện Nhi Trung ương đều là những khó khăn nhất định từ điều kiện kinh tế do nghề nghiệp làm nông và công nhân thì thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn lại thêm con cái bị bệnh phải điều trị tại bệnh viện và trong gia đình phải có một người chăm sóc, đồng nghĩa cũng mất một người lao động. Điều kiện đi lại, ăn ở khó khăn do họ chủ yếu cư trú ở nông thôn, miền núi, ở xa đến.
Việc đi lại không chỉ mất thời gian, công sức mà còn tốn kém tiền bạc. Tóm lại từ đặc điểm nhân khẩu người nhà bệnh nhi đã thấy được sự khó khăn người họ trong tiếp cận với các dịch vụ cho đến những khó khăn trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhi tại bệnh viện.
1.2.2. Nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện trên thế giới
Trên thế giới, sự có mặt của các nhân viên CTXH đã xuất hiện từ lâu và hoạt động mang tắnh chuyên nghiệp. CTXH trong bệnh viện tại Mỹ đã cung cấp một hệ thống dịch như sau: Lượng định tâm lý xã hội (pysychosocial assessment); Tham vấn cho bác sĩ và các nhà chuyên môn khác; Quản lý trường hợp; Giới thiệu, điều phối tài nguyên; Lập kế hoạch ra viện; Tham vấn cá nhân và gia đình [36]. Trong bệnh viện, nhân viên CTXH đã thực hiện tương đối đầy đủ các vai trò là người hỗ trợ; người môi giới, trung gian; người giáo dục; người biện hộ.
Về đào tạo: trên thế giới, nhân viên CTXH chuyên nghiệp họ là những
người được đào tạo, trang bị những kiến thức, kỹ năng trong CTXH. Tại Mỹ, các nhân viên CTXH muốn hành nghề trong bệnh viện thì họ phải tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành, bên cạnh đó phải có chứng chỉ hành nghề CTXH [25]. Ở Mỹ, CTXH lần đầu tiên được đưa vào bệnh viện năm 1905 tại Boston và đến nay hầu hết các bệnh viện đều có phòng CTXH và đây là một trong những điều kiện bắt buộc để các bệnh viện được công nhận là hội viên của Hội các bệnh viện Mỹ [40].
Tại Đức, muốn trở thành một nhân viên CTXH trong các bệnh viện, các ứng viên phải được rèn luyện qua rất nhiều khóa tập huấn chuyên môn, trong đó có cả những kỹ năng vê y tế cơ bản như băng bó, tiêm...và những kiến thức nhất định về chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, các ứng viên còn phải được trang bị những kiến thức về hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia, luật chăm sóc sức khỏeẦđể có thể tham vấn cho người bệnh Ờ những thân chủ
của họ tiếp cận các dịch vụ xã hội để đảm bảo tối đa quyền lời của họ trong việc tiếp cận các nguồn lực chăm sóc sức khỏe.
Tại bệnh viện Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, nhân viên CTXH được đào tạo từ chắnh bộ môn CTXH của trường.
Tại các quốc gia Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, thì sự có mặt của các nhân viên CTXH (Socialt arbete personalen) là một phần không thể thiếu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viện. Bên cạnh việc chăm sóc những bệnh nhân thuộc nhóm yếu thế, nhân viên CTXH trong bệnh viện sẽ giúp các cá nhân, cặp đôi, gia đình đương đầu với các vấn đề tâm lý, xã hội, văn hóa và y tế gây ra bởi bệnh tật.
Về lương : những nhân viên CTXH làm việc trong bệnh viện được bệnh
viện trả lương và sống được bằng lương.
Về thực hiện vai trò hỗ trợ : Ban đầu, nhân viên CTXH làm việc trong các
bệnh viện với tên gọi là phát chẩn viên (hay nhân viên xã hội về y tế). Các phát chẩn viên thường làm việc trong bệnh viện tiếp xúc với người bệnh và gia đình cần trợ giúp tâm lý. Công việc của phát chẩn viên là tìm hiểu tâm lý của người bệnh, gia đình họ và can thiệp nếu cần. Sự can thiệp gồm giúp bệnh nhân và gia đình tiếp cận với các nguồn lực và hỗ trợ cần thiết trong cộng đồng; cung cấp liệu pháp tâm lý, khuyên bảo, hoặc chia sẻ nỗi buồn; giúp bệnh nhân mở rộng và tăng cường mạng lưới hỗ trợ xã hội [40].
Tại Mỹ, hệ thống nhân viên CTXH được chia về các khoa điều trị nhằm tăng cường sự hỗ trợ về tâm lý cho các bệnh nhân nặng và chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống.
Tại bệnh viện, nhân viên xã hội là một thành phần trong ê kắp trị liệu. Nhân viên xã hội có nhiệm vụ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, phương pháp chữa trị thắch hợp trên cơ sở thu thập thông tin về điều kiện sống, thói quen, cá tắnh, đặc điểm tâm lý của bệnh nhân. Nhân viên xã hội còn thực hiện các trợ giúp về tâm lý đối với người bệnh như: trấn an, giảm áp lực, tránh xấu hổ,
tư vấn về điều trịẦcũng có thể tham mưu về kế hoạch xuất viện của bệnh nhân và theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện.
Về việc thực hiện vai trò môi giới, trung gian : Tại các bệnh viện
Singapore, hệ thống nhân viên CTXH có những đóng góp không nhỏ cho việc hướng dẫn cho những bệnh nhân nghèo, các bệnh nhân nước ngoài tiếp cận các dịch vụ xã hội tại Singapo. Kết nối họ với những hệ thống trợ giúp cả trong và bên ngoài bệnh viện thông qua dịch vụ giới thiệu, điều phối tài nguyên. Nhân viên CTXH còn làm nhiệm vụ kết nối với hệ thống trợ giúp thân chủ sau khi ra viện: Một phần công việc của nhân viên CTXH y tế là hỗ trợ đánh giá bệnh nhân để cho ra viện hoặc xem xét nhu cầu của họ, của gia đình bệnh nhân trong quá trình bệnh nhân nằm viện. Họ cũng là người cung cấp các dịch vụ đa dạng không chỉ trong quá trình bệnh nhân nằm viện mà cả trước hoặc sau khi bệnh nhân ra viện. vì vậy mà cần có sự liên kết, phối hợp giữa phòng CTXH với địa phương nơi người bệnh sinh sống để có các biện pháp hỗ trợ hòa nhập cho đối tượng sau khi xuất viện thông qua dịch vụ lập kế hoạch ra viện [41].
Họ còn thực hiện vai trò trung gian kết nối chắnh các bệnh nhân với nhau, giúp họ tạo nên những nhóm đồng đẳng để cùng chia sẽ, động viên, giúp đỡ nhau vượt qua bệnh tật, tránh những mâu thuẫn trong chắnh phòng bệnh. Trung gian giữa bệnh nhân với nhân viên y tế. Do các bác sĩ trong bệnh viện phải đảm nhận việc chăm sóc cho quá nhiều bệnh nhân nên không thể có thời gian để quan tâm đến các tâm tư nguyện vọng của từng bệnh nhân. Nhân viên CTXH lại là những người có điều kiện để quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của từng bệnh nhân, họ chắnh là những người giúp cho bác sĩ hiểu bệnh nhân hơn, là cầu nối giúp giải tỏa các tâm tư của người bệnh với bác sĩ [41].
Việc thực hiện vai trò là người giáo dục, thông qua dịch vụ tham vấn cá
nhân và gia đình, nhân viên CTXH ở Mỹ làm vai trò thông tin về bệnh tật, thông tin về các phương pháp điều trị bệnh. Đặc biệt là giáo dục cho người
bệnh các cách thức ứng xử, xử lý căng thẳng do những nguyên nhân bệnh tật gây nên.
Giúp bệnh nhân hiểu về căn bệnh và các biện pháp điều trị, cũng như kết quả của các biện pháp điều trị khác nhau hoặc khước từ điều trị.
Giúp bệnh nhân điều chỉnh để nhập viện; thay đổi vai trò; phát hiện các đáp ứng về tình cảm/xã hội đối với bệnh tật và điều trị;
Giáo dục bệnh nhân về vai trò của các thành viên nhóm chăm sóc y tế; hỗ trợ bệnh nhân và gia đình trong việc giao tiếp với một hành viên nhóm chăm só y tế khác; truyền đạt thông tin;
Giáo dục bệnh nhân về các mức độ chăm sóc y tế (vắ dụ cấp tắnh, cận cấp tắnh, chăm sóc tại nhà); quyền lợi; các nguồn lực cộng đồng; và các tiền chỉ dẫn [41].
Về việc thực hiện vai trò là người biện hộ, ở Mỹ nhân viên CTXH trong
bệnh viện quản lý trường hợp, với những bệnh nhân và người nhà của họ không có khả năng ra quyết định, họ là người thúc đẩy việc ra quyết định thay mặt cho bệnh nhân và gia đình họ. Đặc biệt với các bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo, nan y [41].
Như vậy khi nói đến hoạt động CTXH trong các bệnh viện trên thế giới, chúng ta phải thừa nhận rằng đó là một hoạt động chuẩn tắc với một đội ngũ nhân viên làm việc một cách chuyên nghiệp tại các bệnh viện. Một số nước thế giới, nhân viên CTXH trong bệnh viện đã trở thành chuyên nghiệp bởi các yếu tố : thứ nhất là họ sống được bằng lương ; Thứ hai là họ được đào tạo rất bài bản, chuyên nghiệp, ề Hệ thống nhân viên CTXH tại các bệnh viện ở các quốc gia trên thế giới được đào tạo một cách chuyên nghiệp, vì họ xác định rằng các vấn đề sức khỏe không chỉ dừng lại ở mức độ can thiệp, điều trị của đội ngũ y bác sĩ trong lĩnh vực chuyên môn sức khỏe mà còn cần sự
hỗ trợ của các nhân viên CTXH có tay nghề Ừ [25] ; Thứ ba là họ thấm
nhuần đạo đức nghề CTXH ; Thứ tư là họ đã thực hiện đầy đủ các chức năng, vai trò của họ.
Tiểu kết chƣơng 1
Vai trò của nhân viên CTXH được tôi nghiên cứu bao gồm 4 vai trò chắnh sau: vai trò là người hỗ trợ; vai trò là người môi giới, trung gian; vai trò là người giáo dục; vai trò là người biện hộ.
Để đội ngũ nhân viên CTXH làm việc trong bệnh viện trở thành chuyên nghiệp hóa cần đảm bảo các tiêu chắ sau: thứ nhất là họ phải sống được bằng lương; thứ hai là phải được đào tạo bài bản; thứ ba là tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức nghề nghiệp; thứ tư là thực hiện đầy đủ các vai trò.
Trên thế giới vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện đã có từ lâu và đến nay đã trở thành một hoạt động chuyên nghiệp. Bởi họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó là sống được bằng lương, được đào tạo bài bản, tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức nghề nghiệp, và họ thực hiện đầy đủ các vai trò.
Chƣơng 2. NHU CẦU CỦA BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG VÀ GIA ĐÌNH BỆNH NHI VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH CHUYÊN NGHIỆP
2.1. Nhu cầu của bệnh viện Nhi Trung ƣơng về vai trò của nhân viên CTXH chuyên nghiệp CTXH chuyên nghiệp
- Đối với nhân viên y tế:
Trong số nhân viên y tế được tiến hành phỏng vấn sâu là điều dưỡng trưởng của 5 khoa cho thấy các nhân viên y tế gặp rất nhiều những khó khăn trong quá trình làm việc như áp lực công việc; Quá tải bệnh nhân; Không giải đáp hết các thắc mắc của người nhà bệnh nhân. Do đó ảnh hưởng đến đội ngũ nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc bệnh nhân: gây căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tới công việc hàng ngày, làm giảm hiệu quả điều trị. Những nhân viên y tế mong muốn, kỳ vọng sự có mặt của nhân viên CTXH trong bệnh viện sẽ là một lực lượng trợ giúp đắc lực trong việc giảm tải áp lực công việc. Từ đó, nâng cao hiệu quả và chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện.
ỘMỗi ngày bệnh viện phải tiếp nhận thêm bao nhiêu bệnh nhân, nhất là những mùa cao điểm thì số trẻ em nhập viện nhiều vô kể, quá tải bệnh nhân, đội ngũ y bác sĩ không thể nào có thể giải đáp hết thắc mắc của từng người nhà được, nhất là ở khu vực khám bệnh và cấp cứu. Chắnh điều đó làm cho các bác sĩ bị áp lực, căng thẳng, mệt mỏi và hiệu quả khám chữa bệnh cũng bị ảnh hưởngẦỢ
(PVS, Nữ, Điều dưỡng trưởng, khoa A3) Việc quá tải bệnh nhân ở các bệnh viện tuyến trung ương là rất phổ biện, đặc biệt là tại bệnh viện Nhi. Bởi đây là bệnh viện tuyến cuối và đối tượng trẻ em sức khỏe dễ bị ảnh hưởng, vào những thời kỳ cao điểm, dịch bệnh thì số lượng lại càng nhiều. Với số lượng lớn, quá tải trong khi nhân viên y tế phải làm việc hết công suất sẽ không thể nào đáp ứng được hết nhu cầu, quan tâm đến tốt đến từng bệnh nhân.
thêm ắt nhất 1 đến 2 người nhà đi theo vì vậy việc họ không nắm bắt được quy trình thủ tục trong bệnh viện, lo lắng cho con cái khiến cho các nhân viên y tế gặp nhiều khó khăn trong khi làm việc, không trả lời hết những thắc mắc cho người nhà bệnh nhân, thậm chắ nhiều người trả lời rồi nhưng không có thời gian giải thắch họ cũng không hiểu đượcỢ
(PVS, Nữ, Điều dưỡng trưởng khoa A4) Chắnh bản thân người nhà bệnh nhân cũng gặp khó khăn khi không được sự hướng dẫn, càng làm cho đội ngũ nhân viên y tế áp lực công việc, dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng. Do đó các nhân viên y tế cũng rất mong muốn nhận được sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên CTXH trong bệnh viện nhằm giúp đỡ họ thực hiện tốt nhiệm vụ trong chăm sóc bệnh nhân. Các nhân viên y tế được phỏng vấn cho biết họ mong muốn nhận được sự trợ giúp của nhân viên CTXH giúp giảm áp lực công việc bằng việc hướng dẫn người nhà bệnh nhân các quy trình thủ tục khi nhập viện cho bệnh nhi; Động viên tinh thần cho các nhân viên y tế; Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
ỘSự có mặt của nhân viên CTXH hàng ngày giúp đỡ chúng tôi trong việc hướng dẫn người nhà bệnh nhân làm các thủ tục khi vào viện, ra viện, khám chữa bệnh, hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân. Giúp giảm áp lực công việc thì quá là điều tốt, nếu vậy sẽ giảm được căng thẳng cho nhân viên y tế và nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh lên rất nhiềuẦỢ
(PVS, Nữ, Điều dưỡng trưởng, khoa A5) Nhân viên y tế mong muốn các nhân viên CTXH tại bệnh viện không chỉ đóng vai trò là người trợ giúp đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mà còn có vai trò trong việc trợ giúp các nhân viên y tế trong việc giảm bớt căng thẳng trong điều trị cho bệnh nhân. Về mặt tâm lý, nhân viên CTXH sẽ là người hỗ trợ thầy thuốc giảm bớt áp lực công việc cũng như nâng cao hiệu quả điều trị. Với áp lực công việc nặng nề dẫn đến ảnh
hưởng không nhỏ tới quá trình khám, chữa bệnh cho nhân dân, nếu có sự tham gia của nhân viên CTXH hoặc cán bộ y tế được trang bị tốt kỹ năng CTXH sẽ làm tăng sự hài lòng của người bệnh, khiến họ tuân thủ điều trị và chất lượng khám chữa bệnh sẽ được tăng lên. Nhân viên CTXH sẽ là trung gian giữa chắnh đội ngũ nhân viên y tế trong việc xúc tiến thông tin và hợp tác giữa các thành viên nhóm chăm sóc y tế; hợp tác với cán bộ y tế điều trị trong việc cung cấp dịch vụ đảm bảo sử dụng tối đa kỹ năng và kiến thức của mỗi nhóm viên; cùng các đồng nghiệp có nghề nghiệp