Quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Đại học Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp giáo dục của hồ chí minh ở trường đại học lâm nghiệp việt nam hiện nay (Trang 60 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng công tác đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở trƣờng Đạ

2.2.1. Quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Đại học Lâm

nghiệp Việt Nam từ năm 2013 đến nay

Để thực hiện được sứ mạng của Nhà trường, một trong những giải pháp quan trọng, quyết định trực tiếp đến nâng cao chất lượng giáo dục được được

nhà trường xác định là đổi mới phương pháp giảng dạy của GV theo hướng

lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tự chủ, độc lập, sáng tạo của SV,

gắn lý luận với thực hành, nâng cao kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho SV nhằm trang bị cho SV tri thức, kỹ năng cơ bản cần thiết để có thể đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động.

Phương pháp giảng dạy có mối quan hệ thống nhất biện chứng với các thành tố của quá trình dạy học. Nhận thức được điều này trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy của GV, nhà trường đã tập trung tiến hành triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để cải tiến, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; nâng cao chất lượng đội ngũ GV; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo; đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV v.v.. và đã đặt được một số thành tựu đáng kể:

Trước hết, thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy: Ban

Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy được thành lập theo Quyết định số 3342 QĐ-ĐHLN-TCCB ngày 02/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp. Ban chỉ đạo gồm 2 cấp: cấp trường và cấp Khoa/ Viện:

Ban chỉ đạo cấp Trường do Hiệu trưởng làm Trưởng ban và một số tiểu ban giúp việc theo nhóm ngành để chỉ đạo hoạt động chung toàn trường.

Ban chỉ đạo cấp Khoa/Viện do Trưởng các Khoa/ Viện làm Trưởng ban, các thành viên là Phó các Khoa/ Viện và Trưởng các bộ môn.

Mỗi cấp sẽ có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhưng được phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo nên hiệu quả của công tác đổi mới phương pháp giảng dạy.

Hai là, về nội dung, chương trình đào tạo; công tác biên soạn giáo

trình, tập bài giảng

Công tác rà soát, cập nhật, sửa đổi nội dung, chương trình đào tạo đã được nhà trường tiến hành thường xuyên hàng năm. Công tác biên soạn giáo trình, tập bài giảng và tài liệu giảng dạy được đẩy mạnh và đã đạt được một số kết quả nhất định.

Trong năm 2013, nhà trường đã tiến hành rà soát lại chương trình khung cho 19 ngành đào tạo bậc đại học áp dụng từ K58. Những chương trình này đã được thiết kế theo hướng chú trọng đào tạo kiến thức và kỹ năng cho người học, gắn lý thuyết với thực hành.

Trong năm 2014, nhà trường đã xuất bản được 35 tài liệu, bao gồm: 07 giáo trình, 24 tập bài giảng, 04 sách tham khảo. Hoàn thành 85% kế hoạch.

Tháng 5 2015, đã tổ chức khóa tập huấn về đánh giá chương trình đào tạo theo chuẩn AUN cho 98 GV, cán bộ viên chức toàn trường. Triển khai thực hiện nghiệm thu 84 giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo (trong đó có: 24 giáo trình, 50 tập bài giảng, 10 tài liệu tham khảo).

Năm 2016, nhà trường đã triển khai và hoàn thành việc rà soát, cập nhật, sửa đổi 17 chương trình đào tạo hệ chính quy trong toàn trường. Tổ chức nghiệm thu 14 giáo trình, 41 tập bài giảng, 03 tài liệu tham khảo và 2 tài liệu hướng dẫn thực tập, thí nghiệm thực hành (đạt 60.5% chỉ tiêu kế hoạch).

Năm học 2017, nhà trường đã tiến hành rà soát, cập nhật, sửa đổi chương trình đào tạo cho 22 ngành hệ chính quy. Nghiệm thu và xuất bản 8 giáo trình, tài liệu tham khảo, 32 tập bài giảng; ngoài ra 22 giáo trình, tài liệu tham khảo, 61 tập bài giảng đang được biên soạn và dự kiến nghiệm thu vào tháng 12 năm 2017.

Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ GV

Xây dựng và phát triển đội ngũ GV được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Trong những năm qua, đội ngũ GV được từng bước xây dựng theo hướng chuẩn hóa, số lượng và chất lượng tăng lên đáng kể, cụ thể: năm học 2013 - 2014 chỉ có 375 GV, tỷ lệ GV cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên là 64,27% [18, tr.23], đến năm học 2017 - 2018 số GV là 433 GV, tỷ lệ cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên là 83,3% [23, tr.37]. Bên cạnh đó, nhà trường cũng ra các văn bản về quy chế tuyển dụng cán bộ, GV; quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, GV v.v.. nhằm làm cho đội ngũ GV phải không ngừng học tập, nâng cao

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ GV nhà trường.

Tổ chức các buổi Hội nghị, Hội thảo, các lớp tập huấn về phương pháp giảng dạy cho GV: Hội nghị đổi mới thực hành, thực tập trong đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ (2014), hội thảo đổi mới phương pháp dạy đại học cho toàn thể GV của nhà trường (2016).

Nhà trường thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn phương pháp luận

giảng dạy thực hành, thực tập cho các GV trong khoa/ viện của nhà trường

nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy thực hành, thực tập cho các Khoa/ Viện nói riêng và công tác giảng dạy của Nhà trường nói chung.

Bên cạnh đó, Nhà trường còn quan tâm đến đổi mới phương pháp giảng dạy của một số môn học như Tiếng Anh, các môn học về Biến đổi khí hậu.

Bốn là, về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ quá trình đào tạo,

nghiên cứu khoa học: nhà trường quan tâm đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, xây

dựng mới nhiều phòng học, phòng thí nghiệm, nhất là các xưởng thực tập, thực hành. Năm học 2013 - 2014 diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo của nhà trường (cơ sở chính) là 66.225m2 [18, tr.22], thì đến năm học 2017 - 2018 con số này đã tăng lên với tổng diện tích là 96.115m2, trong đó số xưởng thực tập, thực hành tăng từ 4 lên đến 15 phòng, diện tích từ 2.346m2 lên tới 6.241m2 gấp 3 lần so với năm học 2013 – 2014 [23, tr.22]. Bên cạnh đó, nhà trường còn đầu tư sửa chữa, mua sắm mới một số máy chiếu projecter, mua sắm mới một số thiết bị, vật tư cho các phòng thí nghiệm, thực hành, v.v... Đây là một nỗ lực lớn của nhà trường để nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khách quan đặt ra.

Năm là, về kiểm tra, đánh giá kết quá học tập của SV: Quy chế kiểm

tra, đánh giá kết quả học tập của SV hiện nay đã được cải tiến, hoàn thiện về quy trình ra đề thi, chấm thi, quản lý điểm, đổi mới hình thức thi một số môn

theo hình thức vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập lớn, qua đó góp phần đánh giá SV thực chất, toàn diện hơn, giúp phát triển các kỹ năng cần thiết cho SV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp giáo dục của hồ chí minh ở trường đại học lâm nghiệp việt nam hiện nay (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)