Những vấn đề đặt ra trong công tác đổi mới phương pháp giảng dạy ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp giáo dục của hồ chí minh ở trường đại học lâm nghiệp việt nam hiện nay (Trang 77 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng công tác đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở trƣờng Đạ

2.2.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác đổi mới phương pháp giảng dạy ở

ở trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam hiện nay

Công tác đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Đại học Lâm nghiệp tuy đã được nhà trường triển khai thường xuyên với nhiều mực độ khác nhau, nhưng vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần giải quyết trong giai đoạn hiện nay:

Một là, phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy của GV đã có

những thay đổi theo hướng tích cực. Trên thực tế vẫn còn một số bất cập như: - Một số GV vẫn tập trung thuyết trình, nặng về truyền thụ kiến thức cụ thể cho SV mà chưa nhấn mạnh vào việc học ở cấp độ cao như: phân tích, tổng hợp, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề v.v..

- Nhiều GV chưa kết hợp các phương pháp dạy học tích cực để khơi gợi tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của SV đối với môn học, do đó chưa khơi dậy được niềm say mê, tích cực học tập cho SV.

- Một số GV vẫn còn lệ thuộc vào bài giảng điện tử. Bài giảng điện tử khá đơn điệu, chủ yếu vẫn là các slide đầy chữ, chưa hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ, mô hình để SV dễ hiểu, dễ nhớ.

Hai là, phương pháp học tập của SV còn một số vấn đề hạn chế:

- Phần lớn SV chưa có mục đích, động cơ học tập rõ ràng, chưa tích cực, chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu từ các nguồn tài liệu khác để tích lũy tri thức cho bản thân. Đa số SV vẫn học theo lối thụ động, tiếp thu một chiều, chưa tích cực tham gia vào quá trình học tập trên lớp.

- Các kỹ năng cơ bản như: đọc hiểu, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức v.v.. của SV còn khá yếu.

- Các phương pháp học tập tích cực ở SV còn hạn chế như: Phương pháp làm việc nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, các kỹ năng mềm v.v..

- Nội dung, chương trình giảng dạy: tuy đã được nhà trường tổ chức sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới gắn với thực tiễn. Song phần lớn chương trình học hiện nay vẫn nặng về lý thuyết, kết cấu nội dung chương trình chưa có sự điều chỉnh phù hợp về tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức đại cương với kiến thức chuyên ngành, chưa cập nhật được những nội dung mang tính hiện đại.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV:

Nội dung kiểm tra: chủ yếu vẫn nhằm vào tái hiện tri thức, chỉ đòi hỏi SV học ở mức độ thấp - học thuộc lòng những kiến thức có trong sách vở mà ít chú ý đến năng lực tư duy, phương pháp tiếp nhận tri thức và giải quyết vấn đề của SV.

Hình thức kiểm tra, đánh giá: ở một số môn, nhất là các môn cơ bản khá đơn điệu dẫn đến tình trạng SV học theo bài mẫu, không phát huy được tính độc lập, sức sáng tạo của SV.

Trong đánh giá bài kiểm tra, bài thi vẫn còn tình trạng GV chỉ quan tâm lấy kiến thức của thầy cô dạy làm chuẩn, ít tôn trọng tính sáng tạo của SV. Nhiều GV đánh giá SV theo cảm tính. Do đó, năng lực của SV chưa được phản ánh một cách trung thực, khách quan.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bịphục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học tuy đã được nhà trường quan tâm đầu tư nhưng chất lượng chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy SV làm trọng tâm, phát huy tính tự chủ, chủ động, sáng tạo của SV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp giáo dục của hồ chí minh ở trường đại học lâm nghiệp việt nam hiện nay (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)