7. Kết cấu của luận văn
2.3. Phƣơng hƣớng và giải pháp đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở
2.3.1. Phương hướng cơ bản
Chất lượng giáo dục luôn được xác định là vấn đề sống còn của trường Đại học Lâm nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, công tác đổi mới phương pháp giảng dạy đã được xác định là khâu then chốt. Vì vậy, trong những năm qua, việc đổi mới phương
pháp giảng dạy được nhà trường quan tâm sâu sắc và đã tiến hành thường xuyên, liên tục với mức độ khác nhau. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì công tác đổi mới phương pháp giảng dạy vẫn còn những hạn chế cần dần dần khắc phục. Để công tác đổi mới phương pháp giảng dạy ngày càng chất lượng và hiệu quả, cần thực hiện theo phương hướng sau đây:
Một là, vận dụng một các linh hoạt, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục nói chung và PPGD nói riêng phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của nhà trường. Đối chiếu so sánh triết lý giáo dục Việt Nam của Hồ Chí Minh và triết lý giáo dục của thế giới trong thế kỷ XXI mà UNESCO khuyến nghị năm 1996 chúng ta đều thấy có những điểm tương đồng với nhau. Điều này khẳng định tính hiện đại của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay của nhà trường cần phải quán triệt và vận dụng tư tưởng của Người về giáo dục một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, đồng thời nghiên cứu và học tập kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy của nhà giáo dục vĩ đại - Hồ Chí Minh.
Hai là, quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách giáo dục của Đảng,
của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học theo tinh thần của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Đây là sự tiếp tục khẳng định quan điểm của Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn cốt lõi, cấp thiết, từ tư duy, quan điểm đến mục tiêu, hệ thống, chương trình giáo dục, các chính sách, cơ chế và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục:
Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học v.v..
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số: 14 2005 NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học
Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ: giải quyết tốt
mối quan hệ về khối lượng kiến thức và thời lượng học tập giữa các môn giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả đào tạo của từng môn học. Đổi mới nội dung đào tạo, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nghề nghiệp trong xã hội, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng lĩnh vực, tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới v.v… Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet. Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước...
Tóm lại, quan điểm Hồ Chí Minh về PPGD; quan điểm, đường lối, chính sách phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo là định hướng cơ bản để trường đại học Lâm nghiệp vận dụng linh hoạt vào công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường để đạt hiệu quả, chất lượng cao.