Các phương pháp giáo dục cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp giáo dục của hồ chí minh ở trường đại học lâm nghiệp việt nam hiện nay (Trang 33 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về PPGD

1.2.2. Các phương pháp giáo dục cụ thể

1.2.2.1. Phương pháp dạy học phát triển trí tuệ, tính chủ động, độc lập, sáng tạo và tích cực của người học

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần bày tỏ quan điểm chống lại cách dạy, cách học không hướng vào sự phát triển của người học, không kích thích, phát huy sự suy nghĩ trong học tập. Đối với người dạy, Hồ Chí Minh chỉ thị: phải tuyệt đối tránh nhồi sọ; đối với người học, Người khuyên: không nên học từng câu, từng chữ, việc cần phải tránh là thiếu sự chủ động và độc lập trong học tập “tuyệt đối không nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều”.

Về việc học, Người khuyên “phải đào sâu suy nghĩ”, “phải chín chắn kỹ càng, mạnh dạn đề xuất vấn đề và thảo luận cho thông suốt vỡ lẽ”. Người căn dặn: phải thường xuyên đặt câu hỏi “vì sao” đối với bất cứ điều gì.

Phải biết dạy từ dễ đến khó, biết kết hợp học tập với vui chơi, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: giáo dục cũng phải tuân theo hoàn cảnh, điều kiện cụ

thể, phải ra sức làm nhưng làm phải có kế hoạch, phải dần dần từng bước, không được vội vã. Giáo dục thế hệ trẻ cũng phải thiết thực, nói được, làm được, việc gì cũng phải từ nhỏ đến to, từ dần dần đến khó, từ thấp đến cao.

Để đảm bảo tính vừa sức, theo Người, giáo dục phải căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng cụ thể, vì trình độ người học không giống nhau. Do đó, cần phải xây dựng tài liệu phù hợp với từng đối tượng, nếu tài liệu không phù hợp thì việc học không đem lại hiệu quả cao. Đây là vấn đề mà ngành giáo dục rất chú trọng trong những năm qua, bởi vì không phải là dạy được cái gì mà phải dạy những cái gì người học cần. Muốn vậy, phải căn cứ vào nhu cầu người học để từ đó có chương trình dạy phù hợp với từng đối tượng.

Về cách dạy, Người khuyên cách dạy phải nhẹ nhàng, vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ như người lớn, phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe cho các cháu. Người dạy thiếu nhi: tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình nhưng vẫn cần có tính hướng đích cao của việc học. Học để tham gia kháng chiến. Học để giữ gìn hòa bình. Học và chơi là hai nhu cầu của tuổi trẻ. Giáo dục thế hệ trẻ phải thực hành phương pháp đáp ứng với những yêu cầu đó thì giáo dục mới hiệu quả.

Phương pháp này đã và đang được sử dụng khá phổ biến trong giáo dục hiện đại. Người không chỉ quan tâm tới những vấn đề to lớn của cách mạng, mà Người cũng đặc biệt quan tâm đến việc làm thế nào để dạy và học có hiệu quả. Việc sử dụng tốt phương pháp này sẽ tránh được lối học thụ động, học vẹt, học một chiều đang diễn ra tương đối phổ biến trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay, đồng thời có thể khơi dậy và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình học. Vì vậy, phương pháp này được xem là một trong những phương pháp đặc biệt quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của nền giáo dục Việt Nam.

1.2.2.2. Phương pháp giáo dục phù hợp với nhu cầu của đối tượng giáo dục, hướng tới xây dựng mối quan hệ nhân ái, dân chủ giữa thầy và trò

Đây là phương pháp mang đậm dấu ấn và phong cách Hồ Chí Minh, là phương pháp hướng dẫn, động viên, thuyết phục người học bằng tình cảm.

Người rất chú trọng đến phương pháp này, nó được dựa trên sự yêu thương chân thành, tôn trọng con người và ứng xử với con người một cách tinh tế.

Để thực hiện tốt phương pháp này, theo Người, thầy giáo và người tổ chức phải hiểu và nắm vững đặc điểm, tâm lý của đối tượng giáo dục. Người quan niệm: muốn làm bạn phải hiểu nhau. Nếu không hiểu nhau không thành bạn. Người tuyên truyền: không điều tra, không phân tích, không nghiên cứu, không hiểu biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì nói nấy nhất định thất bại. Kinh nghiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy: muốn dạy học, giáo dục học sinh thành công thì điều trước tiên đối với học sinh là tạo được mối quan hệ nhân ái, giàu tình người giữa thầy và trò. Người khuyên các thầy, cô giáo muốn có được các mối quan hệ đó “phải yêu thương học sinh như những người ruột thịt của mình”.

Trong quá trình dạy học cần phải thực hành dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò phải cùng nhau trao đổi, bàn bạc, thầy phải quý trò và trò phải tôn trọng thầy. Có như vậy, thầy mới có thể lắng nghe được mọi ý kiến và tâm tư, nguyện vọng của trò, còn trò có thể bày tỏ hết những suy nghĩ của mình với thầy. Quan hệ thầy và trò ngày càng gắn bó mật thiết với nhau theo đúng nghĩa “cô giáo như mẹ hiền”.

Hồ Chí Minh yêu cầu: trong quá trình giáo dục phải căn cứ vào nhu cầu của người học. Người đưa ra ví dụ rất sinh động: giáo dục như “người làm ra hàng. Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của người tiêu thụ. Nếu người ta cần nhiều xe mà mình làm ra nhiều bình tích thì hàng ế” [54, tr. 359]. Giáo dục phải căn cứ vào trình độ văn hóa, trình độ giác ngộ, thói quen sinh hoạt, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham muốn, tình hình thiết thực của nhân dân. Cần có phương pháp tổ chức giáo dục sao cho phù hợp giữa điều kiện, hoàn cảnh giáo dục với đối tượng giáo dục. Người viết: “Công nhân, nông dân bận làm ăn, nếu dạy không hợp với người học, với làm ăn, bắt phải đến lớp có bàn có ghế là không ăn thua. Phải tùy hoàn cảnh làm ăn mà tổ chức học mới duy trì được lâu dài, mới có kết quả tốt” [58, tr. 368].

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Huấn luyện thì phải hiểu rõ người học để nâng cao khả năng và tẩy rửa khuyết điểm cho họ. Phải huấn và luyện. Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho sạch những vết xấu xa trong đầu óc” [54, tr. 359].

1.2.2.3. Phương pháp nêu gương

Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Hồ Chí Minh luôn là người đi đầu trong mọi vấn đề, từ cuộc sống đến việc làm.

Đây là một biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thống nhất giữa lời nói và việc làm. Hồ Chí Minh dạy: “mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương về cả ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hóa” [52, tr. 171].

Phương pháp này được Hồ Chí Minh khai thác từ truyền thống giáo dục của dân tộc và phát triển lên theo yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Trong giáo dục thế hệ trẻ, Người yêu cầu: ngoài tri thức cần phải có đạo đức cách mạng, thầy giáo phải làm tấm gương kiểu mẫu cho học trò từ đó đem lại hiệu quả giáo dục. Người viết: “Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt” [60, tr. 77].

Đối với học trò, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải biết học ở các thầy giáo, đồng thời phải biết học ở nhân dân, học theo những thanh niên gương mẫu trong quân đội, dân công và trong các ngành hoạt động khác.

1.2.2.4. Phương pháp giáo dục gắn với thi đua, kết hợp học tập với vui chơi

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng PPGD gắn với thi đua. Là người phát động và lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước trong quần chúng nhân dân, theo Người, phong trào thi đua là trường học thực tiễn rộng lớn để cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới, xã hội mới.

Trên thực tế, thi đua là một hoạt động có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó là động lực kích thích con người nỗ lực phấn đấu để đạt được

kết quả cao nhất trong công việc, trong học tập. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn” [63, tr. 665].

Tại lễ khai giảng trường Đại học Nhân dân Việt Nam (năm 1955), Người căn dặn các SV phải “cùng thi đua học tập, thi đua tiến bộ, xung phong công tác xã hội, để góp phần vào công cuộc đấu tranh chung của nhân dân cho hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước…, để rèn luyện thành chủ nhân xứng đáng tương lai của nước nhà” [57, tr. 267].

Trong phong trào toàn dân thi đua, người người thi đua, nhà nhà thi đua, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu giáo dục phải gắn với thi đua nhằm làm cho mọi người thêm hăng hái, động viên mọi người nỗ lực phấn đấu vươn lên giành kết quả tốt hơn trong học tập, rèn luyện, lao động sản xuất và chiến đấu. “Thầy thi đua dạy, trò thi đua học” [57, tr. 400]. Hồ Chí Minh là người phát động phong trào thi đua “Hai tốt”: dạy thật tốt và học thật tốt trong nhà trường. Người khuyên học sinh: “Các cháu nên thi đua, thi đua học tập, thi đua trong mọi việc để trở nên những nhi đồng có tổ chức, có kỷ luật, có sáng kiến, có lực lượng” [57, tr. 498]. Quá nửa số bức thư gửi thiếu niên, nhi đồng Người đều nhắc nhở, khích lệ các cháu thi đua học và hành, đồng thời chỉ dẫn cách thức thi đua: lớp này thi đua với lớp khác, trường này thi đua với trường khác, thi đua với thiếu niên, nhi đồng các nước anh em.

Trong thi đua, mỗi người đều gắng sức mang hết khả năng của mình để thực hiện nhiệm vụ, để chiến thắng người khác. Qua đó, trình độ, năng lực của họ được nâng lên, công việc cũng tiến triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, thi đua nếu bị lợi dụng sẽ không mang lại hiệu quả, nó sẽ dẫn đến hoạt động cạnh tranh không lành mạnh để chiến thắng bằng mọi giá, kể cả dùng những thủ đoạn. Người yêu cầu mọi người đều gắng sức thi đua nhưng phải thật sự tôn trọng lẫn nhau, gắn bó, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Người căn dặn: “Thi đua để đoàn kết, đoàn kết để thi đua” [60, tr. 143].

Để thi đua đạt kết quả cao, phải có tổ chức, phải có sự lãnh đạo đúng đắn làm cho phong trào thi đua mang tính định hướng và có mục đích; phải có phương hướng, kế hoạch tỉ mỉ làm sao cho mỗi nhóm tự giác tham gia với lòng nhiệt huyết, tích cực. Nội dung phải thiết thực, rõ ràng, đúng mực, gắn với nhiệm vụ tăng gia sản xuất, công việc hằng ngày và học tập. Trong lúc thi đua phải thiết thực đôn đốc, giúp đỡ các nhóm thực hiện nhiệm vụ. Sau đợt thi đua phải kiểm tra, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những tấm gương tiêu biểu, khuyến khích, động viên, giúp đỡ những người làm chưa tốt để mỗi người nỗ lực hơn, cố gắng hơn nữa.

Nói tóm lại, thi đua là đoàn kết, là hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, là học hỏi lẫn nhau để cùng tiến bộ, cùng phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm. Thi đua tạo động lực cho phát triển. Để phong trào thi đua có hiệu quả đỏi hỏi phải có tổ chức, việc tổ chức phong trào thi đua yêu nước phải thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức; thi đua phải công bằng trong đánh giá, gắn liền với việc lựa chọn, xây dựng gương điển hình và khen thưởng, vì khen thưởng là kết quả của phong trào thi đua.

Dạy học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Người GV vừa trang bị cho

người học những kiến thức khoa học, chính xác, hiện đại; vừa khơi gợi cho họ hứng thú, say mê tìm hiểu, khám phá và nhu cầu sáng tạo. Tất cả những điều đó là trí tuệ và tâm hồn, tư duy và cảm xúc. Người cho rằng, trong dạy học phải chú ý đến đặc điểm tâm lý của người học, học mà chơi, chơi mà học. Trong quá trình dạy, người GV phải có cách dạy “nhẹ nhàng và vui vẻ”, phải tạo ra sự hứng thú, niềm vui thì người học sẽ có khả năng tiếp thu nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đó là cách dạy để người học tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, tự nhiên mà không gò ép.

Hiểu đặc điểm tâm lý con người, Hồ Chí Minh yêu cầu các nhà giáo dục cần phải quan tâm đến nhu cầu vui chơi, giải trí của tuổi trẻ. Người đã đưa ra ý kiến của mình về cách dạy trẻ: đối với trẻ nhỏ thì phải vừa học vừa chơi, học mà chơi, chơi mà học. “Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui,

trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học” [54, tr. 427], không được tùy tiện áp đặt vào trẻ cách suy nghĩ, làm việc và ứng xử theo kiểu của người lớn, vì trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ. Trẻ em là một con người đang trong quá trình trưởng thành, là một thực thể xã hội, nhưng trước hết là một thực thể tự nhiên, bị chi phối bởi tính tự nhiên. Cho nên, trong giáo dục trẻ em cần tôn trọng bản chất tự nhiên đó, phải làm sao cho trẻ em có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải là khúm núm, đặt đâu ngồi đấy hoặc trở thành những “ông cụ non”.

Đối với thanh niên, Người căn dặn: “phải chuyên tâm học hành và công tác nhưng cũng cần có vui chơi”, những hoạt động vui chơi lành mạnh, có định hướng tốt sẽ có tác dụng giáo dục rất lớn. Nói chuyện tại buổi lễ khai giảng trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 19-1-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên… Trong vui chơi cũng có giáo dục. Cần có những thứ vui chơi văn hóa, thể dục có tính chất tập thể và quần chúng” [57, tr. 266]. Người khuyên nhà giáo và các đoàn thể phải biết quan tâm đến mối quan hệ giữa vui chơi với học tập, trong lúc học cần làm cho các em vui, trong lúc vui chơi cũng cần làm cho các em chăm học.

1.2.2.5. Phương pháp tự học

Trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh, tư tưởng về tự học, đặc biệt là tấm gương sáng về tự học, học suốt đời của Người là bài học vô giá đối với mỗi thế hệ chúng ta. Người đã làm giàu tri thức của mình bằng những tri thức tiên tiến nhất của thời đại, trở thành anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.

Theo Hồ Chí Minh, để tự học có hiệu quả, trước hết người học phải xác định rõ mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Trong lời khuyên đối với vấn đề tự học, việc xác định mục đích học tập được Người nhắc đến đầu tiên: “Phải biết tự động học tập”. Muốn vậy, phải hiểu rõ mấy điều: Học để làm gì?...

Học để sửa chữa tư tưởng… Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng… Học để tin tưởng… Học để hành” [54, tr. 306]. Học không phải để lấy danh, để trang sức, mà “học để làm vệc, làm người”, Học để phụng sự Đoàn thể, “giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” [54, tr. 208]. Vì vậy, còn sống còn phải học, học mãi để tiến bộ mãi, để bắt kịp với xu thế của thời đại. Người chỉ rõ sự cần thiết phải học, sự học là vô cùng vì “dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, mình tự đào thải trước” [60, tr. 266].

Khi có động cơ học tập đúng đắn, người học mới tự nguyện, tự giác học tập, tự động hoàn thành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào trong việc học tập, “xem công tác học tập cũng là một niềm vui mà người cán bộ cách mạng phải hoàn thành cho được”. Có được tinh thần tự nguyện học tập, người học mới chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp giáo dục của hồ chí minh ở trường đại học lâm nghiệp việt nam hiện nay (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)