Vài nét khái quát về trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp giáo dục của hồ chí minh ở trường đại học lâm nghiệp việt nam hiện nay (Trang 51 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Vài nét khái quát về trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

* Về quá trình hình thành và phát triển:

Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (sau đây gọi là trường Đại học Lâm nghiệp) được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1964 theo Quyết định số 127 CP ngày 19 8 1964 của Hội đồng Chính phủ.

Giai đoạn từ 1964 đến 1984: trường đặt trụ sở tại khu sơ tán Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Giai đoạn này trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực bậc đại học cho ngành Lâm nghiệp, toàn trường có 03 khoa, đào tạo 04 ngành học trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

Giai đoạn 1984 đến nay, Trường có trụ sở tại thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà nội. Trong giai đoạn này, Nhà trường đã thực hiện chiến lược phát triển thành trường đại học đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực để đáp ứng nhu cầu nhân lực và giải quyết các nhiệm vụ khoa học công nghệ của đất nước.

Năm 2008 Trường thành lập Cơ sở 2 đặt tại thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai.

*Về các chương trình đào tạo: Nhà trường là cơ sở đào tạo đa ngành,

đa lĩnh vực. Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 36 chương trình đào tạo bậc đại học, trong đó có 5 chương trình chất lượng cao đào tạo bằng tiếng Anh:

Chương trình đào tạo bằng tiếng Anh 13 Kinh tế

1 Quản lý tài nguyên thiên nhiên 14 Kinh tế Nông nghiệp

2 Công nghệ sinh học 15 Quản trị kinh doanh

3 Lâm nghiệp 16 Hệ thống thông tin

4 Kỹ thuật cơ khí 17 Công tác xã hội

5 Công nghệ chế biến lâm sản 18 Quản trị kinh doanh du lịch và lữ hành

Chương trình đào tạo bằng tiếng Việt 19 Kỹ thuật công trình xây dựng

1 Quản lý tài nguyên thiên nhiên 20 Công nghệ kỹ thuật ô tô

2 Khoa học môi trường 21 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

3 Quản lý tài nguyên và Môi trường

22 Kỹ thuật cơ khí (Công nghệ chế tạo máy)

4 Quản lý tài nguyên rừng 23 Công thôn

5 Bảo vệ thực vật 24 Thiết kế công nghiệp

6 Công nghệ sinh học 25 Thiết kế nội thất

7 Thú ý 26 Kiến trúc cảnh quan

8 Chăn nuôi 27 Lâm nghiệp đô thị

9 Quản lý đất đai 29 Công nghệ chế biến lâm sản (Công nghệ gỗ)

10 Khoa học cây trồng 30 Công nghệ vật liệu

11 Khuyến nông 31 Lâm sinh

Đào tạo sau đại học: Nhà trường đào tạo 10 ngành học bậc thạc sĩ và 06 ngành học bậc tiến sĩ:

Chƣơng trình đào bậc thạc sĩ Chƣơng trình đào tạo bậc tiến sĩ

1 Lâm học 1 Lâm sinh

2 Công nghệ chế biến Lâm sản 2 Điều tra và Quy hoạch rừng 3 Kỹ thuật cơ khí 3 Kỹ thuật cơ khí

4 Quản lý tài nguyên rừng 4 Kỹ thuật chế biến Lâm sản 5 Kinh tế nông nghiệp 5 Kinh tế nông nghiệp

6 Khoa học môi trường 6 Quản lý tài nguyên rừng 7 Quản lý kinh tế

8 Công nghệ sinh học 9 Mỹ thuật ứng dụng 10 Quản lý đất đai

* Về đội ngũ cán bộ, GV: Đối với một trường đại học, đội ngũ GV là

nhân tố quyết định trực tiếp tới chất lượng đào tạo của trường đại học. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ GV được xem là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Hiện nay, trường Đại học Lâm nghiệp có tổng số GV ở cơ sở 1 là 433 GV, trong đó có: 6 Giáo sư, 22 Phó Giáo sư, 104 Tiến sĩ, 252 Thạc sĩ và 77 có trình độ đại học [23, tr.37]. Về cơ bản, đội ngũ GV của nhà trường được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có đạo đức nhà giáo, tâm huyết với nghề, đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.

* Về đặc điểm của SV: SV là những học sinh đã tốt nghiệp phổ thông

trung học và đạt các tiêu chí xét tuyển của nhà trường. Trường đại học Lâm nghiệp xét tuyển đại học theo hai phương thức: điểm thi THPT quốc gia và theo kết quả học tập bậc THPT. Chất lượng đầu vào của trường đại học Lâm nghiệp khá thấp, trung bình từ 13 điểm trở lên đối với các thí sinh thi THPT quốc gia.

Bảng 2.1: Thống kê khu vực tuyển sinh của trường Đại học Lâm nghiệp Khu vực K58 (sv) K59 (sv) K60 (sv) K61 (sv) K62 (sv) Tổng (sv) % 1 1491 1298 840 372 349 4350 44,13 2 394 766 458 340 312 2270 23,03 2NT 1653 730 337 101 120 2941 29,84 3 88 95 42 38 33 296 3 Tổng 3626 2889 1677 851 814 9857 100

(Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường đại học Lâm nghiệp)

Theo bảng số liệu thống kê khu vực tuyển sinh của trường đại học Lâm nghiệp trên đây cho thấy đa số người học đến từ những vùng khó khăn như: vùng dân tộc và miền núi chiếm 44,13%, vùng nông thôn chiếm 29,84% trong tổng số SV toàn trường.

* Về cơ sở vật chất, kỹ thuật: Trường Đại học Lâm nghiệp cơ sở vật

chất, trang thiết bị khá hiện đại, phục vụ đắc lực cho hoạt động đào tạo của nhà trường. Trong tổng diện tích 1.706.740m2 của nhà trường ở cơ sở 1, có 35.517m2 tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường, giảng đường có 70 phòng học các loại, hầu hết các phòng đã được trang bị máy chiếu đa năng projecter (11.716 m2), 6 phòng học máy tính (674

m2), 70 phòng thí nghiệm (5.582m2), 15 xưởng thực tập, thực hành (6.241

m2), thư viện 2.200 m2 với 3 phòng đọc, 328 chỗ ngồi đọc, 66 máy tính phục vụ người học, số lượng đầu sách, tạp chí, kể cả e-book, cơ sở dữ liệu điện tử trong thư viện là 29.678 v.v… [23, tr.22]

* Về hợp tác quốc tế: Nhà trường không ngừng thúc đẩy, củng cố và

mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với trên 50 trường đại học, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế ở nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Phần Lan, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, CHDCND

Lào, Campuchia, Philippin, Úc, Canada, v.v.. và nhiều tổ chức quốc tế trên thế giới như: JICA, FAO, UNDP, IUCN, WB, WWF, v.v…

* Một số kết quả đạt được:

Cho đến nay, Nhà trường đã đào tạo được hơn 70 tiến sĩ, trên 3.000 thạc sĩ và trên 40.000 kỹ sư và cử nhân. Các cán bộ tốt nghiệp từ trường Đại học Lâm nghiệp đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển ngành, phát triển toàn diện kinh tế xã hội trên địa bàn cả nước, trong đó có nhiều đồng chí đã và đang đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt của Đảng và Nhà nước từ Trung ương tới các địa phương. Ngoài ra, Nhà trường còn đào tạo trên 300 kỹ sư, thạc sĩ cho các nước bạn: CHDCND Lào và Campuchia.

Với những thành tựu đã đạt được, trường Đại học Lâm nghiệp đã được tặng nhiều danh hiệu cao quý: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2009; Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2014; Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1989; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2006 cho Cơ sở 2, v.v... Trường cũng được Nhà nước CHNDND Lào tặng: Huân chương Tự do năm 1984; Huân chương Hữu nghị năm 2000. Trường còn được tặng cờ thi đua và nhiều Bằng khen của các Bộ, Ban, Ngành, các đơn vị hành chính tỉnh, huyện v.v..

Năm 2017, trường Đại học Lâm nghiệp tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục và đã đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành với tỷ lệ các tiêu chí đạt yêu cầu là 86,9%. Đây là thành tựu vô cùng quan trọng, thể hiện nhà trường đã đạt được những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục - là vấn đề sống còn của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp giáo dục của hồ chí minh ở trường đại học lâm nghiệp việt nam hiện nay (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)