Các phương pháp mang tính nguyên tắc trong giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp giáo dục của hồ chí minh ở trường đại học lâm nghiệp việt nam hiện nay (Trang 25 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về PPGD

1.2.1. Các phương pháp mang tính nguyên tắc trong giáo dục

Phương pháp có tính nguyên tắc cũng có ý nghĩa là quan điểm về phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh. Phương pháp đó chính là những nguyên lý giáo dục:

1.2.1.1. Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất

Đây là phương pháp nền tảng, là nguyên tắc căn bản cho việc hình thành các PPGD cụ thể khác của Người. Nó có tính chất quyết định trong việc chuyển hướng giáo dục và trở thành đặc trưng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Để hiểu được nguyên tắc này, trước hết chúng ta cần cắt nghĩa được thế nào là lý luận, thế nào là thực tiễn và mối quan hệ giữa chúng. Với lối diễn đạt bình dị, ngôn từ dễ hiểu, Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm lý luận và thực tiễn vừa ngắn gọn, vừa đầy đủ và phản ánh đúng bản chất.

Để trả lời cho câu hỏi “Lý luận là gì?”, Người nói rất ngắn ngọn, dễ hiểu: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” [59, tr.96]. Để giải thích thế nào là thực tế, Người nói: “Thực tế là các vấn đề mình phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật… Thực tế bao gồm rất rộng. Nó bao gồm kinh nghiệm công tác và tư tưởng của cá nhân, chính sách và đường lối của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và trên thế giới” [59, tr. 96].

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [59, tr. 95]. Thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo,

hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn và lý luận luôn hòa quyện, thống nhất với nhau, tác động và chi phối lẫn nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển. Điều này đã được Hồ Chí Minh đúc kết thành chân lý:

“Thực hành sinh ra hiểu biết, Hiểu biết tiến lên lý luận,

Lý luận lãnh đạo thực hành” [55, tr. 120]

Trong giáo dục, Người luôn căn dặn: “Giáo dục cũng phải theo hoàn cảnh, điều kiện. Phải ra sức làm nhưng làm vội không được... Vội thì ngã. Làm phải có kế hoạch, có từng bước” [58, tr. 345]. Đối với học sinh, SV học ở trong nhà trường chưa đủ, phải học trong cuộc sống, trong thực tiễn. Học phải đi đôi với hành. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phục vụ đoàn thể, Tổ quốc và nhân dân.

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là một nguyên tắc có tính chất phương pháp luận được vận dụng vào giáo dục. Nguyên tắc này là cơ sở nền tảng, định hướng cho việc xác định các PPGD cụ thể.

Học đi đôi với hành: Đây là phương pháp, đồng thời là phương châm

thể hiện sự thấm nhuần sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục. Nó vừa mang tính khoa học vừa có giá trị thực tiễn. Nó thể hiện sự tiến bộ vượt bậc so với nền giáo dục thực dân phong kiến. Nó khắc phục sự tách rời giữa việc học chữ với lao động chân tay, sự xa cách giữa lao động trí óc và lao động chân tay.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “học” là quá trình nhận thức chân lý khoa học. Việc học của mỗi người bao giờ cũng gắn với một động cơ nhất định. Chính động cơ học tập quyết định phương hướng, thái độ, nội dung, phương pháp học tập. Theo Người, có kiến thức là quý, nhưng chỉ thực sự quý khi

kiến thức ấy phục vụ cho dân, cho nước. Học là để “phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm nhiệm vụ người chủ nước nhà”. Trên cơ sở đó, Người yêu cầu phải học toàn diện, “học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học trong nhân dân”, “học trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng như trong việc nhỏ”.

Còn “hành” là rèn luyện để hình thành các kỹ năng lao động và hoạt động xã hội, là sự vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Trong quá trình học tập, “hành” có tính chất toàn diện với những mức độ khác nhau. Đó là sự vận dụng những hiểu biết để giải quyết bài tập, thực hành trong phòng thí nghiệm, ở vườn trường v.v.. Đó còn là sự vận dụng tri thức đã học để tổ chức cuộc sống của mình, của môi trường xung quanh mình, làm cho nó trở nên phong phú, đẹp đẽ. Đối với Người “hành”

cao nhất là hành động cách mạng, có tác dụng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội,

thông qua đó mà cải tạo bản thân mình. Qua đó, có thể nhận thấy nội dung khái niệm “học” và “hành” như Người vạch ra hòa quyện vào nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau. Trong nội dung “học”, có nội dung “hành” và ngược lại, trong nội dung “hành”, có nội dung “học”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ chúng ta muốn nâng cao năng lực thực hành theo nghề nghiệp cho người học thì công tác huấn luyện ở nhà trường phải có kế hoạch từng bước, từng môn học, từng học kỳ, từng năm học, giải quyết đồng bộ các khâu, các bước v.v..

Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất: Một nguyên tắc giáo dục quan

trọng cho học sinh trong mọi thời đại là giáo dục trong lao động và bằng lao động. Lao động sản xuất là dạng quan trọng nhất của thực hành. Lao động vừa là môi trường, vừa là phương tiện để giáo dục con người. Nhân cách con người được hình thành trong lao động và trong hoạt động xã hội. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh đã căn dặn: “phải khuyên học trò tham gia việc tăng gia sản xuất. Điều này cũng quan trọng lắm. Một là làm

cho họ biết kính trọng sự cần lao. Hai là tập cho họ quen khổ. Ba là cho họ cái chí khí tự thực kỷ lực (làm lấy mà ăn), không ăn bám xã hội. Bốn là có ích cho sức khoẻ của họ” [53, tr. 125].

Trong giáo dục, Người cũng chỉ dẫn: “Về học tập và giảng dạy, phải thực hiện tốt phương châm giáo dục kết hợp với lao động sản xuất. Về lao động, cần chú ý tổ chức cho thích hợp với lứa tuổi và sức khỏe của học sinh” [62, tr. 746]. Vì vậy, tùy theo lứa tuổi, trình độ và ngành nghề đào tạo mà các trường vận dụng quan điểm này một cách linh hoạt, sáng tạo để giáo dục đạt hiệu quả cao. Nhà trường và gia đình thường xuyên tổ chức cho học sinh lao động tự phục vụ và tham gia lao động công ích xã hội để giáo dục ý thức và kỹ năng lao động cho học sinh.

Đặc biệt, đối với các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp với mục đích đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, do đó giáo dục kết hợp với lao động sản xuất ngày càng trở nên quan trọng. Vì vậy, nhà trường phải gắn chặt quá trình đào tạo với thực tiễn lao động sản xuất trong các ngành nghề cụ thể. Muốn vậy, nhà trường cần phải thường xuyên đưa SV tới các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất để thực hành, thực tập sản xuất; thành lập nhiều phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập v.v.. đó chính là phương pháp tổ chức dạy học trong lao động và học bằng lao động.

1.2.1.2. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội

Mác nói: trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, con người sống trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè và cộng đồng. Giáo dục con người là một quá trình lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau và chịu tác động của rất nhiều các yếu tố bên ngoài; do đó kết quả giáo dục không chỉ là của riêng ngành giáo dục mà còn là kết quả của sự phối hợp giữa rất nhiều lực lượng tham gia, trong đó có ba lực lượng quan trọng nhất: gia đình, nhà trường và xã hội. Theo Người, giáo

dục trong nhà trường chỉ là một phần, cần phải kết hợp với giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội. Mỗi môi trường giáo dục đều có thế mạnh riêng. Việc kết hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục của gia đình và xã hội sẽ tạo ra môi trường thuận lợi tác động đến học sinh và mang lại hiệu quả cao hơn.

Giáo dục gia đình có vai trò to lớn, tác động vô cùng quan trọng và là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của mỗi người, là nền tảng cho việc hình thành nhân cách con người. Giáo dục trong gia đình dựa trên tình cảm huyết thống, các thành viên gắn bó với nhau trong suốt cuộc đời, dó đó, giáo dục gia đình trở nên bền vững nhất. Nói về vai trò của gia đình đối với việc tham gia giáo dục trong Thư gửi GV, học sinh, cán

bộ thanh niên và nhi đồng (tháng 10-1955) Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tôi

cũng mong các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân” [58, tr. 186].

Trong giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục xã hội đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đó là môi trường nơi trẻ em sinh sống. Hồ Chí Minh quan niệm: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” [63, tr. 508] nên Người nhắc nhở: “Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, các cơ quan chính quyền, và các cấp uỷ đảng phải thật sự quan tâm đến nhà trường, đến việc học tập của con em mình hơn nữa” [62, tr. 747]. Người đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của các đoàn thể quần chúng, bởi hoạt động của các đoàn thể phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên có tác dụng rất lớn đối với giáo dục thế hệ trẻ.

Bên cạnh gia đình và xã hội, một lực lượng không thể thiếu đóng vai

trò quyết định trong quá trình hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ đó là nhà

trường. Hồ Chí Minh viết: giáo dục là việc chung của gia đình, nhà trường và

xã hội. Song, Người cũng cho rằng: giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn. Từ đó, Người khuyên chúng ta phải kết hợp chặt chẽ gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình giáo dục.

Nguyên lý kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là sợi dây cốt lõi mang tính chỉ đạo, định hướng cho quá trình giáo dục thế hệ trẻ. Nếu giáo dục có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội thì sản phẩm sẽ là những công dân tốt; ngược lại nếu sự phối hợp kém thì sản phẩm mang lại là những con người không hoàn thiện. Chính vì vậy, nhà trường, gia đình và xã hội phải liên hệ chặt chẽ với nhau trong giáo dục, bởi “Giáo dục các em là việc CHUNG của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách” [58, tr. 175].

1.2.1.3. Bình đẳng, dân chủ trong giáo dục

“Ai cũng được học hành” là một trong những tư tưởng quan trọng nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Quan điểm này được phát triển mạnh mẽ và rộng rãi từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay và được cụ thể hóa trong đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước như: bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, phổ cập giáo dục tiểu học và hiện nay đang phấn đấu phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho toàn dân.

“Ai cũng được học hành” thể hiện mong ước toàn dân - ai cũng được học hành, không có sự phân biệt về quyền học tập giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Quan điểm “Ai cũng được học hành” là một nét đẹp của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Quan điểm này của Người gặp gỡ, giao thoa với phương hướng “giáo dục cho mọi người” của UNESCO, phấn đấu vì một nền giáo dục tiến bộ.

Hồ Chí Minh coi dân chủ là chìa khóa, là động lực của tiến bộ và phát triển. Người đặc biệt chú trọng tới việc thực hành dân chủ để phát huy sáng kiến, kích thích lòng say mê, khả năng sáng tạo của mỗi người.

Phát triển những năng lực sẵn có ở mỗi người có nghĩa là phải khai thác được tối đa những khả năng tiềm tàng trong con người, để họ bộc lộ đầy đủ những gì họ có, sự phát triển không bị hạn chế, đó cũng là bình đẳng về giáo dục. Nền giáo dục dân chủ sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh phát huy tối đa những năng lực, sở trường riêng có của mình.

Từ tình yêu thương, trân trọng giá trị con người, Hồ Chí Minh yêu cầu: nhà trường phải thực hiện nguyên tắc dân chủ, bảo đảm sự bình đẳng đối với tất cả người học. Người căn dặn: “Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau” [63, tr. 508]. Người nhắc nhở: “Thầy và trò cần giúp đỡ những anh chị em phục vụ cho nhà trường. Các anh chị em nhân viên thì nên thi đua sao cho cơm lành canh ngọt để học sinh ăn no, học tốt” [57, tr. 266].

Để thực hiện dân chủ trong giáo dục, theo Người, các nhà giáo phải xuất phát từ lòng yêu thương học trò, xây dựng được mối quan hệ thân ái giữa thầy và trò. Trong mối quan hệ với học sinh, Người khuyên các thầy cô giáo: “phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình, không nên phân biệt đối xử các cháu vùng này hay vùng khác. Cháu nào cũng là con em đại gia đình ta, cũng là do Đảng và Chính phủ giao cho các cô, các chú phụ trách nuôi dạy” [57, tr. 499].

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến nguyên tắc dân chủ. Bởi vì, theo Người, muốn thực hiện dân chủ phải làm cho mọi người nhận thức được quyền và nghĩa vụ đối với việc thực hiện dân chủ. Để thực hiện quyền dân chủ thì một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu là giáo dục cho mọi người về dân chủ ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường - quyền và nghĩa vụ được học tập. Cụ thể là:

Thứ nhất, trong việc học tập, dân chủ hóa giáo dục đòi hỏi phải thực

hiện mục tiêu: “… học tập chính là để có đủ năng lực làm chủ, có đủ năng lực tổ chức cuộc sống mới… Bởi vậy, ý thức làm chủ không phải chỉ tỏ rõ tinh thần hăng hái lao động, mà còn phải tỏ rõ ở năng lực làm chủ của mình” [60, tr. 527]. Thực hiện dân chủ hóa trong giáo dục nhằm làm cho người dân hiểu, ý thức được quyền làm chủ của mình trong thực tế, vì dân chính là chủ nhân của đất nước, để làm được điều đó đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực học hỏi không ngừng, đồng thời nâng cao năng lực làm chủ của người học.

Thứ hai, trong học tập, người học cần được và phải được thực hiện các quyền học tập theo một phương pháp đúng đắn: học - hỏi - hiểu - hành, được tranh luận, trao đổi cùng thầy, cùng bạn v.v.. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp giáo dục của hồ chí minh ở trường đại học lâm nghiệp việt nam hiện nay (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)