Giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh về PPGD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp giáo dục của hồ chí minh ở trường đại học lâm nghiệp việt nam hiện nay (Trang 43 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh về PPGD

Hiện nay, khi nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI trong xu thế của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, của kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, thì vấn đề con người đã được đặt ra ở tầm cao mới. Con người được coi là vốn quý nhất, sự phát triển nguồn nhân lực con người được coi là cuộc cách mạng trong bối cảnh thế giới đang biến động mạnh mẽ, cùng hợp tác, cùng cạnh tranh. Vì vậy, giáo dục có một vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của đất nước, trong đó vấn đề xây dựng nền giáo dục dân chủ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Những kiến giải của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung và PPGD nói riêng đã trở thành tài sản quý báu của dân tộc, là ngọn hải đăng soi đường cho sự nghiệp trồng người của Đảng và Nhà nước ta; là cơ sở lý luận cho Đảng ta từng bước đưa ra đường lối xây dựng và đổi mới giáo dục, nhất là đổi mới PPGD trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay:

Ngay từ Đại hội VIII, Đảng đã đưa ra quan điểm: Xác định rõ hơn mục tiêu, thiết kế nội dung, chương trình, đổi mới PPGD, đào tạo, lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại... Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình đào tạo; phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp.

Đại hội IX - đại hội Đảng đầu tiên trong thế kỷ XXI, Đảng đã xác định: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, SV, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, v.v.. thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội”.

Tại Đại hội X, Đảng chủ trương: Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao:

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPGD, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều. Cải tiến nội dung và phương pháp thi cử nhằm đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri thức, khả năng học tập. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam; tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới.

Tại Đại hội XI, Đảng khẳng định: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo:

Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách

mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.

Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ.

Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo.

Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.

Đến Đại hội XII, Đảng tiếp tục khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động.

Ngoài ra, quan điểm Hồ Chí Minh về PPGD là cơ sở khoa học cho việc định hướng xây dựng triết lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay:

Triết lý giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO đưa ra năm 1996 đã nêu bốn mục tiêu: Học để biết - Học để làm - Học để cùng chung sống - Học để

làm người (sau đổi lại là học để sáng tạo). Vậy mà từ năm 1949, Hồ Chí Minh

ghi vào sổ vàng của trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, Người đã đề ra ba mục tiêu, trong đó có hai mục tiêu phù hợp với tư duy giáo dục thế kỷ XXI: Học

để làm việc, học để làm người. Điều này cho thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về

giáo dục vượt trước thời đại, không chỉ có giá trị đối với nền giáo dục Việt Nam, mà còn có giá trị đối với giáo dục thế giới:

Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan niệm rất mới, rất hiện đại về cách học. Người yêu cầu: phải biết tự giác, tự động học tập, phải lấy tự học làm cốt, do thảo luận và chỉ đạo góp vào. Như vậy, trên thực tế, Người đã

chủ trương giáo dục phải bắt đầu từ người học, “lấy người học làm trung tâm”, người học phải tích cực, chủ động trong học tập, sau đó tiến hành thảo luận tập thể (xêmina) rồi kết hợp với bổ sung, nâng cao thêm của GV mà hoàn thiện nhận thức của mình. Đây là cách học phổ biến đang được áp dụng ở nhiều trường trong nước và trên thế giới.

Người nhấn mạnh: phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi: “vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Hồ Chí Minh là người khuyến khích tự do tư tưởng: đối với mọi vấn đề, mọi người được tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ v.v.. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Những quan điểm này của Người có sự tương đồng với “giáo dục khai phóng” hiện nay. Giáo dục Việt Nam và thế giới đều hướng tới “khai phóng” người học, tạo mọi điều kiện để người học có thể tự do bày tỏ quan điểm, đồng thời phát huy năng lực sáng tạo của mình. Tại Việt Nam, đến nay khái niệm “giáo dục khai phóng” đã xuất hiện trong khẩu hiệu của một số trường đại học. Môi trường đại học phải là nơi nuôi dưỡng và kích thích tự do sáng tạo, thực sự dân chủ trong dạy học, tăng cường đối thoại, thảo luận, tranh luận về học thuật, chuyên môn và tư tưởng. Đó là cơ sở để SV phát huy khả năng sáng tạo, tư duy khoa học và phát triển năng lực của họ với tư cách chủ thể chứ không chỉ là đối tượng giáo dục. Giáo dục đại học, đặc biệt là giảng dạy đại học phải làm cho SV sớm nảy nở nhu cầu tự giáo dục, tự đào tạo. Muốn vậy,

giáo dục đại học phải đặc biệt chú trọng giáo dục phương pháp, cách tiếp cận tri thức và giải quyết các vấn đề một cách khoa học, lôgic, là cơ sở để

Triết lý “học suốt đời”, “học không bao giờ là cùng”, “học mãi để tiến

bộ mãi” của Người đã được đưa ra sớm hơn triết lý giáo dục cho thế kỷ XXI

của UNESCO đến năm 1996 mới đề ra khẩu hiệu “Học suốt đời”. Điều này nhằm khẳng định: nhiều nội dung trong quan điểm Hồ Chí Minh về PPGD vẫn đang có tính thời sự không chỉ đối với trong nước mà còn trên cả thế giới. Những quan điểm này được Người đưa ra từ rất sớm, trước cả triết lý giáo dục cho thế kỷ XXI của UNESCO hàng mấy chục năm, mới thấy quan điểm của Người về PPGD đã đi trước thời đại khá xa. Đến nạy, nó vẫn có giá trị to lớn trong việc định hướng xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam.

Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, nước ta đã xây dựng một nền giáo dục mới, thực hiện phong trào Bình dân học vụ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đẩy lùi giặc dốt. Nước ta đã đi qua ba cuộc cải cách, đổi mới giáo dục: Lần 1 (năm 1950) nhằm xây dựng một nền giáo dục của dân, vì dân; lần 2 (năm 1956) nhằm hướng tới đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên trở thành những công dân tốt, có tài đức; lần 3 (năm 1981) tiến hành đồng bộ cả về hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học. Mỗi cuộc đổi mới đều có nội dung, tính chất phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới, góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Ngày nay, trong xu hướng phát triển kinh tế tri thức, Việt Nam càng coi trọng giáo dục, khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu để sáng tạo ra hệ thống giá trị hiện đại, mới mẻ, làm nguồn lực thúc đẩy và phát triển kinh tế-xã hội. Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta lãnh đạo đổi mới toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo nên lĩnh vực này càng được toàn dân quan tâm. Giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra số liệu thống kê về giáo dục Việt Nam năm học 2016 - 2017, dưới đây là những con số cụ thể:

Hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân.

Tính đến năm 2017, cả nước có 14.991 trường mầm non, 15.052 trường tiểu học, 10.155 trường THCS, 2.391 trường THPT và 235 trường đại học.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục tăng nhanh về số lượng, trình độ đào tạo được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Số lượng GV các cấp (thống kê năm 2017): mầm non có 316.616 GV, tiểu học có 397.098 GV, THCS có 308.615 GV, THPT có 150.721 GV, đại học có 72.792 GV (trong đó có 3.317 giáo sư, 4.113 phó giáo sư, 11.827 tiến sĩ, 43.065 thạc sĩ, 12.507 đại học, cao đẳng).

Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Trong báo cáo “Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển công bằng ở Đông Á - Thái Bình Dương”, năm 2018 của Ngân hàng Thế giới đã khẳng định 7 trong số 10 hệ thống giáo dục đổi mới hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc. Trong 05 năm trở lại đây, thành tích của các đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic quốc tế và khu vực liên tục duy trì ở mức cao. Đặc biệt, năm 2018 đội tuyển Olympic quốc tế môn Sinh học đạt thành tích rất xuất sắc, có 01 học sinh đạt điểm cao nhất trong tất cả thí sinh và đã được Ban tổ chức vinh danh là Người chiến thắng. Giai đoạn 2012 - 2018, các đoàn học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi Intel ISEF được tổ chức tại Hoa Kỳ với sự tham dự của trên 100 nước trên thế giới đã đạt được 22 giải các loại. Đặc biệt, trong năm 2017, Việt Nam là 1 trong 5 nước có giải thưởng nhiều nhất của cuộc thi.

Cơ sở vật chất - kĩ thuật của hệ thống giáo dục và đào tạo được tăng thêm và từng bước hiện đại hoá. Với nhận thức rằng, chính sách giáo dục, đào tạo cùng với chính sách khoa học, công nghệ là hai chính sách quốc gia cần được ưu tiên cao nhất để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn. Trong những năm qua, lĩnh vực giáo dục, đào tạo được ưu tiên đầu tư

nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước. Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP. Đây là mức rất cao so với nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam rất nhiều.

Những thành tựu của giáo dục Việt Nam nêu trên bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc, sự quan tâm chăm lo sự nghiệp giáo dục của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục… và quan trọng nhất là do đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng về giáo dục - đào tạo. Đường lối ấy được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Điều này chứng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung và PPGD nói riêng có giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn, tiếp tục soi đường cho chúng ta xây dựng và phát triển giáo dục - đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tiểu kết chƣơng 1:

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại và là người đặt nền móng, xây dựng nền giáo dục dân chủ mới cho nước ta. Tư tưởng của Người về giáo dục là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của giáo dục Việt Nam, từ giáo dục dân chủ nhân dân tiến lên giáo dục xã hội chủ nghĩa. Đó là quan điểm về vị trí, vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương châm, PPGD v.v… có giá trị to lớn trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà. Đứng trước yêu cầu của thời đại, đòi hỏi phải đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt lên vai các cơ sở giáo dục đại học một trọng trách vô cùng lớn. Để thực hiện được trọng trách mà dân tộc giao phó, đòi hỏi các trường đại học phải tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động. Và một trong những biện pháp

then chốt thường được các trường đại học đặt lên hàng đầu đó chính là đổi

mới phương pháp giảng dạy, trường Đại học Lâm nghiệp cũng không ngoại

lệ. Việc quán triệt, nghiên cứu, học tập và vận dụng sáng tạo quan điểm Hồ Chí Minh về PPGD vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Đại học Lâm nghiệp hiện nay được xem là một phương hướng cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nhà trường

Chƣơng 2:

VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Yêu cầu của việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp giáo dục của hồ chí minh ở trường đại học lâm nghiệp việt nam hiện nay (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)